Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/11/2013 11:11 # 1
tieuthu_18t
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 76/120 (63%)
Kĩ năng: 13/100 (13%)
Ngày gia nhập: 09/08/2011
Bài gởi: 736
Được cảm ơn: 463
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Trích:
Trích:

mình cũng đang hóng khoa dược đây

chị ơi học dược năm 1 có khó không ạ, thường thì dược học vật lí + toán có khó không??? tiếng anh thì sao???nghe mấy anh chị bảo học nhiều cơ sở lắm phải không ạ???
sự nghiệp học hành là cả đời em ơi.Năm nhất là những kiến thức cơ sở bổ trợ cho những năm tiếp theo của em ở ĐH,nếu có cơ sở tốt sẽ dễ dàng hơn cho những năm tiếp và sau này đi làm,vì thế cố gắng học tốt những năm đầu là 1 lợi thế. Dược hay những ngành khác thì anh văn rất quan trọng(mà không có av lấy gì biết đọc tên thuốc ta????? :P) học nhiều cơ sở nhưng thấy dược tạm thời toàn học bên Quang Trung,còn trường điều đâu chạy đó :D.


 Bạch Trần Aí Diễm

Mod-GHT

Skype:Cachuado12 

 

 


 
09/04/2017 07:04 # 2
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Là Tân sinh viên hẳn ai cũng trải qua giai đoạn bỡ ngỡ những ngày đầu mới nhập học.

Bạn cảm thấy rất cô đơn, hoang mang khi đi tìm nhà trọ.

Bạn cảm thấy rất khó khăn để sống trong một thành phố đầy lạ lẫm.

Bạn cảm thấy không thể hòa hợp được với những người bạn mới.

Bạn cảm thấy việc học thật khó khăn khác hẳn với thời phổ thông.

Bạn muốn đi làm thêm nhưng không biết nên chọn việc gì.

Bạn được tỏ tình hay người yêu rủ bạn cùng sống thử.

Bạn phải làm gì, bạn nên làm gì, những gì cần biết, những gì cần tránh… tất cả đều có trong cuốn Cẩm Nang Tân Sinh Viên được tổng hợp và biên soạn bởi trung tâm TiengAnh.com.vn .

 

Cuốn cẩm nang bao gồm các phần: Học tập, Phương tiện đi lại, Thuê nhà, Bạn bè, Tình yêu sinh viên, Làm thêm, Kỹ năng sống độc lập, Hướng nghiệp và định hướng tương lai sẽ cung cấp cho bạn những thông tin giá trị, bổ ích và cực kỳ thực tế.

Hãy bớt chút thời gian đọc để tránh được những va vấp trong cuộc sống sinh viên và ngày một trưởng thành hơn trong cuộc sống cũng như học tập bạn nhé!

Thân ái.

 

Link download: http://www.tienganh.com.vn/tailieu/Cam-nang-tan-sinh-vien.pdf



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
09/04/2017 07:04 # 3
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Thời gian gần đây, ad nhận được rất nhiều tin nhắn và còm-men của các bạn tân sinh viên, những câu hỏi lặp đi lặp lại, giống hệt những câu ngày xưa mình cũng thắc mắc. Nhiều khi biết đấy, mà cứ hỏi cho chắc. (tâm lý chung mà) ^^
1. GIỜ ĐI HỌC
Mình nhớ hôm đi học tuần công dân thầy nói rồi mà, chả thấy tiết 5 gì cả.
Hóa ra, tiết 5 là buổi trưa, coi như giải lao.
Học 2 tiết đôi 100 phút rồi ra chơi 20 phút rồi vào học 2 tiết nữa ==>về
Buổi sáng bắt đầu từ 7h30 (tiết 1,2). Thế là so với cấp 3, mình được ngủ nướng thêm 30 phút.
Buổi chiều bắt đầu từ 13h30 (tiết 6,7). Nếu phải đi học cả sáng cả chiều thì cũng đủ thời gian để kịp nghỉ trưa.
Thời khóa biểu thế nào thì cứ thế mà đi học.
2. HỌC THỂ DỤC
- Ngày đầu tiên đi học, cần đến đúng giờ, đúng địa điểm. Vì là học chạy nên con đường 500m huyền thoại là không ai có thể bỏ qua. Nó nằm ngay trước mặt Nàng Tiên Cá của G3 và cây si già.
- Luyện tập hăng say - thành tích sẽ đến.
3. NGÀY ĐẦU TIÊN
Ngày đầu tiên của các môn học sẽ là làm quen và những thủ tục, quy ước của GV với SV, hình thức thi,... Vì thế ngày đầu tiên các bạn nên đi học đầy đủ, ghi chép thật cẩn thận địa chỉ liên lạc của thầy cô để tránh trường hợp sau này có sự cố xảy ra còn biết đường hỏi. VÔ CÙNG QUAN TRỌNG NHÉ! ^^
4. ĐĂNG KÍ MÔN HỌC TRÊN WEB TRƯỜNG
Có vẻ rắc rối đây, nhưng dần dần sẽ quen.
Câu thần chú: daotao.ntu.edu.vn
-Mật khẩu ban đầu nhà trường cấp không đăng nhập được ==> Hãy bấm vào "Sinh viên quên mật khẩu" ==> điền thông tin ==> OK.
Có mật khẩu mới thì đăng nhập lại, đổi MK cho mình dễ nhớ rồi cứ thế mà sử dụng. Giao diện cực kì đơn giản và thân thiện. ^^ nhưng nhớ đọc kĩ Hướng dẫn trước khi sử dụng nha. Ở ngay thanh công cụ trên đầu trang web.- Khi không cần thiết phải đăng nhập để đăng kí môn học, bạn chỉ cần nhập MSSV ngay khi web hiện ra là đã cập nhật được thông tin cơ bản rồi.
- Mọi sự cố về MSSV không đăng nhập được, hãy đến phòng Đào tạo để hỏi và khắc phục sự cố.
5. NGÀNH HỌC, KHOA, VIỆN, CÁC TRUNG TÂM
- Chuyển ngành học: hãy suy nghĩ thật kĩ, vì bạn chỉ có thể chuyển 1 lần sau khi đã vào học. Việc này cần đến cố vấn học tập, hãy email ngay cho thầy cô để được nhận lời khuyên và hướng dẫn thủ tục cụ thể. Hoặc bạn đến ngay Phòng Đào tạo để hỏi về giấy tờ cũng như là thủ tục.
- Có những ngành học mà lúc đầu mình không xác định được sau này mình sẽ làm gì, hãy tham khảo thầy cô và các anh chị khóa trước, tham gia các buổi tư vấn và hội nghị học tập do khoa, viện, nhà trường tổ chức. Từ đó có hướng đi cho riêng mình.
6. CẬP NHẬT THÔNG TIN
Đây là điều quan trọng nhất mà sinh viên cần phải biết. Đó là biết cập nhật thông tin ở nguồn chính thống, đáng tin cậy.
- Webside chính thức: www.ntu.edu.vn
- Cố vấn học tập, email của cố vấn học tập khi gửi đến các lớp
- Ban cán sự
Mọi thông tin ở nguồn khác cũng dựa trên những thông tin ở nguồn trên, độ chính xác thì tùy vào nguồn mà bạn chọn lựa.
Thần chú: "Đừng bao giờ "nghe nói...", "nghe bảo là...", "hình như...", bạn sẽ thất vọng hoặc hy vọng thật nhiều". :p
- Cần phải nắm cơ quan đầu não nằm ở đâu: Khu nhà Hiệu bộ. (Phòng tài chính, phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên,...)
7. KỸ NĂNG CƠ BẢN
- Năng động, tự tin, sáng tạo, làm chủ mọi tình huống.Đừng hỏi nếu như bạn chưa thử tìm kiếm. Là Tân sinh viên nên còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng không vì thế mà động đến cái gì cũng hỏi, hãy thử mày mò, tìm kiếm, chủ động đi đến phòng CTSV, Phòng Đào tạo,... Vô cùng nhanh chóng và chính xác!
- Đi học đều đặn.
Học tín chỉ bạn được tự do, thoải mái. Tuy nhiên cũng cần đi học để nắm được thông tin một cách cơ bản và đầy đủ nhất. Có lúc có giảng viên dạy mà bạn cảm thấy không hay, hãy chủ động hỏi thật nhiều, đó là cách tốt nhất để bạn tiếp thu dễ dàng.
- Học nhóm
Xu hướng hiện hay là làm việc đồng đội. Vì thế ãy học nhóm để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, tìm cách giải quyết. Thư viện Đại học Nha Trang rất thích hợp để các bạn học nhóm, nhưng đừng vì khung cảnh thơ mộng và tươi đẹp mà tâm hồn treo ngược cành cây đó nha. ^^
*CUỐI CÙNG AD XIN CÓ ĐÔI LỜI
- Nhóm admin không thể biết hết các chuyên ngành của các bạn nên đôi khi các bạn hỏi mà không nhận được câu trả lời. Hoặc là câu trả lời đã nằm trong stt của page. Các bạn chịu khó để ý và thử nghiệm nhiều lần sẽ có lúc thành công.
- Page chỉ là nơi trao đổi thông tin đến các bạn, các bạn nên đến gặp cán sự lớp, thầy cô cố vấn, phòng công tác sinh viên, phòng đào tạo,...khi có vấn đề, hay sự cố mà ảnh hưởng đến việc học tập, đời sống sinh viên. Để được khắc phục sự cố và tiếp nhận thông tin đến cơ quan có thẩm quyền.
- Hãy chia sẻ bài viết này nếu các bạn cảm thấy nó hữu ích.
p/s: Cố gắng lên nhé! Chúc các bạn Tân sinh viên học tập và rèn luyện thật tốt dưới mái trường Đại học Nha Trang.!
[HT]



