Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/10/2013 22:10 # 1
tieuthu_18t
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 76/120 (63%)
Kĩ năng: 13/100 (13%)
Ngày gia nhập: 09/08/2011
Bài gởi: 736
Được cảm ơn: 463
SINH VIÊN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ TỰ HỌC?


1. Tự học là một quá trình sáng tạo không ngừng

   Quan sát hàng ngày, thấy rằng một bộ phận sinh viên học tập bây giờ thật đáng suy nghĩ. Rất ít khi trong lớp có đủ mặt sĩ số tham gia học tập. Và, trong số ấy lại không ít sinh viên lơ là nghe giảng hoặc tham gia trong các hoạt động dạy và học một cách chiếu lệ, hoặc là nghe đấy nhưng đầu óc lại đang nghĩ tận đâu đâu. Phải chăng là họ đang say sưa với thành tích đã vượt qua được nhiều người để bước vào cổng trường đại học và đã mãn nguyện lắm rồi? Vì thế nào họ cũng tốt nghiệp ra trường và sẽ thành danh. Một quan niệm nữa cũng trở thành “tập quán” trong sinh viên là đã qua được học phần nào thì xếp gọn lại sách vở môn đó và xóa sạch “băng” đã ghi nhớ trong đầu. Rất hiếm sinh viên khi học xong, thi xong học phần còn giữ lại bài, bài ghi môn học. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, việc tự học của sinh viên với ý nghĩa có trách nhiệm đối với chính bản thân họ phải được coi là mấu chốt, là động lực thôi thúc họ, thậm chí trở thành vấn đề nóng bỏng trong học tập theo hệ thống tín chỉ hiện nay.

   Với việc học tập theo học chế tín chỉ, rất nhiều sinh viên còn bỡ ngỡ vì rằng trong suốt những năm học phổ thông, phần lớn đã quen với phương pháp học thụ động, lối học vẹt, tiếp nhận kiến thức qua hệ thống sách giáo khoa và từ các thầy, cô giáo. Do đó, khi bước vào học đại học không ít em ban đầu thụ động hoang mang. Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có ngay khả năng tự học, tự nghiên cứu là điều vô cùng khó khăn và trở thành áp lực lớn đối với các em nhưng vẫn cứ phải làm quen và chấp nhận.

   Đối với sinh viên sư phạm thì tính mô phạm là rất cần thiết, là “khuôn vàng thước ngọc” trong con mắt của học sinh sau này. Do đó, đòi hỏi các em phải nghiêm khắc với bản thân, mặc dầu với bao bộn bề của sự phức tạp hôm nay đang thách thức các em.

   Trong điều kiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay thì tự học được đặt lên hàng đầu quan trọng. Thầy cô là người hướng dẫn, trò là người thi công và sản phẩm làm ra lại được định hình chính trong “bàn tay thi công” của trò. Thiết nghĩ, ở một mức độ nào đó, thì giáo trình là trung tâm, còn người dạy lẫn người học cùng khai phá tri thức và lĩnh hội tri thức.

   Chính vì lẽ ấy mà cả thầy lẫn trò phải có hứng thú tìm tòi, học hỏi, khám phá và biết vượt qua những khó khăn trở ngại để tiếp cận tri thức của nhân loại.

   Tự học là vô cùng quan trọng vì nó khai thác triệt để thời gian nhàn rỗi trong sinh viên và sinh viên có thể xoáy sâu nghiền ngẫm những điều thầy cô hướng dẫn, giảng giải trên lớp. Điều đáng quan tâm là tự học sẽ rèn luyện khả năng nghiên cứu, tiếp cận tri thức. Ngày nay, tiếp cận tri thức là phải xử lý thông tin. Xử lý thông tin một cách đúng đắn, sáng tạo trong môi trường thông tin đa chiều xen lẫn sự phức tạp và động cơ của người đưa tin là điều chẳng dễ dàng gì. Muốn có tri thức thì không thể không tiếp cận thông tin.

   Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, một điều không thể quan tâm là sinh viên phải chủ động tự học, coi tự học là vấn đề bức thiết, nếu có ý thức tự học thì sẽ tạo thành thói quen cố hữu của con người trong suốt cuộc đời.

