Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/02/2011 11:02 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Kí sự: Chuyến đi tiền trạm tại xã Đại Sơn-Đại Lộc-Quảng Nam


 Điểm đến của chúng tôi lần này là Đại Sơn – xã miền núi nghèo nhất trong các xã nghèo ở Huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.


 
 

Qua sự giới thiệu của chị Hạnh (ban phụ nữ và trẻ em xã Đại Sơn) thì được biết, các thôn xung quanh khu vực UBND Xã (khu vực 1) đã có đường, có điện, và điều đó đã đem lại nhiều sự thay đổi cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, khu vực 2 ở bên kia sông gồm các thôn: Đồng Chàm, Thác Cạn, Đầu Gò, Ba Tớt thì lại khó khăn hơn, và dường như nơi ấy là một thế giới khác: đường đất mù cát khi trời nắng, lầy lội trơn trượt nguy hiểm khi trời mưa, không điện, không trạm y tế và không chợ, con người cũng vì thế mà nghèo nàn, lạc hậu và gần như bị cô lập với cuộc sống “bên kia sông”. Người dân nơi đây đã và đang mòn mỏi chờ đợi một cây cầu nối liền đôi bờ, điện về thắp sáng thôn...có như vậy thì đời sống mới mong khấm khá lên.

    - Ảnh: đôi bờ.  -Ảnh: đường đất bụi, hiểm trở
 

Toàn xã Đại Lộc có hơn 800 hộ dân, trong đó hộ đói nghèo chiếm tới hơn 70%. Các hộ nghèo thì lại tập trung ở các thôn “bên kia sông”, đường đi tới đó rất xa xôi và hiểm trở, khó khăn lại càng khó khăn. Chị Hạnh nói rằng trong ngày chúng ta chỉ có thể đi tới thôn Đồng Chàm, còn 2 thôn phía trên thì rất khó đi, mà đi trong ngày theo kế hoạch tiền trạm của chúng tôi thì không thể về kịp. Vậy là sau khi ăn hết số mì ít ỏi cuối cùng ở quán ăn duy nhất trong xã, chúng tôi quyết định gọi đò đưa qua sông, đến thôn Đồng Chàm.
 

                                                

Đò chở cả người lẫn xe qua sông. Xe máy ì ạch lội đoạn cát dài, rồi gồng mình chạy trên đường đất núi bụi mịt mù dài 5-6 cây số, cuối cùng chúng tôi cũng tới nơi.
 -Ảnh: Đại đa số là hộ nghèo, thôn Đồng Chàm: nhà không cửa !

 

Đây là một cụm mà hầu hết là dân nghèo, không có ruộng, thanh niên hầu hết đều thoát ly đất quê, qua sông kiếm sống nuôi bản thân, còn lại là người trung niên, người già và trẻ nhỏ, bươn chải hằng ngày với đồng lương đi rẫy thuê ít ỏi (việc nhẹ thì 20-30.000/ngày, việc nặng nhọc thì 50-60.000/ ngày),nhưng công việc lên rẫy trồng trọt trên mảnh đất cằn cỗi cũng chẳng có nhiều, thế nên bữa đói bữa đủ ăn. Mấy đứa nhỏ đi học với bộ quần áo cũ rách, chỉ có quyển vở đã sờn, đồ dùng học tập chẳng có, xe đạp cũng không, dắt nhau đi bộ hàng mấy cây số dưới cái nắng cháy rát oi ả. Mấy đứa lớn hơn, muốn đi học và có ít tiền đi học thì ngày ngày phải đi đò qua sông. Mùa mưa nước lên, nước chảy xiết, sông dữ. Nguy hiểm lúc nào cũng cận kề. Dân nghèo nơi đây chỉ đau đáu một khát vọng, và đợi chờ mòn mỏi chút ánh sáng sưởi ấm khát vọng đó, khát vọng về một cây cầu nhỏ nối đôi bờ.

   Ảnh: Đò nhỏ nối đôi bờ-nguy hiểm rình rập!

Mới chỉ là cái nhìn bao quát về thôn Đồng Chàm. Chị Hạnh dẫn chúng tôi tới những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cả đoàn chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và xúc động. Bên dưới những mái nhà không cửa kia là mỗi hoàn cảnh, mỗi câu chuyện thương tâm khiến ai nấy đều chạnh lòng...