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
09/04/2017 07:04 # 4
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Lên đại học, rõ ràng môi trường học tập hoàn toàn khác với bậc phổ thông. Thay vì thường xuyên chịu sự quản lý của giáo viên chủ nhiệm, ở môi trường mới này, bạn hoàn toàn chủ động trong mọi việc từ học tập đến tham gia các họat động trường lớp. Giáo viên chủ nhiệm sẽ đóng vai trò giám sát, hỗ trợ và giúp đỡ các bạn mà thôi, đừng ngạc nhiên khi mỗi tháng bạn chỉ gặp GVCN vài lần. 
 
Ở môi trường mới này, các giảng viên bộ môn sẽ là người truyền đạt các kiến thức chuyên môn, khơi ra những vấn đề mang tính gợi mở và chính các sinh viên sẽ là người tự tìm hiểu và nghiên cứu ở nhà. Thậm chí có nhiều bộ môn, thời gian dành cho sinh viên tự nghiên cứu, làm tiểu luận, thuyết trình trước lớp còn nhiều hơn thời gian giảng viên lên lớp. Chính điều đó sẽ giúp cho bạn có điều kiện rèn luyện tư duy, khả năng nghiên cứu khoa học và sự tự tin khi nói trước đám đông.
 
2. Sống tự lập 
 
Bước vào ngưỡng cửa đại học, chứng tỏ bạn đã trưởng thành và bắt đầu chín chắn trong suy nghĩ. Hãy ý thức rằng, đã đến lúc bạn phải tập sống tự lập và lên kế hoạch cho tương lai của mình. Với những sinh viên xa nhà, có lẽ thời gian đầu các bạn phải đối mặt với không ít khó khăn như tìm nhà trọ, thích nghi môi truờng mới, làm quen bạn mới, lên kế hoạch chi tiêu trên khoản tiền ít ỏi mà gia đình gửi cho hàng tháng. Tất cả chỉ có một mình bạn mà không có ba mẹ bên cạnh.
 
Nhưng đừng lo lắng, hãy nghĩ rằng, sống tự lập sẽ giúp bạn được tự do làm những điều mình thích, được tự trải nghiệm những thử thách mà trước đây bạn chưa bao giờ được chạm tới. Tự lập là một cơ hội để bạn thêm trưởng thành.
 
nhung-tu-khoa-bo-tui-danh-cho-tan-sinh-vien
Trải qua 4 năm đại học, tự làm vịệc nhà, tự trang trải chi tiêu, tự thiết lập các mối quan hệ xã hội, đi làm thêm, tự trải nghiệm những thử thách, tiếp xúc với nhiều người. Bạn sẽ học được cách đối nhân xử thế và những bài học quý giá mà không có trường lớp nào giảng dạy.
 
 
3. Kỹ năng làm việc nhóm 
 
Là tân sinh viên, bạn phải làm quen với hình thức làm việc theo nhóm, không chỉ một mà là rất nhiều lần ở rất nhiều bộ ở bậc đại học. Ở giảng đường, kiến thức mà bạn nhận được rõ ràng ở một tầm cao mới, do đó chỉ một mình bạn khó có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, sau khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sẽ làm việc tại các văn phòng, công ty mà ở đó kỹ năng làm việc nhóm ăn ý là cần hơn bao giờ hết.
 
Kinh nghiem “bo tui” danh cho tan sinh vien
 
Để làm việc nhóm hiệu quả, điều đầu tiên là bạn phải làm tốt phần việc mình đảm trách, sau đó hãy cùng tham gia đề xuất ý kiến, trao đổi thảo luận để hoàn thiện bài tập nhóm. Trong nhóm học tập, mỗi cá nhân là một "nhà máy sản xuất ý tưởng”, do đó, bên cạnh việc đưa ra ý tưởng của mình, bạn phải biết cách lắng nghe và xem xét ý tưởng từ những người bạn khác. Từ đó thống nhất với nhau đưa ra phương án tốt nhất, đừng quá đề cao cái tôi cá nhân của mình các bạn nhé !
 
4. Kết nối bạn bè
 
Giờ đã mười chín, hai mươi..., đã qua rồi cái thời rụt rè nhút nhát, gửi thư hộc bàn hay chỉ biết ngắm nhìn từ xa. Là tân sinh viên, bạn sẽ có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ, giao lưu kết bạn và chủ động tìm kiếm cho mình những người bạn đồng hành bằng nhiều cách. 
 
 
Kinh nghiem “bo tui” danh cho tan sinh vien
 
Để khỏi bỡ ngỡ trước khi bước chân vào giảng đường, tại sao bạn không lên mạng, gõ tìm địa chỉ website, diễn đàn của sinh viên trường mình? Hãy đăng ký thành viên và làm quen với các đàn anh, đàn chị, các bạn sinh viên trong trường mình để nhận được sự hỗ trợ khi bạn có thắc mắc. Rõ ràng làm quen trên mạng dễ hơn hẳn với việc bắt chuyện với một người lạ kế bên đúng không?
 
Ở các trường đại học, có rất nhiều các Câu lạc bộ dành cho sinh viên, từ CLB năng khiếu. CLB từ thiện hay các CLB mang tính chuyên ngành học tập. Hãy mạnh dạn đăng ký tham gia để được cùng họ khám phá tri thức, cùng tham gia những chuyến đi từ thiện, tổ chức những sự kiện hoành tráng và rèn luyện kỹ năng mềm.
 
Tham gia họat động xã hội cùng các CLB sẽ cho bạn thêm kinh nghiệm, sự tự tin và khả năng giao tiếp cực tốt. Không những thế, các CLB họat động với nhau như một gia đình, ở đó bạn sẽ có thêm những người bạn tuyệt vời hơn bao giờ hết.
 
5. Tiết kiệm
 
Đối với sinh viên thì tiền nong luôn là một trong những vấn đề luôn canh cánh bên lòng, nhất là với những sinh viên phải sống xa nhà. Ngoài học phí, các bạn còn phải trang trải tiền sinh họat, thuê trọ, quỹ lớp, quỹ Đoàn, mua giáo trình, tụ tập với bạn bè… rất nhiều khoản đang "réo gọi” mà ngân quỹ thì lại hạn hẹp. 
 
 
Tiền ba mẹ gởi lên hàng tháng là tiền "mồ hôi nước mắt”, chắt chiu từ quê nhà, do đó các tân sinh viên phải tập làm quen với cách chi tiêu hợp lý, tránh phung phí không lâu làm phụ lòng người thân. Hãy thử làm những cách sau để có thể an tâm học hành mà không phải quá nặng lòng về chi phí 
 
- Lên danh sách những thứ cần mua và những thứ muốn mua nhưng chưa cần. 
 
- Đừng ngại trả giá khi mua hàng ngoài chợ.
 
- Mua heo đất và "nuôi heo” bằng những đồng tiền lẻ còn thừa khi đi chợ về, chí ít nó cũng giúp bạn trang trải những khoản linh tinh.
 
- Hạn chế những cuộc tụ tập ăn chơi không cần thiết.
 
- Những cửa hàng sách cũ luôn là một gợi ý tuyệt vời nếu bạn cần những cuốn giáo trình hay, những cuốn sách yêu thích với giá cực mềm.
 
