Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/09/2013 10:09 # 1
vantaitrichau
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 11/30 (37%)
Kĩ năng: 2/20 (10%)
Ngày gia nhập: 12/07/2013
Bài gởi: 41
Được cảm ơn: 12
Tại sao lại chạm cốc khi uống rượu


 Nghệ Thuật Trong Ẩm Thực

Cụng ly uống rượu,ẩm thực ,khoa học và cuộc sống

 Trong các bữa tiệc, yến hội, người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?

Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đầu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó, để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ. Trước khi vào cuộc, các đấu sỹ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá. Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhiên phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dần dần trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc.Có quan điểm cho rằng tập quán chạm cốc khi uống rượu có từ thời cổ đại Hy Lạp. Người Hy Lạp thời cổ đại vốn rất thích uống rượu.

Người hy lap cổ đại,ẩm thực,giải trí,văn hóa nghệ thuật

Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu sẽ có rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả. Vậy cho nên người ta đã bổ sung được sự thiếu sót này bằng cách: 

 trước khi uống rượu ta cho cốc chạm vào nhau, như thế tai sẽ được nghe thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái thú vui khi uống rượu.

 Sau đó việc chạm cốc khi uống rượu trở thành phong tục tập quán

ly rượu ly cam ly nho.ẩm thực ,giải trí,khoa học và cuộc sống



vantaitrichau | vận chuyển hang hoa | van chuyen hang hoa


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024