   Suốt thời gian học tập ở trường đại học, nhà trường không thể trang bị đầy đủ moi tri thức hành trang cho các em đi suốt cuộc đời mà chỉ trang bị những tri thức cơ bản, những đường nét cơ bản để khi ra trường, nó trở thành nền tảng tri thức chứ không hẳn đã là cẩm nang nhất thành bất biến trong suốt cuộc đời các em. Phải coi tự học như là nhu cầu nội tại vươn lên làm chủ tri thức để làm việc và chủ động hơn trong cuộc sống của sinh viên sau này - trong điều kiện nhiều môn học không giảm số lượng và mức độ của tri thức, thậm chí tăng lên đồng thuận với yêu cầu của xã hội ngày càng khắt khe đối với việc tuyển dụng nhân lực.

   Tự học phải là tự mình học ở mọi nơi, mọi lúc với điều kiện nhất định. Ở trên lớp, ở nhà, ở Thư viện hay khi “lướt sóng” trên mạng đều là quá trình tiếp cận tri thức, xử lý thông tin để chắt lọc những thông tin có ích và biến thành tri thức của mình.

2. Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học cho sinh viên

   Trước hết, quan trọng là sinh viên phải xác định đúng đắn động cơ mục đích học tập của mình. Phải xác định học cho chính mình, học để kiếm sống và làm việc, học để phát huy năng lực bản chất của mình và sau đó mới có điều kiện để phục vụ nhân dân và xã hội. Sinh viên cần chủ động trong quá trình học tập, đừng thụ động, không tự giác học thì làm sao có kiến thức vững chắc được và đừng nghĩ giản đơn là cứ đạt điểm yêu cầu thì tất sẽ có bằng đại học. Phải có kế hoạch sao cho phù hợp, sẽ giúp cho chính mình tránh được sự chồng chèo và tùy tiện trong học tập. Có kế hoạch  rồi phải kiên trì thực hiện theo lịch trình đã định và phải tập trung cao độ trong học tập, nghiêm khắc với chính mình. Vẫn biết rằng nhiều chuyện hàng ngày đang chi phối cái sự học ở các em như tình bạn, tình yêu, tiền bạc chi tiêu hàng ngày. Những chuyện ấy buộc các em phải hằng tâm suy nghĩ. Có mấy ai là sinh viên mà không phải quan tâm đâu.

   Hai là, bản thân sinh viên phải tìm ra phương pháp học tập phù hợp với sở trường của chính bản thân mình; có người miệt mài suy nghĩ trước một vấn đề, đưa ra giả định và tự tìm cách trả lời. Có người lại mạnh dạn trao đổi với thầy cô với bạn bè bất cứ lúc nào, thiết nghĩ cũng là điều quan trọng. Có người cho rằng cứ thuộc bài là đã có tri thức. Đúng chưa?

   Cách ghi nhớ để tri thức được cô đọng lại trong đầu cũng góp phần cho tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, nếu không nhớ tri thức, không thuộc tri thức thì không thể có điều kiện nghiền ngẫm, điều kiện so sánh, phân tích, liên tưởng, suy đoán, biến tri thức tiếp thu từ sách vở, từ thầy cô và nhiều nguồn khác nữa thành tri thức của mình. Bao giờ cũng thế, từ những tri thức đã tiếp thu được nếu chịu khó nghiền ngẫm suy nghĩ thấu đáo thì sẽ nảy sinh tri thức mới cho mình.

   Ba là, phải biết chịu khó lắng nghe, biết cách tự ghi chép. Nghe để nắm bắt thông tin, nghe để học cách diễn đạt và sử dụng ngôn từ. Chịu nghe vẫn hơn là chịu nói, có ý nghĩa sâu sắc trong quá trình tự học, tự bồi bổ tri thức cho mình. Chú ý tìm ra những ý quan trọng mà thầy cô nhấn mạnh trong bài giảng, lúc mà thầy cô láy đi láy lại nhiều lần. Và khi đã nắm được cái “thần” bài giảng của thầy cô thì chính là lúc đã lớn lên trong ta niềm tin khoa học và tự tin hơn.

   Ghi chép cẩn thận khi gặp những vấn đề liên quan đến ngành học của mình - đây là hoạt động tự mình lượm lặt tri thức mà tri thức này nằm rải rác ở nhiều nơi, trong giái trình, ở sách báo tham khảo, trên mạng, trong hội thảo, trong cuộc sống hàng ngày. Ghi chép cũng cần ngắn gọn, cô đọng, cần nhấn mạnh bằng ký hiệu của chính bản thân mà mình cho là tâm đắc, sâu sắc và cả thích thú nữa. Đánh dấu những vấn đề mà còn chưa hiểu, nghi hoặc hay cần mở rộng và đào sâu. Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nên chú ý việc đưa ra các hình ảnh minh họa, phân tích hình ảnh minh họa của thầy cô. Ghi chép ngắn gọn là kết quả của sự lắng đọng của bản thân khi tiếp cận tri thức. Phải biết cách ghi chép cho riêng mình.