6. Part – time
 
Có lẽ đây là từ khóa quan trọng và được nhiều sinh viên tìm kiếm nhất. So với bậc trung học phổ thông thì kiến thức ở bậc đại học có phần khó hơn, nhưng thời gian để các bạn tiếp thu dường như thư thái hơn nhiều. Do vậy, là sinh viên bạn sẽ có thêm thời gian để tham gia các công việc part-time, tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này, ngoài ra bạn còn dành dụm được một khoản tiền hậu hĩnh từ công việc đó nữa. Có rất nhiều part-time phù hợp với giới sinh viên như nhân viên phục vụ, phát tờ rơi, gia sư, làm MC, cộng tác viên cho các báo.
 
 
Hãy lựa chọn cho mình một part-time phù hợp với thời gian, sức khỏe và sở thích của mình nhé. Chúc các bạn tân sinh viên sẽ có một quãng thời gian quý báu bên kiến thức, thầy cô, bạn bè và những trải nghiệm khó quên thời sinh viên.
 
Theo TTVN



Xem thêm tại: http://tin.tuyensinh247.com/kinh-nghiem-bo-tui-danh-cho-tan-sinh-vien-c35a2326.html#ixzz4di2uUtXh



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
09/04/2017 07:04 # 5
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Năm đầu tiên các bạn chưa học sâu vào kiến thức chuyên ngành, sẽ học những môn cơ bản trước nhưng không vì thế mà các bạn lơ là chủ quan cho việc học của mình nha. tuy là môn cơ bản nhưng nó là môn phần nằm trong môn thi tốt nghiệp của mình đó. Với việc thường xuyên đến lớp thì chưa đủ dể bạn tiếp thu tốt môn đó.( Ở đây chỉ nói tiếp thu thôi chứ chưa chắc là giỏi môn đó ). 

Thường học những môn cơ bản sẽ rất nhàm chán dễ buồn ngủ và ngủ gật, từ đó bạn sẽ chán học môn đó trong những buổi tiếp theo, để khắc phục hiện tượng này các bạn nên chuẩn bị cho mình 1 gói khăn giấy ướt, 1 họp kẹo gum mà bạn thích, buồn ngủ bạn cứ lấy 2 món đó ra mà dùng là sẽ khắc phục được ngay. Ngoài ra các bạn phải tranh thủ hỏi nếu thấy không rõ hay không hiểu ở chổ nào đó như vậy sẽ đỡ buồn ngủ hơn. 

Với các môn chuyên ngành các bạn phải hệ thống kiến thức ở 1 quyển vở khác vì chuyên ngành rất quan trọng cho bạn sau này. Đi học các bạn phải chú ý những gì thầy cô nhấn mạnh vì nó có khả năng nằm trong đề thi hoặc nó sẽ liên quan đến chuyên ngành của mình sau này. Học trên lớp dược thầy cô giảng dù có lắng nghe như thế nào đi nữa thì bạn cũng không nhớ hết những gì thầy cô dạy, về nhà dù cò bận rộn đi nữa bạn cũng phải dành 15 phút để xem lại bài, 15 phút đọc thêm sách, nếu có thời gian thì các bạn nên học thuộc ý chính của bài vì sẽ dễ dàng cho các bạn học ở buổi tiếp theo và học bài thi sau này. Nếu có cơ hôi tiếp xúc với thầy cô nhiều các bạn nên hỏi về kinh nghiệm môn học đặc biệt là môn chuyên ngành vì thầy cô cũng đả từng có thời gian đi làm hoặc nghiên cứu trước khi dạy mình.

Là sinh viên chắc hẳn các bạn sẽ năng động trong môi trường mới khi đã thích nghi, có bạn sẽ đi làm thêm, tham gia hoạt động đoàn, phong trào văn nghệ nhưng bên cạch đó các bạn phải giành thời gian cho việc học của mình, đừng để bị nợ mộn ờ 3 học kỳ cuối nha các bạn, vì 3 học kỳ cuối sẽ có những môn cơ sở làm trọng tâm cho môn chuyên ngành để nợ môn là đồng nghĩa các bạn đã để hỏng kiến thức chuyên ngành của mình như vậy sẽ khó khăn cho việc học của các bạn ở những môn tiếp theo. 

Việc học bị hỏng kiến thức sẽ ảnh hưởng rất lớn với công việc sau này của các bạn, từ việc áp dụng thực tế đến lúc xin việc, nhà tuyển dụng sẽ hỏi về kiến thức các bạn học được ở trường kinh nghiệm học được từ thực tế từ thầy cô, đây là lúc các bạn thấy việc học của mình quan trọng như thế nào.

Hãy tự dành cho mình khoảng thời gian tốt nhất để tự thể hiện mình. Hãy cho mình một khoảng thời gian cố định để nuôi dưỡng cho việc học của mình, có câu " học không bao giờ muộn" nhưng đừng bao giờ bỏ phí cho việc học của mình.
 

(Sưu tầm)


Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
09/04/2017 07:04 # 6
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Hãy học theo cách của bạn

Bước vào môi trường ĐH, trong khi nhiều sinh viên (SV) còn hoang mang, lạ lẫm chưa tìm ra được phương pháp học tập phù hợp thì nhiều SV đã sở hữu những cách học cực “độc” mà vẫn hiệu quả.

 

Kinh nghiệm học tốt cho tân sinh viên, Học một lúc nhiều trường, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, thong tin tuyen sinh, thanh nien, học đại học

Đang ngon giấc… thức dậy học bài

Bạn bè chung phòng ký túc xá với Phạm Văn Bằng, Khoa Công tác xã hội Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (đồng thời học ngành luật hành chính Trường ĐH Luật TP.HCM) rất lạ lùng khi đêm nào cũng vậy, cứ đến 3 giờ 30 là Bằng lại mò dậy học bài. Đúng vào thời khắc mà ai cũng đang say giấc nồng thì Bằng lại cảm thấy khoảng thời gian này yên tĩnh tuyệt đối và thích hợp nhất để thu nạp kiến thức. “Ngay từ đầu em đã nghĩ đến việc xây dựng một thời gian biểu phù hợp với tính cách và khả năng thích ứng của cơ thể. Buổi tối khoảng 1 giờ là em đi ngủ, đến 3 giờ 30 thức dậy học. Vì lúc này không gian rất tĩnh lặng nên học rất tập trung, không hề bị phân tán”. Bằng cho biết, học đến khoảng 5 giờ 30 thì đi ngủ lại, chỉ nửa tiếng sau là thức dậy để bắt đầu một ngày mới. Thời gian biểu này đã giúp Bằng giải quyết ngon ơ những bài thi học kỳ trong suốt thời gian mà cậu học cùng lúc 2 trường ĐH.

Trong khi đó, Trần Trọng Lợi, SV năm cuối Khoa Sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM lại có một phương pháp “khó đỡ”. Đó là trong lúc ôn bài, Lợi phải làm đủ trò để mình và bạn bè cười lăn lộn thì học mới vô. “Đó là cách mà bạn ấy cảm thấy đầu óc được thoải mái, thư giãn nhất để có thể học nhanh, nhớ tốt” - Vũ Xuân Hiển, bạn cùng phòng với Lợi kể lại.

Hiển cho rằng, không phải thấy cách học của bạn bè hay thì áp dụng máy móc cho mình, mà mỗi người cần lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với sở thích, khả năng, sức khỏe, điều kiện sống… Tuy nhiên, chung quy lại thì cách nào khiến đầu óc thảnh thơi, thư giãn đều giúp bạn tiếp thu bài tốt hơn. “Khi chơi thì chơi hết mình, khi học cũng học hết sức chứ không phải lúc nào cũng chỉ vùi đầu vào học. Chủ động, sáng tạo dù bạn đang học hay đang chơi. Đó mới là phong cách của SV thời hiện đại” - Hiển nói.

