Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/08/2011 09:08 # 1
boy_buonsau
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 13

Kinh nghiệm: 29/120 (24%)
Kĩ năng: 52/130 (40%)
Ngày gia nhập: 24/06/2010
Bài gởi: 689
Được cảm ơn: 832
Bi hài chuyện “dính quả lừa” trên Yahoo! Messenger


Bi hài chuyện “dính quả lừa” trên Yahoo! Messenger
(Dân trí) - Chỉ vì nhẹ dạ cả tin mà không ít người phải dở khóc dở cười, không chỉ “dâng 2 tay” cả mật khẩu tài khoản hộp thư Yahoo! mà thậm chí còn “tự nguyện trao tặng” cho thủ phạm… những khoản tiền không nhỏ.
 >>  Biến tướng trò lừa đảo trên Yahoo! Messenger
Mấy ngày nay, chị Thu, phải liên tục liên hệ với bạn bè và người thân của mình để thông báo việc mình đã mất nick chat Yahoo! và cảnh báo họ cẩn thận để không bị mắc vào những “chiêu lừa” của kẻ đang nắm giữ tài khoản của chị.
 
Điều đáng nói, thủ phạm không cần phải sử dụng kỹ thuật gì quá cao siêu mà chính vì sự chủ quan và nhẹ dạ cả tin, chị Thu đã “dâng” cả tài khoản của mình cho thủ phạm. Và thật trớ trêu là chính tài khoản Yahoo! cũng chính là e-mail để chị đăng nhập vào mạng xã hội Facebook. Do đó khi kẻ gian chiếm đoạt được mật khẩu Yahoo! thì chị Thu đã mất luôn quyền kiểm soát tài khoản Facebook.
 
Chị Thu cho biết, bằng cách nào đó, thủ phạm đã đánh cắp 1 tài khoản trong danh sách bạn bè của chị, để chat với chị. Nghĩ rằng đó là người bạn của mình, chị đã không hề nghi ngờ trả lời và nói chuyện như bình thường. 
 
Sau đó, thủ phạm đã gửi đến cho chị Thu những lời mời gọi cực kỳ hấp dẫn, mà theo đó, chỉ việc mua và đọc cho y số thẻ 1 điện thoại giá bất kỳ, lập tức số tiền trong tài khoản điện thoại sẽ được nhân lên gấp nhiều lần, theo y thì đây chỉ là “chương trình khuyến mãi nội bộ” của nhà mạng nên không phải ai cũng biết.
 
“Chúng khẳng định có người quen làm việc ở các mạng viễn thông lớn như Viettel hay Mobifone, chỉ cần nạp thẻ 200.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ thì tài khoản sẽ có đến vài triệu đồng” - chị Thu cho biết. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cần phải đọc mã số thẻ điện thoại và số điện thoại cho chúng.
 
Hình ảnh lời dụ dỗ mà những kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo những người cả tin
 
Không dừng lại ở đó, chúng thậm chí còn… khuyên nạn nhân gửi cả tài khoản và mật khẩu Yahoo! cho chúng để tiện làm việc.
 
“Mặc dù nghe qua thì thấy thật là vô lý và dễ dàng nhận ra đây là trò lừa đảo, nhưng thật không hiểu sao lúc đó, tôi có cảm giác như lú lẫn, chúng nói gì cũng nghe theo, mặc dù từ lâu đã rất cảnh giác với những kiểu lừa đảo này” - Chị Thu giải thích.
 
Với chiêu thức này, những kẻ xấu không chỉ chiếm đoạt được những khoản tiền điện thoại lớn do chính tay nạn nhân cung cấp, mà còn có thể chiếm đoạt tài khoản của họ để từ đó tiếp tục lừa đảo thêm những nạn nhân mới. 
 
Điều đáng nói, với cách thức lừa đảo này rất khó để tìm ra thủ phạm. Bởi lẽ, chúng chỉ dùng chính nick chat đó để nói chuyện như bình thường, không gửi đến nạn nhân những thông tin nào khác nên không hề để lại dấu vết. Việc tìm ra thủ phạm dường như là điều bất khả thi.
 
Cũng bị rơi vào trường hợp tương tự như chị Thu, nhưng anh Tiến thì lại gặp phải những kẻ xấu tinh vi hơn.
 
Sau khi chiếm đoạt tài khoản của người quen trong danh sách Yahoo! của anh, chúng giả vờ nói chuyện như thường. Sau đó, chúng gửi đến cho anh 1 địa chỉ trang web với nội dung đăng nhập giống y như đăng nhập hộp thư Yahoo!, cùng lời mời gọi đăng nhập tài khoản để nhận được 1 khoản khuyến mãi lớn.
 
Tưởng thật, lại tò mò, hơn nữa thấy tin tưởng vì do bạn mình gửi đến, lại thấy giao diện trang web quen thuộc, anh Tiến đã không hề nghi ngờ đăng nhập thông tin hộp thư của mình vào trang web kia. Dường như ngay lập tức, tài khoản Yahoo! Messenger của anh bị “đá” ra ngoài và không thể nào đăng nhập lại được. Đến lúc này anh mới biết mình bị “dính quả lừa” và đã bị mất tài khoản.
 