   Các môn đại cương là những môn không dễ nuốt, nhưng tâm lý sinh viên coi đây chỉ là những môn đáp ứng điều kiện cần của tốt nghiệp đại học mà thôi. Nghĩ như thế là mắc phải sai lầm, là hời hợt và nông cạn. Vì rằng, những tri thức của các  môn đại cương là yếu tố quan trọng tạo tri thức văn hóa nền của sinh viên và giúp sinh viên có phông tri thức rộng.

   Bốn là, tự đọc, tự nghiên cứu làm căn bản. Xem, nhìn, nghe, đọc là các khâu quan trọng mở đầu, sau đó là nghiên cứu, là trao đổi. Nói cách khác là các hoạt động này phải có hướng đích. Đọc sách ngày nay dường như được xếp dưới nghe, nhìn, nhưng nếu không đọc thì sẽ là một hẫng hụt lớn và là sai lầm nghiêm trọng. Khâu đọc lả rất cần thiết, cách đọc là quan trọng. Đọc bao giờ cũng mang lại cảm giác khác với nghe, nhìn. Đó là quá trình thẩm thấu các con chữ với sức nặng của tầng sâu tri thức. Ta suy nghĩ đằng sau con chữ ấy, cách lập luận ấy, các tác giả muốn nói gì, toát ra nội dung gì, truyền báo thông điệp gì.

   Có rất nhiều cách đọc, đọc chi tiết, tỉ mỉ hoặc đọc lướt, lướt nhanh để hiểu cốt sách hay chỉ tìm những nhận định, những đánh giá mà tác giả trình bày. Điều này, tùy thuộc vào mục đích đọc của từng người. Kinh nghiệm đọc cho thấy rằng, rất cần tư duy phản biện, tư duy phán đoán thường trực trong người đọc, dài lâu sẽ hình thành tư duy phê phán, khả năng sáng tạo của người đọc được phát huy. Trong quá trình đọc phải biết dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng, vấn đề nào đọc lướt qua, nội dung nào cần được đào sâu, nhớ kỹ. Trong quá trình đọc phải biết thâu tóm vấn đề một cách lô gích chặt chẽ. Động thái dừng đọc nêu những câu hỏi và tự trả lời cũng lại là một cách kiếm tìm tri thức. Tốt nhất là vừa đọc, vừa ghi chép, lưu lại tri thức, những ý tưởng hay và khi sử dụng giúp ta khái quát vấn đề nhanh và nhớ lâu.

   Cuối cùng, sinh viên phải xây dựng cho mình một hệ kỹ năng. Muốn đi tới tri thức phải có một quá trình tổng hợp các kỹ năng, phải có phương pháp cụ thể và học không những ở trường, ở lớp mà phải biết học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi điều kiện với những ưu thế nhất định.

 

GD&TĐ - Th.S Trần Khải Định

@ >     http://ctv.vtv.vn

 



 Bạch Trần Aí Diễm

Mod-GHT

Skype:Cachuado12 

 

 


 
Các thành viên đã Thank tieuthu_18t vì Bài viết có ích:
01/10/2013 22:10 # 2
Sinhvienkhoa17
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 105/130 (81%)
Kĩ năng: 55/80 (69%)
Ngày gia nhập: 18/09/2011
Bài gởi: 885
Được cảm ơn: 335
Phản hồi: SINH VIÊN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ TỰ HỌC?


Quan điểm nói ít làm nhiều(làm nhiều điều mình yêu thích ko gò bó) .... gọi là tự học.. còn học gò bò ,cưỡng học ép chữ zo đầu gọi là học vẹt





 
02/10/2013 13:10 # 3
nhocxichlo
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 27/30 (90%)
Kĩ năng: 15/20 (75%)
Ngày gia nhập: 20/07/2013
Bài gởi: 57
Được cảm ơn: 25
Phản hồi: SINH VIÊN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ TỰ HỌC?


Bước vào cách cửa sinh viên là xác định chiến đấu hết mình. Luôn luôn suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi cho mình thì ta sẽ có mục đích để phấn đấu. Điều này mình nghĩ là điều khó làm nhất.



Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024