Học nhóm qua mạng

Nhóm bạn gồm 11 SV ngành tài chính ngân hàng Trường ĐH Mở TP.HCM lại nổi tiếng nhờ một phương pháp học rất đơn giản và phù hợp với hầu hết SV nhưng không mấy ai nghĩ ra. Đó là học nhóm qua mạng. Chỉ cần chiếc máy tính nối mạng thì dù người ở trung tâm thành phố, người ở Q.Thủ Đức hay Q.12 cũng có thể trao đổi bài vở, tháo gỡ những vướng mắc một cách ngon lành. Phạm Quốc Hùng, thành viên nhóm chia sẻ: “Đầu tiên là phải có được những người bạn cùng chí hướng, cùng mong muốn tiến bộ trong học tập. Nhóm của tụi mình chơi với nhau và có một quy ước là không ai được có điểm dưới trung bình. Lúc đầu mỗi tuần tụi mình có 3 buổi học nhóm trên mạng từ 20 giờ 30 - 21 giờ 30. Trước khi diễn ra buổi học này, mỗi người đều phải hoàn thành hết bài vở của mình. Một giờ đồng hồ đó là để trao đổi về những điều bạn nào chưa nắm rõ, còn lấn cấn và ai có thế mạnh về môn học nào thì sẻ chia, ai yếu hơn sẽ có động lực để cố gắng”. Hùng cho biết thêm, sau những giờ học online đó, cả nhóm cũng có những buổi offline đi ăn uống, hát hò, picnic để đầu óc vui vẻ, thoải mái.

Nhờ “chiêu” này mà nhóm của Hùng trong suốt mấy năm đầu không có ai phải thi lại và cũng không ai đạt điểm dưới trung bình. Lê Hoàng Bảo Ngọc, nhóm trưởng, có điểm tổng kết hơn 8, Hùng được 7,85… Cũng nhờ sự đoàn kết, tiến bộ mà phương pháp học của nhóm Hùng đã đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo phương pháp học ĐH hiệu quả năm 2011 do Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM tổ chức.

“Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, khi bước chân vào năm nhất. Mỗi bạn cần phải tự tìm tòi, sáng tạo trong cách học, cho dù cách đó không giống ai nhưng quan trọng là phù hợp với mình, giúp mình hứng thú hơn. Hãy luôn để đầu óc thư giãn, thoải mái để sẵn sàng cho bài vở, hãy biết tận dụng internet để tìm kiếm tư liệu. Nếu như năm nhất bạn có kết quả học tập tốt thì đó sẽ là bàn đạp để bạn có được sự thành công cho những năm tiếp theo. Ngược lại, năm nhất mà lẹt đẹt, thì bạn sẽ rất khó để đi tiếp” - Hùng đưa ra lời khuyên chân thành.



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
09/04/2017 07:04 # 7
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


 Đại học rất khác so với trường phổ thông. Nếu chưa biết một tí tẹo gì về nó, rất có thể bạn sẽ dính phải những cú "đau tim"...

Đừng đùa với môn giáo dục thể chất

Thời lượng vỏn vẹn chỉ có 2 tiết/tuần cộng với suy nghĩ “to con không bằng to đầu”, thể dục ở trường cấp 3 bị coi là môn siêu phụ. Nếu điểm chẳng may dưới trung bình, nhưng lại được xếp vào diện ngoan, thì thể nào bạn cũng được thầy cô cứu vớt. Vì thế, chẳng phải tập tành nhiều, teen mình vẫn cứ qua ngon ơ.

Kinh nghiệm dắt lưng khi vào đại học

Vào đại học thì sao nhỉ?

Không quy ra điểm số cụ thể, chỉ trượt hoặc đỗ, nhưng thể dục lại là nỗi ác mộng của hầu hết sinh viên. Chỉ cần không qua bất kỳ một nội dung nào, bằng tốt nghiệp của bạn có nguy cơ bị treo vĩnh viễn. Đơn giản vì có rất nhiều môn khiến bạn phải lè lưỡi xanh mặt như bóng chuyền, bơi lội, chạy 4 vòng quanh một sân vận động “to vật”. Đặc thù hơn, còn có Taekwondo (ĐH Kinh tế quốc dân), võ thuật (khối trường quân sự, công an)…

Phao cấp cứu cho bạn này

“Practice makes perfect”, thực hành nhiều sẽ quen tay. Hãy hỏi các anh chị khóa trên, trường mình có những môn thể dục nào và dành thời gian tập dượt trước. Thường những môn như chạy 100m, bóng chuyền, chạy bền là nội dung bắt buộc.

Nếu sức khỏe của bạn hơi bị “í ẹ” hoặc có tiền sử về bệnh tim, thấp khớp, thì lời khuyên là đừng “cố đấm ăn xôi”. Thay vì thế, bạn nên làm một lá đơn trình bày rõ sự tình kèm theo giấy chứng nhận của bệnh viện, thầy cô bộ môn sẽ miễn hoặc thay thế một nôi dung khác thích hợp hơn.

Học tín chỉ - Bạn có quyền được lựa chọn

Vào cấp 3, bạn nhất nhất phải tuân theo thời khóa biểu do nhà trường lập sẵn với 4-5 tiết mỗi ngày. Nói tóm lại, bạn không có quyền được chọn môn học cũng như cơ hội nâng cao điểm số. Dù điểm cao hay điểm thấp, một khi đã chấm, thầy cô cứ thế ghi vào sổ.

Vào đại học thì sao nhỉ?

Bạn có quyền được lựa chọn, thay đổi thời gian biểu bằng hình thức học tín chỉ. Là đơn vị căn bản để đo lường khối lượng kiến thức và đánh giá kết quả học tập, một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học. Cái hay của hình thức học này là bạn không phải tuân theo một thời khóa biểu nhất định mà được phép chọn những môn học mình cảm thấy thích nhất trong từng kỳ. Nếu đủ sức “chiến”, bạn hoàn toàn có thể gánh thêm những môn dành cho kỳ sau. Nói cách khác, với tín chỉ, bạn có thể ra trường sớm hơn thời gian bắt buộc phải học là 4 – 5 năm.

Kinh nghiệm dắt lưng khi vào đại học

Tip cho bạn này

Vì tâm lý muốn ra trường sớm, không ít sinh viên đã đăng ký học nhiều hơn 2 -3 môn vào cùng một thời điểm. Nếu đủ sức “chiến”, thì không nói làm gì. Nhưng trước khi quyết định, bạn hãy lượng sức mình rằng bản thân có đủ thời gian sắp xếp hay không. Đừng ham hố quá, kẻo lại phản tác dụng đấy nhé.

Sau khi biết được những môn mình sẽ được đăng kí học tín chỉ, bạn nên tham khảo ý kiến anh chị khóa trước về nội dung. Mục đích là để tránh trường hợp bạn “vớ” phải những môn nặng về lý thuyết. Thử tưởng tượng, mỗi học kỳ chỉ kéo dài 4 -5 tháng, nhưng bạn phải học thuộc chừng ấy môn, thì sẽ thế nào? Nên chọn những nội dung bao gồm cả lý thuyết, tính toán, để vào thời điểm nước rút, còn đủ sức mà đối phó.

Nhà trọ và những quy luật “bất thành văn”

Là học sinh, tụi mình chủ yếu sống cùng bố mẹ, ông bà. Sau mỗi buổi học, bạn hoặc tự về nhà, hoặc được nhị vị phụ huynh đưa đón. Vì thế, lắm lúc, teen mình cũng cảm thấy ngột ngạt và háo hức được trở thành sinh viên để nếm trải cuộc sống giảng đường.

Vào đại học thì sao nhỉ?

Bạn tách khỏi gia đình, bắt đầu cuộc sống tự lập. Nếu may mắn, bạn sẽ có một chân ở ký túc xá. Trong trường hợp ngược lại, bạn phải đi tìm nhà trọ hoặc cậy nhờ cô bác. Nhưng vì chân ướt, chân ráo bước chân ra thành phố, bạn có thể “cụt hứng” trước những quy luật “bất thành văn” của chủ nhà trọ. Ví dụ, nếu bạn định rủ ai đó ở cùng, thì tiền nhà phải trả cao hơn. Dãy trọ có đến 7 -8 phòng nhưng WC, nhà tắm thì chỉ có một. Oái ăm hơn, bạn sẽ vớ phải những “quả” nhà trọ toàn hội sống thử, thậm chí là những dãy “đèn đỏ”, nơi các cô gái chuyên “đứng gốc cây” sống qua ngày.

Mách teen kinh nghiệm dắt lưng khi vào đại học

Cảnh giác với... cò nhà trọ teen nhé! (Ảnh minh họa)

Cảnh báo cho bạn này

Trong quá trình tìm nhà trọ, rất có thể bạn sẽ trông thấy số điện thoại kèm dòng chữ “có phòng cho thuê” trên các bức tường. Nếu đó là chủ nhà, thì không sao nhưng giả sử bạn gặp một người và anh ta nói chắc như đinh đóng cột là sẽ tìm đúng nhà trọ như bạn yêu cầu, thì cẩn thận, bạn đang dính phải cò mồi đấy. Trong rất nhiều trường hợp, bạn chẳng những tìm được nhà trọ vừa ý, mà còn mất một khoản tiền không nhỏ cho gã cò kia.

