Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/01/2013 23:01 # 1
nguyenloanqt92
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/100 (4%)
Kĩ năng: 55/60 (92%)
Ngày gia nhập: 19/10/2010
Bài gởi: 454
Được cảm ơn: 205
Dấu hiệu bạn sẽ dễ bị "knock out" khi đi xin việc


 

Dấu hiệu bạn sẽ dễ bị "knock out" khi đi xin việc

 Những dấu hiệu dưới đây có thể khiến bạn sẽ sớm bị loại ngay từ vòng đầu khi đi xin việc. Hoặc nếu có vào vòng phỏng vấn bạn cũng khó mà được các nhà tuyển dụng chấp nhận.

Bạn chỉ gửi hồ sơ trực tuyến

Dù rất nhiều người tìm được việc qua mạng Internet nhưng nếu đó là cách tìm việc duy nhất của bạn, bạn phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn. Khả năng nhận được lời mời phỏng vấn sẽ lớn hơn đáng kể nếu bạn tận dụng thêm các công cụ tìm việc khác như hội chợ việc làm, nộp hồ sơ trực tiếp tại công ty và đặc biệt là qua sự giới thiệu từ những người quen biết.

Bạn gửi cùng một mẫu thư xin việc tới mọi công ty ứng tuyển

Nếu làm như vậy, bạn đã bỏ lỡ một trong những biện pháp hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Một bức thư ấn tượng cần được điều chỉnh chi mỗi vị trí bởi nó phải giải thích cụ thể tại sao bạn là ứng viên tiềm năng nhất cho công việc này chứ không phải bất cứ công việc nào.

Bạn không chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn

Nếu không dành ít nhất vài tiếng đồng hồ để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, bạn đang tự đánh mất cơ hội thể hiện của mình. Hãy dành thời gian để nghiên cứu nhà tuyển dụng bên cạnh việc luyện tập các câu trả lời, câu hỏi nên đặt ra cho người phỏng vấn. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng chính là chìa khoá giúp bạn vượt qua cuộc phỏng vấn.

Bạn không chuẩn bị danh sách người giới thiệu

Đó là phép lịch sự và thể hiện sự tin trọng khi bạn cho những người tham khảo của bạn biết sẽ có người hỏi họ về bạn. Hơn nữa, nói chuyện với họ trước khi nhà tuyển dụng, bạn có thể nói cho họ biết điều bạn muốn họ nhấn mạnh về bạn trong từng công việc cụ thể.

Bạn không chắc người tham khảo sẽ nhận xét gì về mình

Nếu bạn vẫn chưa biết, đã đến lúc phải tìm hiểu. Hãy gọi cho người tham khảo và hỏi về đánh giá của họ về bạn. Nếu lo lắng sẽ nhận được đánh giá không hay từ sếp cũ, hãy tìm cách để thương lượng một lời nhận xét trung lập hơn. Sếp cũng sẽ chẳng gây khó khăn gì nếu bạn hỏi một cách lịch sự.

Bạn không giúp đỡ người khác

Một trong những cách tốt nhất để xây dựng và nuôi dưỡng mạng lưới quan hệ là giúp đỡ các thành viên bằng cách kết nối họ với những cơ hội tiềm năng, gửi cho họ những bài báo họ quan tâm hoặc giới thiệu họ với những người chung sở thích. Đây không chỉ là việc tốt đáng làm mà còn giúp bạn thắt chặt mối quan hệ với mọi người và gia tăng cơ hội nhận được sự giúp đỡ của họ khi bạn cần.

Bạn không gửi thư cám ơn sau cuộc phỏng vấn

Bạn có thể nghĩ một bức thư cám ơn sau cuộc phỏng vấn là điều không cần thiết nhưng thực ra làm như vậy có thể giúp bạn tạo ấn tượng đặc biệt với người phỏng vấn. Hãy gửi email cám ơn sau ngày phỏng vấn và nhấn mạnh tới sự quan tâm và phù hợp của bạn với vị trí tuyển dụng.

Bạn chỉ muốn tìm được việc bất kể có thích nó hay không

Làm như vậy sẽ khiến bạn phải chịu tổn thương trong dài hạn khi phải làm việc mình không thích, không có niềm đam mê. Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm kiếm công việc, những người quản lý, văn hóa công sở thích hợp với mình.

Vũ Vũ

Theo Usnews



Nguyễn Thị Phương Loan         

Mod Góc học tập       

Mail: nguyenloanqt92@gmail.com

 
 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024