 

Bạn Trần Ngọc Hân, hiện tại đang là sinh viên năm nhất- ĐH bách khoa khoa công nghệ thông tin – ngành điện tử viễn thông. Hân sinh năm 1990, nhưng năm nay Hân mới quyết tâm đi học Đại học. Đã thi đậu 2 năm liên tiếp vào ĐHBK, tuy nhiên do hoàn cảnh quá khó khăn nên hân không thể đi học, hơn nữa căn bệnh viêm đa khớp làm cuộc sống của hân càng khó khăn hơn. Cứ trái gió trở trời là đau không đi được. Nói chuyện trưc tiếp với mẹ Hân, chúng tôi được biết: ngày trước ở nhà, lúc nào đau là bạn bè của Hân thay nhau tới chở Hân đi học, giờ ra Đà Nẵng học, Hân ở với chị, đau ốm cũng may có chị lo đỡ cho Mẹ thì cũng xuống Đà Nẵng giúp việc nhà để kiếm tiền lo cho gia đình và lo cho con.

Hiện tại ở nhà Hân còn bà ngoại đã già yếu và mẹ Hân. Bữa nay ngoại yếu lắm rồi nên mẹ Hân phải chăm lo chứ cũng không ra Đà Nẵng kiếm tiền được nữa, chỉ dựa vào cái vườn rau nhỏ trong nhà. Hoàn cảnh gia đình trước đây đã khó khăn giờ càng khó khắn hơn.

Gia đình cô Nguyễn Thị Thu, mẹ của 4 đứa trẻ, trong đó có bé Linh (15t) học lớp 6 nhưng đã nghỉ học vì cũng hay đau ốm, bé Tâm (10t), bé trai (6t) và bé Ly đang được học tập tại Làng Hi Vọng ở Đà Nẵng. Để đi học các bé đều phải đi bộ vài cây số, lên lớp cấp II là phải đi đò qua song và đi bộ tiếp gần 3 cây số mới đến được trường. Học phí của bé Tâm là 188.000/năm nhưng mẹ phải xoay xở khó khăn lắm mới có đủ. Bé Linh đã bỏ học ở nhà vì thường xuyên bị sốt và đau đầu, trạm xá không có, nhà cũng không có tiền đưa em đi khám, chỉ biết nằm ở nhà trông chờ vào ông trời để khỏe lại. Nhìn toàn diện, nhà cô Thu chẳng có gì đáng giá hơn hũ gạo gần hết, nhà không cửa, không vách. Mọi thứ trong gia đình đều đặt năng lên vai cô Thu

Nhà cô Thu
Bé trai con cô Thu


Gia đình cụ Lê Thử (73t) và cụ Bùi Thị Lài (72t) cũng chỉ sống trông ngôi nhà tạm bợ. cả 2 cụ đều đã già yếu, hơn nữa cụ ông chân bị tật từ nhỏ đi lại rất khó khăn, 2 cụ không còn sức lao động, sống bằng đồng lương trợ cấp của nhà nước: 180.000. Con cái thì lớn lên rồi lập nghiệp xa quê chẳng một lần trở lại. 

Thấy chúng tôi tới, cụ Lài mở số giấy tờ khám bệnh, nói : “Già rồi, hay đau, mà mỗi lần đau phải đi xuống viện khám là hết cả tháng lương cả hai già...”


 

Tiếp đến nhà của chị Nguyễn Thị Em (37t) là mẹ của bé Mẫn và bé Nguyễn Thị Tường Vi. Bé Vi bị bệnh tim bẩm sinh đã mổ 1 lần nhưng bệnh tình của em biến chuyển không tốt lắm, em vẫn thường hay bị đau và mỗi lần như vậy tiền đi lại để đưa em đi khám cũng mất gần 300.000 chưa kể tiên khám và tiền thuốc men. Gia đình không có ruộng, không có rẫy, chỉ biết đi làm thuê cho người ta để kiếm tiền. Cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn khi chị phải lo cho cuộc sống hàng ngày cho gia đình vừa phải lo cho bệnh tình của bé Vi. Chị Em tâm sự: “Thương con lắm các anh các chị ạ. Có khi bệnh tim của em nó tái phát giữa đêm, nhà xa bến đò, mà bên bờ ni không có nhà thương, mẹ khóc ôm con chờ con qua bệnh, chờ hàng xóm chạy xe sang chở xuống nhà thương mãi dưới kia...



 

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Các thành viên đã Thank Hương-Hà Nội vì Bài viết có ích:
12/03/2011 08:03 # 2
khucthuydu
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 12/40 (30%)
Kĩ năng: 2/40 (5%)
Ngày gia nhập: 03/03/2011
Bài gởi: 72
Được cảm ơn: 62
Phản hồi: Kí sự: Chuyến đi tiền trạm tại xã Đại Sơn-Đại Lộc-Quảng Nam


mình rất thích những bạn sinh viên tham gia tình nguyện như thế này, cố gắng phát huy đi  nhé.


tương lai ta đấy


 
Các thành viên đã Thank khucthuydu vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024