Trước khi chính thức ở, bạn hãy hỏi chủ nhà rõ ràng những khoản khác ngoài tiền thuê nhà. Nhiều chủ trọ còn yêu cầu bạn  tiền đặt cọc, mới đồng ý cho thuê và chỉ trả lại nó khi bạn chuyển đến nơi khác. Vì thế, đừng quên nhắc chủ nhà nếu như bạn không thấy nó trong hợp đồng.

Khi gia nhập một dãy trọ nào đó, đừng vác bộ mặt lạnh lùng, chỉ sống trong thế giới của mình, mà nên chủ động giao lưu với mọi người. Vì có rất nhiều thông tin, bạn cần tư vấn, xin ý kiến từ hàng xóm đấy!



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
09/04/2017 07:04 # 8
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Đời sinh viên nó đẹp, nó “màu hồng” , nhưng cũng lắm chông gai, hãy chuẩn bị trước tâm lí cho những chuyện không vui, những khó khăn mà bạn chưa từng nghĩ tới khi phải sống xa nhà.

 

Như vậy là kì thi THPT Quốc Gia đã đi đến những chặng đường cuối cùng, Bộ GD&ĐT đã công bố kết quả xét tuyển đợt 1 vào các trường ĐH, CĐ và tất nhiên là mỗi người cũng đã tìm được cho mình một hướng đi riêng. Có người đỗ vào những trường ĐH mà mình hằng ao ước, cũng có những bạn còn hơi nuối tiếc vì chỉ đỗ vào trường nguyện vọng 2 và cũng có người ngậm ngùi chọn cho mình một hướng đi khác, tất cả đều phải chọn cho mình một con đường để bước tiếp. 

Với những tân sinh viên, chắc chắn đó là niềm mơ ước của bạn, niền tự hào của gia đình và cũng là khởi đầu cho những hoài bão, nhưng giảng đường ĐH có "đẹp" như những gì bạn từng nghĩ. Cuộc sống sinh viên có phải là một "màu hồng" như tưởng tượng của bạn. Nó đẹp, nó "màu hồng" , nhưng cũng lắm chông gai, hãy chuẩn bị trước tâm lí cho những chuyện không vui, những khó khăn mà bạn chưa từng nghĩ tới khi phải sống xa nhà.

Viết cho những tân sinh viên - Ảnh 1.

Giảng đường Đại học – Cơ hội và thách thức

Đó là một chân trời mới, một cuộc sống mới và những khó khăn mới, sinh viên khác hoàn toàn so với học sinh và tất nhiên là bạn buộc phải thích nghi với điều đó. Sẽ chẳng có gì là suôn sẻ nếu như tất cả chỉ mới vừa bắt đầu, bạn tập làm quen nó nhưng thực ra nó không thú vị như bạn nghĩ, một cách học hoàn toàn mới, tự chủ và tự quyết. Nói thế có nghĩa là bạn phải tự học , giảng viên chỉ là người hướng dẫn bạn học và giới thiệu tài liệu để hỗ trợ cho nội dung học phần mà thôi. Lớp học cũng không "gắn" với nhau cho lắm, mỗi người sẽ chọn cho mình những học phần riêng và tất nhiên là sẽ có lịch học hoàn toàn khác nhau. Chương trình cũng "nặng như núi" chứ đâu phải như các anh chị vẫn thường nói "đại học là học đại đâu?"

Trong khi bạn đang rất phấn khởi vì mình vừa đỗ đại học, vui mừng khi được gọi với cái tên "tân sinh viên" đầy kiêu hãnh thì… mọi thứ chẳng như bạn nghĩ tí nào. Gạt tất cả sự kiêu hãnh đó qua một bên, lại vùi đầu vào học và hàng tá khó khăn mà lần đầu tiên trong đời bạn gặp phải. Thật chẳng dễ dàng tí nào.

Viết cho những tân sinh viên - Ảnh 2.

Nỗi nhớ nhà và... bạn bè cấp 3

Lúc còn ở nhà, sao mà mong muốn được "bay nhảy" đến lạ, khát khao đến một miền đất mới nơi bạn nghĩ rằng sẽ có một cuộc sống riêng, nhưng chỉ được mấy tuần đầu, sau đó là những tháng ngày nhớ nhà da diết. Càng gặp khó khăn, lại càng cảm thấy mình lạc lõng giữa chốn đông người và tất nhiên… gia đình là nơi ấm áp và an toàn nhất. Sao mà không nhớ cho được?

Ngày chia tay bạn bè cấp 3, ai mà chẳng luyến tiếc, ai chẳng nghẹn ngào cho một thời áo trắng đầy niềm vui như thế. Những tưởng sẽ có những người bạn mới, từng nghĩ rằng sẽ có những tri kỉ đợi bạn ở phía trước. Nhưng khó khăn và xa lạ đôi khi làm lu mờ tất cả, tôi chợt nhớ đến một câu trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao "một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu". Khi bạn bè của mình cũng có hàng tá khó khăn chẳng biết làm sao để giải quyết, mình cũng chẳng thể trách người ta sao lại "thờ ơ" với mình. Nhưng trong khó khăn ấy lại tìm ra những "tri kỉ" , những người bạn giúp ta trong gian khó sẽ là những người bạn mới tuyệt vời. Một giảng đường đại học có khi lên đến hàng trăm người, chắc chắn bạn sẽ tìm được cho mình một vài người "tri kỉ".

Những tháng ngày "cúp học" và chán nản

Viết cho những tân sinh viên - Ảnh 3.

Càng chán nản bao nhiêu, bạn sẽ càng buông thả bấy nhiêu. Trích một đoạn ngắn tôi lượm lặt được từ tâm sự của một chàng sinh viên năm nhất trên mạng xã hội: "Tôi tự cho phép mình được nghỉ học những ngày trời mưa, những ngày trời nắng và có quyền nghỉ học cả những ngày đẹp trời", sự bỏ bê là thực trạng của rất nhiều tân sinh viên gặp phải và dĩ nhiên là nó không hề tốt một tí nào cả. Càng khó khăn thì phải càng vươn lên, chẳng thể vì thế mà lại buông thả mọi thứ, lối sống ấy sẽ kéo theo nhiều hệ lụy mà bạn chẳng thể lường trước được.

 

Nợ môn và nỗi lo thất nghiệp

Nghỉ học thì dĩ nhiên là "nợ môn", nỗi "ám ảnh" không thể quên của những sinh viên năm nhất. Tự cho phép mình nghỉ, chẳng chịu học hành và hậu quả là "nợ môn" hàng loạt, để rồi cứ thế mà "trả nợ", nhiều khi còn phải ra trường muộn hơn những người khác vì chưa đủ điều kiện tốt nghiệp. Nhưng cũng chẳng thể bằng việc bạn luôn phải sống trong sợ hãi khi hai chữ "thất nghiệp" luôn lơ lửng trên đầu, tuy nhiên, nó chỉ dành cho những ai lười nhác và bi quan. Nỗi lo thất nghiệp chính là nguyên nhân để cho những kẻ "lười nhác" ngụy biện về việc "tự cho phép nghỉ học" của mình. Và tôi khuyên bạn nên thay bi quan bằng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, thành công sẽ tới với những ai biết vươn lên.

Cuối cùng là tiền cũng "không cánh mà bay"

Có lẽ chưa bao giờ trong cuộc đời bạn cảm thấy đồng tiền lại giá trị đến thế. Khi bạn nắm tài chính trong tay và buộc phải tự chủ về nó, thật chẳng dễ dàng chút nào cả, chi tiêu kiểu gì rồi cuối tháng vẫn thiếu và tất nhiên là chẳng làm được gì khi trong người "không một xu dính túi". Dù đã rất tiết kiệm, đã cố phân chia sao cho hợp lí nhưng chỉ cần một cú "vung tay quá trán" là y như rằng tháng đó thiếu hụt ngay. Tất nhiên là dần rồi bạn cũng sẽ quen và chi tiêu khoa học hơn, nhưng để làm quen được cũng chẳng mấy dễ dàng gì.

Cuộc sống không toàn màu hồng như các bạn nghĩ đâu, cũng chẳng phải sinh viên là một sự tự do và "rũ bỏ" những gánh nặng của 12 năm đèn sách. Cuộc sống mới luôn rất khó khăn, hãy tập làm quen và chuẩn bị tâm lí với điều đó. Đừng để mình bị động… hãy nỗ lực vươn lên để thấy được thành quả của chính bản thân mình.

