Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/04/2011 10:04 # 1
khucthuydu
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 12/40 (30%)
Kĩ năng: 2/40 (5%)
Ngày gia nhập: 03/03/2011
Bài gởi: 72
Được cảm ơn: 62
SỰ TÍCH TRÁI SẦU RIÊNG TẠI QUẢNG NÔM..


Ai là người đầu tiên mang giống sầu riêng về Đại Bình ?

 

Đò ngang Trung Phước (Đại Bình)

 

Sau khi Báo Quảng Nam đăng tải những bài viết về Đại Bình - ngôi làng độc đáo bậc nhất ở miền Trung, nhiều tác giả cao niên đã tiếp tục gửi nhiều thông tin thú vị, đặc biệt là đi tìm xem ai là người đầu tiên mang giống sầu riêng Nam Bộ về trồng ở làng bên bờ sông Thu Bồn này.
Tòa soạn trân trọng tình cảm mà tác giả Hoàng Quy (đồng hương Quảng Nam ở Cần Thơ) và Tường Linh (đồng hương Quảng Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh) đã gửi gắm...

 Quả ngọt vườn quê ngoại
 

Làng quả Đại Bường” nằm bên tả ngạn sông Thu Bồn, thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn. Đây là tên một làng cũ có cùng thời với những làng cũ nhất của Quảng Nam kể từ năm 1602 sau khi Nguyễn Hoàng đã thiết lập dinh trấn Quảng Nam và phân định hệ thống làng xã, phủ huyện đi dần vào hoàn chỉnh. Làng có tên chữ chính xác là Đại Bình nhưng vì có sự húy kỵ với tên một vị tiền bối khả kính nào đó nên dân gian gọi chệch “Bình” thành “Bường”. Lại có không ít người gọi “Đại” ra “Đợi” để hai từ của làng này thành Đợi Bường.
Người Quảng Nam lâu nay có sự quen miệng là mỗi khi nhắc đến Đại Bình thường kèm  một địa danh : Trung Phước, hoặc ngược lại. Trung Phước cũng là một làng cũ nằm bên hữu ngạn sông Thu Bồn, hai làng đối diện gần bằng một chiều dọc với nhau. Bao đời nay, hai làng gắn liền nhau bởi một con đò ngang với hai bến đò không bao giờ dời đổi. Có một chuyện vui vui khi xã Quế Trung đặt lại tên thôn. Tên đầu các thôn đều lấy chữ Trung là từ thứ hai của xã Quế Trung. Thôn Trung Thượng, thôn Trung Hạ v.v. Nhưng khi dùng tên thôn Đại Bình là ... Trung Bình thì nhân dân của Đại Bình không đồng thuận. Đơn giản vì bà con nào ở đây cũng không chịu làng, thôn của mình đang là Đại Bình bị "xuống" thành Trung Bình. Cuối cùng thì các cấp thẩm quyền cũng theo ý dân để Đại  Bình vẫn là “thôn Đại Bình”.
Trên địa bàn huyện Quế Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung cũng có những vùng cây trái tốt tươi, mùa nào thức ấy, nhưng đặc biệt ở Đại Bình, ngoài các loại cây ăn quả truyền thống của địa phương, nơi đây còn trồng thêm được hầu hết các loại cây ăn quả của Nam Bộ. Các khu vườn lớn ở đây, bên cạnh những mít, xoài, ổi, nhãn, cam,  quýt, cam sành, bòng (bưởi), trụ, thanh trà chất vị ngon hơn nhiều nơi khác, còn có sầu  riêng, măng cụt, vú sữa, lê-ki-ma, sa-pô-chê, có cả loại tre chỉ để ăn măng... Các loại trái miền Nam trên đất Đại Bình bao đời nay đều rất sai quả, to và ngon. Ngày nay, với cách chăm bón khoa học, các loại quả nói chung tại các vườn quả Đại Bình càng tăng cả về thể  trọng và chất lượng.
“Ăn  quả nhớ người trồng cây”, bà con  ở Đại Bình thường nhắc đến công lao khó nhọc của cụ Huỳnh Châu (quen gọi là cụ Hương Hân, đã từ trần năm l968), người đã tìm tòi, lấy các giống cây từ Nam Bô đem về. Thời ấy, cụ là người "đi Sài Gòn" nhiều  lần nhất tại địa phương. Khoảng năm 1936, 1937, cụ  Hương Hân vào Sài Gòn, Tây Ninh và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long  để tìm tòi, thu thập thêm về kiến thức y học cổ truyền. Cụ vừa là nhà tu hành, vừa là một lương y cổ truyền nổi tiếng khắp tỉnh, chuyên trị rất giỏi các bệnh ngộ độc, nhọt (mụt), tiêu hóa, hóc xương. Có những ngày trong nhà cụ như một bệnh viện nhỏ, cụ bà và dâu con phải lo chuyện cơm nước, chỗ ngủ cho các bệnh nhân  ở  xa đến cần phải chữa bệnh dài ngày. Thuốc thang, cơm nước... hoàn toàn miễn phí.
Vài năm đầu, từ miền Nam về, cụ Hương Hân chỉ đem về một ít cây giống để trồng thử trong vườn nhà. Các loại trồng thử này đều sống và lớn nhanh chứng tỏ rất hợp với thổ nhưỡng của Đại Bình. Sang đến các năm l941, 1942, cụ "đi Sài Gòn" nhiều lần hơn trước. Nguyên nhân là người con trai thứ 4 của cụ tên Huỳnh Khán,  người địa phương quen gọi thân mật là "thầy giáo Bốn” bỏ quê lánh vào Sài Gòn thoát kịp lần vây bắt của mật thám Pháp khi chúng biết thầy hoạt động chống Pháp. Mỗi lần thăm con về, cụ Hương Hân mang về nhiều hơn trước kia các loại cây giống của miền Nam, bằng cây chiết, cây con đặt trong "bầu đất" hoặc là hạt giống. Các loại cây này được nhân rộng mãi ra không những tại Đại Bình mà còn các làng lân cận nữa. Tuy nhiên, các giống cây cho quả của miền Nam chỉ “chịu” mỗi đất Đại Bình còn những nơi khác thì kết quả chẳng mấy khả quan.
Những vườn cây Nam Bộ tại Đại Bình hiện nay đều là “hậu duệ” của vườn cụ Hương Hân. Tôi có anh bạn kỹ sư nông nghiệp người miền Nam, có vườn cây lớn đón tour du lịch vườn tại Vĩnh Long. Năm trước theo tôi về Đại Bình - quê ngoại của tôi lúc ngồi đò ngang sang, anh quan sát kỹ từng loại  trái cây của bà con trồng tại đây và đều tấm tắc khen ngợi. Rồi anh nói :
- Rất tiếc các loại cây cho quả của miền Nam rất hợp đất nơi đây nhưng diện tích vườn trồng ít quá ! Tại sao ta không biến điền thành thổ rồi biến thổ thành viên ?
Ý của anh bạn là ta nên biến thêm từ ruộng thấp của Đại Bình thành đất cao và tạo đất cao thành vườn. Làm được như vậy thì diện tích vườn quả Đại Bình sẽ tăng hơn nay gấp bội, các loại quả ngọt Nam Bộ tại Đại Bình sẽ vươn xa tới nhiều nơi hơn chứ không phải chỉ bó hẹp ở chợ Trung Phước và một số thương nhân.

Tường Linh 



tương lai ta đấy


 
Các thành viên đã Thank khucthuydu vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024