Giao diện đăng nhập trang web lừa đảo giả mạo giao diện hộp thư Yahoo! Mail
 
“Không chỉ ức vì mất tiền, mất tài khoản, mà còn ức vì chúng chiếm đoạt hộp thư của mình rồi làm gì thì có trời mới biết” - Anh Tiến bức xúc cho biết - “Tôi thường có thói quen lưu các thông tin quan trọng trong hộp thư, giờ chúng mà tìm ra được thì không biết hậu quả sẽ thế nào”.
 
Thực chất, việc chiếm dụng tài khoản email là điều không hề mới lạ, tuy nhiên, điều đáng nói là cách thức lừa đảo và chiếm đoạt của kẻ xấu không hề mới, thậm chí có thể nói là rất cũ đã từng xuất hiện cách đây rất lâu. Tuy nhiên, dựa vào tâm lý tin người của không ít đại bộ phận, chúng vẫn “câu” được không ít con mồi.
 
Quan trọng hơn, việc xin cấp phát lại mật khẩu sau khi đã bị đánh cắp là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, với tâm lý đa phần các thông tin khai báo khi lập tài khoản chỉ mang tính chất… thủ tục, nên đa phần người dùng chỉ khai báo những thông tin không chính xác, điều này dẫn đến khó khăn khi khai báo để xin lại mật khẩu.
Dưới đây là 1 vài lời khuyên có thể sẽ hữu ích cho bạn khi chat:
 
- Không chat với những người không có trong danh sách bạn bè. Nếu có, hãy chỉ nói chuyện xã giao cho đến khi biết được người lạ đó là ai.
 
- Không bao giờ kích vào những đường link do nick lạ gửi đến. Thậm chí, với đường link do người quen gửi đến, hãy đảm bảo đó là 1 đường link trang web quen thuộc trước khi quyết định nhấn vào đó. Hiện nay, các trình duyệt như Firefox hay Chrome luôn có chế độ lọc các trang web lừa đảo, tuy nhiên không phải bao giờ các trình duyệt này cũng có thể bảo vệ an toàn cho bạn.
- Hạn chế chia sẻ file với bạn bè qua Yahoo! Messenger. Nếu có, hãy cẩn trọng khi nhận file, đặc biệt là những file có định dạng exe, com, msi… vì có thể đây là những file virus do kẻ xấu gửi đến.
 
- Sử dụng các mật khẩu mạnh, bao gồm nhiều ký tự chữ và số xen kẽ, kèm theo các kỹ tự hoa. Hiện có rất nhiều công cụ dò mật khẩu tự động, có thể dò ra mật khẩu nếu chúng quá đơn giản.
 
- Sử dụng các thông tin thật khi tạo tài khoản, điều này giúp bạn dễ dàng khôi phục lại mật khẩu trong trường hợp quên hoặc bị đánh cắp. Đặc biệt, bạn phải nhớ câu trả lời cho câu hỏi bảo mật, do vậy hãy chọn những câu hỏi bảo mật đơn giản và quen thuộc.
 
- Không đăng nhập các tài khoản quan trọng trên các máy tính lạ (các máy tính ở hàng net…) vì rất có thể những máy tính này đã được cài đặt sẵn phần mềm gián điệp, sẽ đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng.
 
- Sử dụng các phần mềm bảo mật trên máy tính của mình: cho dù bạn có cẩn trọng đến đâu khi chat, nhưng có rất nhiều nguồn khác có thể lây nhiễm phần mềm gián điệp có thể đánh cắp tài khoản của bạn. Do vậy hãy luôn để máy tính được bảo vệ bằng 1 phần mềm diệt virus chuyên dụng.
 
Phạm Thế Quang Huy


 
Các thành viên đã Thank boy_buonsau vì Bài viết có ích:
12/08/2011 14:08 # 2
kemdua
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 12/60 (20%)
Kĩ năng: 24/40 (60%)
Ngày gia nhập: 20/07/2011
Bài gởi: 162
Được cảm ơn: 84
Bi hài chuyện “dính quả lừa” trên Yahoo! Messenger


Vụ này vừa rồi có anh bạn cũng khuyến cáo. Vô tình vào trang web có tên kyniemxua... đó nên nick của anh bị hack. Người đó lợi dụng nick lừa những người có tên trong danh sách nạp dùm cạc đt. Vụ này có mấy người sém bị lừa nhưng nhận đc thông báo kịp thời nên thoát khỏi vụ lừa tiền. Mọi người nên cảnh giác nhé, cái gì cũng nên xác minh cho rõ để khỏi bị lừa.


Nếu bạn cảm thấy thật buồn và muốn khóc… Hãy gọi cho tôi!
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười, nhưng biết đâu tôi sẽ khóc cùng bạn!

 
Các thành viên đã Thank kemdua vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024