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
09/04/2017 07:04 # 9
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Được biết đến với thành tích học tập và hoạt động quốc tế đáng ngưỡng mộ, Trần Thị Thùy Trang, cựu sinh viên ĐH Ngoại thương Hà Nội chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho sinh viên.

Hiện tại mình đã ra trường được vài năm, thời sinh viên cũng từng được học bổng đi du học, đi hội thảo quốc tế nhiều, có nhiều trải nghiệm thú vị, hay ho và giờ đang được làm những việc mình đam mê, tâm huyết. Có chút tâm sự, chia sẻ kinh nghiệm với các em, hy vọng các em sẽ có được trải nghiệm thời đại học thật tuyệt vời và không bị bỏ lỡ thời gian học hỏi, phấn đấu quý giá này.

 

Nữ giám đốc 9X khuyên tân sinh viên 8 điều để không phí hoài

Nữ giám đốc 9X Trần Thị Thùy Trang đã đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích cho các bạn tân sinh viên để không phí hoài tuổi trẻ khi bước chân vào giảng đường đại học.

3. Tự chịu trách nhiệm với cái sự học của mình

Nếu thấy kiến thức trong sách hoặc thầy cô giảng chưa đủ hấp dẫn thì phải biết tự tìm tài liệu thú vị bên ngoài để nâng cao tri thức. Không đổ lỗi cho thầy cô hay trường lớp vì cái chuyện học của mình. Cuộc sống của mình thì mình phải tự chịu trách nhiệm. Đừng bỏ phí 4-5 năm học đại học vì đây là thời điểm quan trọng để các em tích luỹ tri thức cho bản thân. Không thiếu gì sách hay cũng như các nguồn học online hữu ích như các trang Coursera, Udacity, Edx… Tri thức, kỹ năng… có rất nhiều cách để rèn luyện. Chỉ những ai lười biếng mới đổ lỗi cho hệ thống khi thấy mình kém cỏi.

4. Học tử tế với các môn xã hội học, tâm lý học, lịch sử thế giới... vì đó là những cái nền tảng về cuộc sống rất hữu ích khi ra trường. Đừng chỉ bo bo tập trung các môn chuyên ngành mà quên đi sự quan trọng của các môn học nền tảng. Ngoài ra cũng nên liên tục đọc sách, báo, xem thời sự để cập nhật và suy nghĩ về các vấn đề xã hội diễn ra xung quanh mình. Khi các bạn đi phỏng vấn hay giao tiếp với người ngoài, những cái này sẽ cực kỳ hữu ích.

5. Đi làm sớm và hết mình với mọi công việc được giao để quan sát và tích lũy kinh nghiệm thực tế

Nhiều khi công việc mình làm có thể rất vụn vặt nhưng việc quan sát cách làm việc của những người khác giúp mình học được rất nhiều. Đừng vội vàng từ bỏ khi thấy khó khăn. Công việc nào cũng sẽ có những cái khó, cái thử thách riêng để mình học hỏi. Kinh nghiệm nào cũng sẽ có ích với mình sau này. Nếu các em không đi làm sớm, sau này ra trường sẽ rất vất vả khi đi tìm việc. Vì mình cũng đã từng đi làm khi là sinh viên và giờ đang làm quản lý doanh nghiệp.

6. Tham gia các CLB hoặc các dự án cộng đồng

Dự án cộng đồng không chỉ giúp mình có những trải nghiệm đầy ý nghĩa mà còn giúp mình kết nối với những con người tuyệt vời, có trái tim rộng mở. Bản thân mình đã tìm được mentor, partner… và rất nhiều những người anh, người chị, bạn bè thú vị từ các hoạt động này. Việc tìm được tiền bối, những người nhiều kinh nghiệm hữu ích làm thầy sẽ giúp mình đi nhanh hơn rất nhiều và tránh được những cú ngã không cần thiết.

7. Ý thức sớm về chữ tín cá nhân để không bị gắn mác “thiếu chuyên nghiệp” và “không đáng tin cậy” khi là sinh viên. Biết trân trọng mọi lời hứa dù là nhỏ nhất. Chỉ cần thất hứa một lần thôi là uy tín cá nhân của mình sẽ bị giảm rất nhiều trong mắt người khác.

8. Quan trọng nhất: Hãy “cháy” hết mình

Vì còn “non” nên các bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại này đến thất bại khác. Đừng vì 1-2 cái thất bại cỏn con mà bị nhụt chí, không muốn phấn đấu nữa. Các bạn càng thất bại sẽ càng rắn giỏi. Điều quan trọng là luôn phải biết vươn lên và không mắc lại lỗi mình đã phạm phải từ trước. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất, sau này khi ra trường các bạn muốn được vấp ngã và phạm sai lầm sẽ không còn được thoải mái như khi mình là sinh viên. Vậy nên hãy “cháy” hết mình khi còn có thể!

Chúc mừng các bạn đã bước sang một nấc thang mới trong cuộc đời. Những chia sẻ trên đây của mình chỉ mang tính chất tham khảo, mỗi người dần dần sẽ tự đúc kết ra những kinh nghiệm riêng của bản thân. Chúc các bạn sẽ có được những năm học đại học với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, thú vị.

 http://m.vietnamnet.vn/vn/doi-song/259422/5-bi-quyet-thanh-cong-moi-tan-sinh-vien-nen-biet.html

Theo Thùy Trang/Báo Vietna

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
09/04/2017 08:04 # 10
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Sau đây là một số điều sinh viên đi trước "truyền đạt" lại cho "đàn em" trong thời gian mới tựu trường.

 
Bao giờ cũng vậy, sinh viên năm nhất thường bỡ ngỡ khi bước vào cánh cửa đại học. Thầy cô, trường lớp, bạn bè, thậm chí cả nơi ăn chốn ở đều trong phút chốc đã thay đổi. Một số thông tin tân sinh viên có thể tìm kiếm, tra cứu tại trang điện tử hay diễn đàn của trường, một số khác lại bắt buộc bạn phải tự trải nghiệm. 
 
Tình bạn đổi khác
 
Điều đầu tiên và cũng dễ thấy nhất là tình bạn ở đại học khác với tình bạn khi còn là học sinh phổ thông. Một lớp học không chỉ giới hạn chỉ bốn chục học sinh như hồi cấp ba, thay vào đó sỉ số lớp học có khi ngót nghét đến cả trăm người. Không chỉ vậy, mối quan hệ bạn bè cũng có nhiều thay đổi.
 
Những điều sinh viên năm 1 không thể không biết 1
 
Bạn Thái Hiệp, đại học Hoa Sen cho rằng tình bạn đã khác nhiều khi lên cấp đại học. Đối với Hiệp, bạn đại học không còn quan tâm nhiều đến nhau và chỉ đơn thuần là bạn học chung cho… đỡ buồn. Hiệp nói: “Tuy nói là chung lớp nhưng hiếm khi gặp mặt nhau. Môn học này mình học chung với một đứa bạn nhưng một học khác chưa chắc đã có nó. Không những thế, hôm nay mình ngồi kế bạn A, ngày mai đến bạn B rồi C, D…, cứ như vậy làm sao trở nên thân thiết được. Hiện giờ mình chỉ toàn đi chơi chung với các bạn cấp ba mà thôi.”
 
Quả thật, khi vào đại học bạn sẽ có suy nghĩ thực dụng hơn, lợi ích bản thân thường được đặt lên hàng đầu. Mối quan hệ rộng hơn đồng nghĩa với việc bạn ít dần sự vô tư, thẳng thắn mà thay vào đó là cười nói xã giao nhiều hơn và khôn ngoan hơn.
 
Shock văn hóa
 
Khi chuyển cấp các bạn có thể bị lung túng trước những kiến thức và cách dạy mới, phải mất một khoảng thời gian mới có thể nắm bắt được. Và có lẽ cú shock văn hóa đại học là “nặng nề” nhất. Giờ học ít, giáo viên lên lớp giảng bài nhưng sự tương tác thầy – trò lại không nhiều, sự kiểm soát học hành gần như không có khiến nhiều bạn cảm thấy hoang mang. 
 
