Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/12/2011 09:12 # 1
Romeo_iu_Juliet
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 100/110 (91%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 31/03/2011
Bài gởi: 650
Được cảm ơn: 129
Có những lúc cần tránh đụng vào game


 hơi game là một niềm vui, điều đó rất đúng. Nhất là với game online, nơi mà các game thủ có đầy đủ bạn bè, chiến hữu, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, đó sẽ là nơi để dựa vào mỗi khi có chuyện buồn. Chắc chắn là với những game thủ đam mê game online, thì họ luôn biết sự cần thiết của những niềm vui trong thế giới ảo.
 
Thế nhưng, có những lúc mà cho dù có buồn thì cũng không nên đắm mình vào game chơi làm gì. Những thời điểm sau, càng chơi game càng khiến mọi thứ tệ hại hơn mà thôi.
 
Người yêu giận

Vâng, có lẽ ai cũng có người yêu, và các game thủ cũng thế. Ở thời buổi này, có khi họ có người yêu lúc mới…15 tuổi. Có lẽ đó không còn là chuyện lạ. Và chuyện giận nhau cũng không phải là chuyện gì lạ lắm. Vấn đề là khi bị người yêu giận thì đừng có cắm đầu vào chơi game cho quên buồn.
 

Hãy làm lành với người yêu thay vì chơi game.
 
Cho dù là giận nhau vì lí do gì đi nữa, thì việc cần làm sau đó là chủ động làm lành (nhất là các game thủ nam, nó thể hiện sự cao thượng). Sẽ chẳng ai thích người yêu mình suốt ngày chơi game. Thậm chí khi đang giận nhau mà còn ngồi đó chơi game, người kia sẽ suy diễn rằng: “anh ta/cô ta không xem mình bằng cái game đó!”. Tệ hơn, nó cho thấy bạn lúc nào cũng chỉ có game thôi, không biết xử lý khi có chuyện xảy đến. Một người như thế không thể là chỗ dựa vững chắc cho người khác.
 
Vậy nên, thay vì chui vào game để tránh mặt người yêu, hãy chủ động tìm gặp, sau đó giải quyết bất hòa với nhau trước. Khi chuyện tình yêu đã êm đẹp trở lại, bạn sẽ vui vẻ hơn khi chơi, và người yêu cũng sẽ rộng lòng để bạn chơi thoải mái.
 
Gặp thất bại trong cuộc sống
 
Ai cũng từng phải vấp ngã trong cuộc sống. Đó có thể là việc thi rớt đại học, là việc bị cho thôi việc…và những thời điểm như thế dễ khiến cho chúng ta chìm vào đau buồn, muốn tìm một cái gì đó làm để quên đi, chẳng hạn như vào game chơi cho quên thời gian, quên ngày tháng, quên thất bại của mình.
 
Nếu có thể so sánh, thì game lúc này giống như rượu vậy. Nó có thể làm chúng ta quên đi thất bại ở hiện tại, nhưng nó không thể khiến mọi thứ tốt đẹp hơn. Nếu như bạn thi rớt đại học, bạn vùi đầu vào chơi game, bạn sẽ chỉ khiến gia đình thêm buồn. Nếu như bạn bị mất việc và lao vào chơi game, nó khiến cho bạn trở nên lười hẳn đi, cơ thể đầy sức ì, khó mà dứt ra được.
 

Khi thất bại, hãy đứng lên, đừng đắm mình vào game.
 
Ai cũng có thể vấp ngã. Ai cũng đã từng vấp ngã. Đó có thể là một nỗi buồn, bạn hoàn toàn có thể đau buồn, có thể khóc, đó là chuyện bình thường, không ai là sắt đá cả. Nhưng sau khi buồn bã, hãy đứng lên sau vấp ngã và làm lại. Đừng có vùi đầu vào game để quên đi thực tại.
 
Bị bố mẹ rầy la
 
Có lẽ game thủ là những người bị rầy la nhiều hơn những người bình thường khác, bởi vì các bậc sinh thành thường nghĩ game là xấu, chơi sẽ nghiện, nên thấy con cái mình chơi là rất bực tức. Vậy nên, một trong những nguyên tắc về sự cấm kị đối với game thủ, đó là không chơi game khi đang bị bố mẹ rầy la.
 
Hành động chơi game khi đang bị “dũa” chính là đổ thêm dầu vào lửa. Đang bực con, nhìn thấy nó cắm mặt vào màn hình chơi, họ càng bốc hỏa hơn, và nhiều khả năng sẽ chuyển từ la mắng sang hình thức…cho ăn đòn, thậm chí trường hợp xấu hơn là bị cấm vận chơi game hay tệ nhất là…đập máy. Chúng ta đã từng thấy trưởng hợp một anh chàng nghiện game World of Warcraft bị mẹ cấm chơi đã bức xúc làm một trận động kinh tơi bời trong phòng riêng.
 

Chơi game trong tình huống này chỉ đổ thêm dầu vào lửa.
 
Hãy lắng nghe xem các bậc sinh thành đang bực mình chuyện gì, giải thích cho họ, còn nếu họ vẫn chưa nguôi giận thì hãy im lặng và chờ họ qua cơn bức xúc. Đừng dại dột mà bật máy lên chơi game để tránh nghe la mắng, hậu quả sẽ tai hại lắm đấy!
 
Không hoàn thành nhiệm vụ
 
Nhiệm vụ ở đây không phải là các nhiệm vụ trong game, mà là những công việc trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như các bài tập giành cho học sinh, các việc ở cơ quan, những việc lặt vặt ở nhà… Nếu chưa hoàn thành các nhiệm vụ đó, đừng nghĩ đến chuyện chơi game.
 
Bạn hoàn toàn có thể nghĩ rằng không làm bài tập, hôm sau lên bị cô giáo la mắng một trận là xong. Nhưng điều đó có tốt không? Bị bạn bè cười, bị điểm kém, thành tích học tập tồi, đó có phải là những thứ khiến mình chơi một cách vui vẻ? Bạn có thể chưa làm xong việc ở cơ quan, nhưng đã hết giờ làm việc, và bạn cứ thế ngồi chơi cho thỏa thích. Điều đó không vi phạm gì, nhưng những người khác sẽ đánh giá thái độ làm việc, đánh giá năng lực của bạn, và kết quả chắc chắn sẽ rất tệ.
 

Làm cho xong công việc rồi hãy chơi game.
 
Khi chưa làm xong việc của mình, đừng bao giờ nghĩ rằng mình sẽ vui sướng thế nào khi chơi, mà hãy nghĩ về hậu quả sau đó, điều gì sẽ đến nếu mình chơi. Chắc chắn là không vui vẻ gì khi bố mẹ về nhà mà chén bát chưa rửa, còn mình thì ngồi máy chơi game, khi đó câu cửa miệng của họ sẽ là: “Mày nghiện game đến nỗi cắm đầu vào chơi không biết trời đất gì nữa hả”
nguồn: Genk.vn


Kiến thức là vô tận - Riêng biệt là đẳng cấp - Công nghệ là chia sẻ

Quá khứ là kinh nghiệm - hiện thực là đấu tranh - tương lai là của chúng ta

yahoo:xau_trai_nhat_dtu
email:jimynguyendn@hotmail.co

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024