Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/02/2012 09:02 # 1
vietlongs2012
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/20 (5%)
Kĩ năng: 5/10 (50%)
Ngày gia nhập: 16/01/2012
Bài gởi: 11
Được cảm ơn: 5
Cảnh giác với nhiễm giun


 “Ăn rau sống là chấp nhận ăn cả trứng giun”, Ths-BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM khẳng định. Một nghiên cứu đã cho thấy: 97% mẫu rau xanh tại một số chợ TP.HCM có trứng giun.

Những kẻ “rút ruột”

    Theo ước tính của các chuyên gia y tế, 80% dân số Việt Nam nhiễm giun đũa, 52% nhiễm giun tóc và 32% nhiễm giun móc. Mỗi năm người Việt Nam mất khoảng 28,5 triệu lít máu để nuôi giun móc, giun tóc và hàng chục ngàn tấn lương thực, thực phẩm bị giun đũa ăn bớt trong ruột. 

Ăn rau sống là chấp nhận ăn cả trứng giun

Nếu như trẻ em thường nhiễm giun do ngậm chân tay bẩn, sử dụng đồ chơi nhiễm trứng giun thì người lớn thường nhiễm giun qua đường ăn uống. Ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm giun ở mức báo động. Nhiều người vẫn có thói quen ăn cá, hải sản sống, rau củ tươi; nhưng chính những món ăn khoái khẩu này “cõng rắn cắn gà nhà”, đưa giun sán vào cơ thể. BS Tường cho biết: “Một nghiên cứu của chúng tôi vào năm 2007 cho thấy, có đến 97% mẫu rau sống tại TP.HCM bị nhiễm trứng giun”. Theo BS Tường, giun sán không “ngán” lứa tuổi nào, một người bình thường có thể mắc không những một loại mà có khi đến hai, ba loại giun sán cùng lúc.

Một nghiên cứu mới đây của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cũng cho thấy, trong số 323 thai phụ được khảo sát, có đến 41% nhiễm giun đũa chó mèo, 18% nhiễm giun móc và tỷ lệ nhiễm giun lươn là 8%. Theo TS-BS Mai Nguyệt Thu Hồng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, những bà mẹ mang thai bị nhiễm các loại giun sán dễ dẫn đến nguy cơ sẩy thai và sinh con bị dị tật. Cụ thể, nếu nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii (thường có ở dạ dày mèo), thai phụ có nguy cơ sẩy thai trong thời kỳ đầu của thai kỳ, thậm chí có thể sẩy thai liên tục vào những lần mang thai sau đó. Ngoài ra, ký sinh trùng này còn tấn công vào não trẻ qua nhau thai, gây tắc đường dẫn lưu các dịch não tủy, khiến trẻ bị não úng thủy. Đáng sợ nhất là giun móc và giun lươn, vì đây là hai thủ phạm gián tiếp khiến trẻ mắc các thể lao cấp tính, lao màng não... Nếu không phát hiện và điều trị kịp, trẻ dễ bị di chứng bại não, liệt chi, động kinh, thậm chí tử vong.

Dấu hiệu nhiễm giun

Phần lớn người nhiễm giun sán không có triệu chứng rõ ràng, nếu có thì chủ yếu là biểu hiện dị ứng da như nổi mề đay, phát ban... Những triệu chứng này có thể khiến các bệnh nhân nhầm tưởng đang mắc các bệnh về da. Chỉ khi ấu trùng giun “đi lạc” đến các cơ quan nội tạng khác thì mới... nên chuyện. BS Tường cho biết: “Những ấu trùng giun đũa chó, giun đầu gai, sán dải heo, bò... rất dễ đi lạc vào các cơ quan nội tạng và gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như: gây u não, liệt, động kinh, sưng mắt, mù mắt, tạo khối u ở gan, sỏi đường mật... có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời”.

Để phòng ngừa nhiễm giun, các bác sĩ khuyến cáo nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; không ăn rau sống, thịt heo, thịt bò tái, không đi chân đất; tẩy giun định kỳ sáu tháng/lần với cả trẻ em và người lớn... Khi có một trong các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, tình trạng táo bón xen kẽ tiêu chảy kéo dài nhiều tháng, nhiều năm; hoặc khi người bệnh cảm thấy bụng đau lâm râm quanh rốn, đau mơ hồ âm ỉ ở thượng vị... thì nên đến các cơ sở y tế để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh vì đó có thể do nhiễm giun sán.

Khi người bệnh bị sụt cân không rõ lý do, hoặc xanh xao, thiếu máu kéo dài mà không tìm được nguyên nhân, có khối sưng bất thường trên cơ thể mà uống thuốc kháng sinh, kháng viêm không hết, thì có thể đã nhiễm giun sán.


Nguồn: tinmoi.vn



 
Các thành viên đã Thank vietlongs2012 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024