Những điều sinh viên năm 1 không thể không biết 2
 
Khi hỏi đến vấn đề này, các anh chị đi trước chỉ cười và nói “Đại học là… học đại mà em”. Giờ học trên lớp ít tức thời gian cho sinh viên tư học ở nhà nhiều. Học không còn đơn giản là lên lớp nghe giảng, về nhà làm bài. Khả năng tìm tòi, học hỏi, tự lực cánh sinh được phát triển rất cao khi lên đại học. Thực tế cho thấy, nhiều bạn vì không thể thích ứng với cách học thoải mái và đòi hỏi tính tự học cao dần trở nên chểnh mảng với việc đèn sách.
 
 
Thời lượng giờ học nhiều hơn khiến sinh viên có cảm giác như “bơi” trong kiến thức. Thiên Thanh, sinh viên trường Hutech thổ lộ rằng bạn cực kỳ ngán phẩm giờ học Pháp văn cho dù đã từng tiếp cận với ngôn ngữ này. “Tiết học kéo dài đến ba tiếng đồng hồ. Lúc đầu mình nghe giảng chăm chú và ghi chép rất cẩn thận. Càng về sau sự tập trung của mình càng yếu đi và cuối cùng mình nghe giảng bài mà cứ như “vịt nghe sấm”. Khối lượng kiến thức quá nhiều, nhất là những môn ngoại ngữ như thế này khó mà “thấm” vào đầu với cách học nhồi nhét như vậy.”
 
Không biết phải hỏi, muốn giỏi cũng phải hỏi
 
Vào đại học, học thôi vẫn chưa đủ. Tân sinh viên cần bỏ qua tính thụ động và tìm hiểu tất cả những thông tin có liên quan đến lợi ích của mình. Từ việc học hành, đoàn thể, sinh hoạt câu lạc bộ hay đến nhưng khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm hay nơi ở trọ, hỏi chính là cách hiệu quả nhất.
 
Nhiều thông tin hữu ích nhưng lại chỉ dán mác “lưu hành truyền miệng” như thông tin việc parttime, các tuyến xe buýt đưa bạn từ nơi ở đến trường, kinh nghiệm học những môn khô khan và khó nhằn như Triết học hay Lịch sử Đảng… Không ai cho bạn biết những điều trên nếu bạn không chủ động hỏi.

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
09/04/2017 08:04 # 11
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Việc tiếp thu kinh nghiệm của các thế hệ sinh viên đi trước là điều rất quan trọng, giúp các bạn dễ thành công và ít phạm sai lầm hơn. Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường đã lấy ý kiến của sinh viên và cựu sinh viên về một số kinh nghiệm khi học tập tại trường, đúc kết được 10 kinh nghiệm. Đây cũng chính là 10 lời khuyên dành cho các bạn tân sinh viên.

Chúc mừng bạn đã trở thành sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh! Sau 12 năm miệt mài đèn sách, trước mắt bạn bây giờ là cả quãng thời gian rất khác biệt của một sinh viên đại học. Việc tiếp thu kinh nghiệm của các thế hệ sinh viên đi trước là điều rất quan trọng, giúp các bạn dễ thành công và ít phạm sai lầm hơn. Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường đã lấy ý kiến của sinh viên và cựu sinh viên về một số kinh nghiệm khi học tập tại trường, đúc kết được 10 kinh nghiệm. Đây cũng chính là 10 lời khuyên dành cho các bạn tân sinh viên.

1. Xác định mục tiêu học tập và công việc

Lễ tuyên dương Sinh viên 5 tốt trường ĐH KHXH&NV năm 2013
 
Bước vào Đại học, các bạn sẽ là người giữ thế chủ động trong mọi sinh hoạt, học tập của chính mình. Vì vậy, việc xác định mục tiêu học tập và công việc là bước khỏi đầu quan trọng để bắt nhịp với những thay đổi.

Trước tiên, hãy xác định cho mình một mục tiêu tổng quát về việc học tập tại trường. Với sinh viên năm nhất còn nhiều bỡ ngỡ, các bạn có thể tham vấn từ thầy cô và các anh chị đi trước để hiểu rõ hơn về môi trường đại học, con đường mà mình đã chọn cũng như tương lai của việc học. Từ đó xây dựng những mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ phải hoàn thành. Mục tiêu càng được cụ thể hóa thì tính hiệu quả càng cao. Ví dụ như: năm thứ nhất sẽ nâng cao ngoại ngữ chính và học thêm một ngoại ngữ mới, năm thứ hai sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, năm thứ ba sẽ lấy chứng chỉ C ngoại ngữ, tốt nghiệp loại giỏi với điểm trung bình tích luỹ 8.0,…

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tìm hiểu về những tiêu chuẩn để phấn đấu, như tiêu chuẩn “Sinh viên 5 tốt” (Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt) hay “Gương sáng sinh viên ĐH KHXH&NV” (trên các lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học; hoạt động cộng đồng; vượt khó học tốt; hoạt động văn-thể-mỹ; hoạt động giao lưu quốc tế),…

2. Trang bị, rèn luyện kỹ năng

Các bạn sinh viên tham dự lớp tập huấn “Ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Hồ Chí Minh” trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Sức trẻ Nhân văn 2014.

Ngay từ những ngày đầu là tân sinh viên còn nhiều thời gian rảnh rỗi, các bạn nên tham gia nhiều lớp học về kỹ năng thực hành xã hội và bắt đầu rèn luyện từng ngày. Các kỹ năng bạn nên trang bị thêm là: làm việc nhóm, giao tiếp, sắp xếp thời gian, chi tiêu, tư duy sáng tạo, tư duy tích cực, hoạch định mục tiêu cuộc đời, làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế…

Hiện nay, Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực và Hội Sinh viên trường thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng cho sinh viên trường với lịch học và chi phí hợp lý. Các bạn có thể dễ dàng cập nhật thông tin về các lớp kỹ năng trên website của Trung tâm (http://nhanlucnhanvan.edu.vn) và của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường. Bên cạnh đó, Nhà văn hóa Thanh Niên và Cung Văn hóa Lao động TP. Hồ Chí Minh cũng thường xuyên tổ chức các lớp học kỹ năng khác.

3. Học ngoại ngữ

Sinh viên ĐH KHXH&NV đoạt giải nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Anh “Young Generation is Great” do Trung tâm Đào tạo Quốc tế Đại học KHXH&NV (CIE-USSH) tổ chức dưới sự uỷ thác của Đại sứ quán Anh.
 
Ngoại ngữ là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời cũng là lợi thế cho các bạn trong học tập và công việc tương lai.

Bên cạnh đó, Nhà trường cũng có những yêu cầu trong việc học ngoại ngữ: muốn đăng ký tín chỉ của học kỳ 5 thì bạn phải có chứng chỉ A ngoại ngữ (hoặc tương đương); muốn hội đủ điều kiện xét tốt nghiệp thì bạn phải có chứng chỉ B ngoại ngữ (hoặc tương đương) được cấp bởi các trung tâm do trường quy định. Bạn hãy vào website của Phòng Đào tạo (http://dt.hcmussh.edu.vn/) để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến việc học tập của mình.

Ngoài các lớp ngoại ngữ tại trường, sinh viên có thể thu xếp tham gia CLB ngoại ngữ tại Nhà văn hóa Thanh niên hay các cơ sở hợp pháp khác nhằm tăng cường khả năng ngoại ngữ và mở rộng quan hệ xã hội của bản thân.

Với thế mạnh có nhiều khoa đào tạo ngoại ngữ, sinh viên trường ĐH KHXH&NV có rất nhiều cơ hội giao lưu với thanh niên, sinh viên quốc tế. Bạn có thể đăng ký tham gia để rèn luyện cho mình sự tự tin trong giao tiếp ngoại ngữ và học hỏi những kỹ năng giao lưu quốc tế bổ ích.

4. Tìm hiểu và tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học mà mình tâm đắc

Chương trình “Trò chuyện Nghiên cứu khoa học Sinh viên”
 
Nếu bạn dự định tiếp tục học Thạc sĩ, Tiến sĩ thì NCKH là cơ hội để bạn đặt những bước chân vào thế giới khoa học, còn nếu bạn không dự định học tiếp thì đây cũng sẽ là một trải nghiệm thú vị giúp các bạn tìm hiểu sâu về lĩnh vực mình yêu thích, định hình phát triển tư duy khoa học, tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề, rất có lợi cho công việc tương lai.

Kiến thức tổng quan và chuyên ngành; kỹ năng làm việc nhóm, thu thập tư liệu, trình bày báo cáo một cách khoa học, thuyết trình… sẽ là những điều mà bạn tích lũy được khi tiến hành đề tài NCKH. Đồng thời, các đề tài NCKH chất lượng cao sẽ được đề cử tham gia các giải thưởng cao hơn từ cấp Đại học Quốc gia, cấp Thành phố đến cấp Bộ Giáo dục – Đào tạo, cấp Nhà nước. Bạn có thể tìm kiếm các thông tin liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường trên website của Phòng Quản lý khoa học và Dự án (http://qlkh.hcmussh.edu.vn/). Vì vậy, hãy chủ động tham gia các buổi tư vấn, bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học; đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên và thực hiện đề tài tốt nhất có thể.

5. Đọc nhiều sách báo
Việc thu nhận các kiến thức trên giảng đường là quan trọng nhưng chưa đủ. Sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nên đọc nhiều sách để tự tích lũy kiến thức, phát triển tư duy lý luận và rèn luyện khả năng ngôn ngữ.

Việc đọc sách, báo hàng ngày để nắm tình hình trong và ngoài nước sẽ giúp bạn có thêm kiến thức thực tiễn, đồng thời giúp bạn không bị lạc hậu về thông tin. Từ đó, các bạn có thể trao đổi những điều hay và thú vị với bạn bè, áp dụng những điều hay đó vào việc học tập và sinh hoạt của chính mình. Thư viện Trường sẽ cung cấp nhiều thể loại sách, báo được cập nhật để bạn tự do khai thác thông tin. Ngoài ra, Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia và Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh cũng là những thư viện rất tốt với không gian yên tĩnh, đa dạng các thể loại sách, tài liệu nghiên cứu và thiết bị tra cứu điện tử.

Hiện nay, sách báo điện tử cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên. Bạn có thể tiết kiệm tiền, thời gian mà vẫn có thể đọc nhiều tài liệu, thông tin trên mạng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Bên cạnh đó, quá trình đọc trên mạng còn giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin và sử dụng thành thạo máy vi tính.

6. Rèn luyện tác phong hiện đại, kỷ luật

Poster cuộc vận động xây dựng Phong cách cán bộ Đoàn TN – Hội SV Trường
 
Sinh viên trường ĐH KHXH&NV luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào thanh niên, các hoạt động văn hóa – xã hội. Vì vậy việc rèn luyện, giữ gìn hình ảnh sinh viên với tác phong hiện đại, kỷ luật là yếu tố được chú trọng.
Để làm được điều đó, các bạn cần tự ý thức được những nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt hằng ngày như giao tiếp lịch thiệp với mọi người, trang phục lịch sự khi đến trường, thực hiện văn hóa xếp hàng, giữ vệ sinh chung, tiết kiệm điện – nước…; tuân thủ nghiêm túc kỉ luật, các nội quy, quy định.

7. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa

Các hoạt động tình nguyện (từ trái qua: Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Tiếp sức mùa thi)
 
Là sinh viên, bạn có rất nhiều cơ hội để tham gia các chương trình ngoại khóa hoặc hoạt động tình nguyện như Hiến máu tình nguyện, Xuân tình nguyện, Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh … do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các đơn vị khác tổ chức. Bạn cũng có thể đăng ký làm tình nguyện viên cho các chương trình, dự án, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Việc tham gia các hoạt động này không chỉ giúp bạn rèn luyện khả năng làm việc độc lập, tích lũy kinh nghiệm sống, thực hành các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng sống mà còn giúp bạn mở rộng mối quan hệ xã hội.

Đặc biệt, đây là điều kiện cho bạn nhận thức đầy đủ về vai trò xã hội của người trí thức trẻ trong thời đại mới và phát huy năng lực tổ chức sự kiện trong các lĩnh vực thể thao, giải trí, tình nguyện… Các bạn có thể cập nhật thông tin về các chương trình ngoại khóa, hoạt động tình nguyện trên website của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường ĐH KHXH&NV (http://suctrenhanvan.edu.vn) và trên nhiều kênh thông tin đại chúng khác.

8. Biết cách giải trí và giải trí lành mạnh
Những mục tiêu về học tập, công việc đôi khi trở thành áp lực cho các bạn. Việc tạo cho mình những thói quen thư giãn và giải trí điều độ chính là điều mà mỗi sinh viên cần lưu ý. Tham gia các hoạt động xã hội, tập thể dục hàng ngày, giao lưu với bạn bè, đi du lịch, thưởng thức nghệ thuật … là những hoạt động bình thường, quen thuộc với mỗi sinh viên. Nếu bạn biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý, điều hòa giữa việc học và giải trí sẽ giảm thiểu được những căng thẳng trong cuộc sống. Đặc biệt, bạn cần ý thức được hình thức giải trí lành mạnh, phù hợp, không để tiêu tốn thời gian vào bài bạc, bia rượu, game online và các tệ nạn xã hội khác. Nhà trường, các khoa/bộ môn, Đoàn thanh niên – Hội Sinh viên trường cũng thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho các bạn tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các chương trình giải trí dành cho sinh viên.

9. Chủ động “săn” học bổng và các cơ hội hỗ trợ học tập
Buổi trao học bổng Meros năm 2014
 
Có rất nhiều nguồn hỗ trợ của các tổ chức xã hội, các cá nhân, đơn vị cho các bạn sinh viên với các học bổng khuyến khích học tập, học bổng cho sinh viên giỏi, học bổng cho sinh viên khó khăn, học bổng cho sinh viên khuyết tật, học bổng du học nước ngoài… Bạn hãy tích cực theo dõi những thông tin này trên bản tin, thông báo của Phòng Công tác sinh viên (http://ctsv.hcmussh.edu.vn/). Đặc biệt, sinh viên nên thường xuyên truy cập website các trường đại học và trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước để chủ động nắm bắt thông tin về các học bổng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định về loại học bổng phù hợp với bản thân, từ đó tìm hiểu các quy định, các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ học bổng. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho mình một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để đăng ký học bổng khi có cơ hội.

10. Làm thêm hợp lý
Nếu bạn muốn làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, trang trải cuộc sống thì nên có sự lựa chọn hợp lý. Để kiếm một công việc, các bạn sinh viên có rất nhiều cách, nhưng hiệu quả và ít rủi ro nhất là bạn nên liên hệ với văn phòng Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực của trường (Phòng C.001 ở cơ sở 1 và dãy nhà B ở cơ sở 2) hoặc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố (33 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1) để được tư vấn và bố công việc làm thêm vừa phải, hợp lý…

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu đi làm thêm, bạn hãy biết tự đánh giá năng lực của mình để chọn một công việc phù hợp, cũng như biết sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và việc đi làm. Bạn nên xác định làm thêm để có kinh nghiệm thực tế, sau đó mới tính tới trang trải cuộc sống; không nên vì quá mê kiếm tiền mà bỏ quên mục đích chính là học tập.


ĐOÀN THANH NIÊN – HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG
(Cập nhật từ bài viết năm 2013 và có sửa chữa, bổ sung)

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
21/07/2017 10:07 # 12
ChieusangxanhVN
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 23/30 (77%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 17/07/2017
Bài gởi: 53
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Mình rất thích Đà Nẵng mà chưa có cơ hội để vào

 

Chieu sang xanh TK Lighting là nhà cung cấp giải pháp chiếu sáng đồng bộ và toàn diện cho đa dạng các không gian từ sinh hoạt tới công cộng với gần 10 năm kinh nghiệm. Chúng tôi sản xuất và phẩn phối cột, đèn sân vườn | cot den cao ap | den cao ap | tủ điện, ballast, bóng đèn, khung móng, cọc tiếp địa... Với phương châm chiếu sáng xanh, các sản phẩm của chúng tôi đáp ứng 3 tiêu chí: an toàn cho mắt, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường

Xem thêm các sản phẩm chiếu sáng ngoài trời tại : http://chieusangxanh.com.vn/chieu-sang-ngoai-troi-3.html



Chiếu sáng xanh TK Lighting chuyên sản xuất cột đèn cao áp | đèn cao áp


 
21/07/2017 10:07 # 13
ChieusangxanhVN
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 23/30 (77%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 17/07/2017
Bài gởi: 53
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Đà Nẵng đẹp, mình rất thích nơi đây

 

 



Chiếu sáng xanh TK Lighting chuyên sản xuất cột đèn cao áp | đèn cao áp


Được chỉnh sửa bởi nguyenquynhtran vì:xóa link ẩn
22/12/2022 21:12 # 14
duyphuong537
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 12/12/2022
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Cùng chia sẻ kinh nghiệm với tân sinh viên.


Bài viết rất hay nhớ 1 thời mình cũng như vậy standee




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024