Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/01/2013 13:01 # 1
nguyenloanqt92
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/100 (4%)
Kĩ năng: 55/60 (92%)
Ngày gia nhập: 19/10/2010
Bài gởi: 454
Được cảm ơn: 205
Yêu cũng phải học


 

Yêu cũng phải học

Có ngôi sao nào giờ đây thật sự tỏa sáng bằng khả năng và tài năng của mình, mà không (hay chưa từng) gặp một biến cố lớn trong đời, như một bước ngoặt bắt buộc phải quyết định thay đổi hẳn môi trường sống hoặc một hướng đi… có thể so sánh với cuộc đấu tranh sinh tử.

Điều mình suy nghĩ n\trên thực ra mình cũng có thể trả lời, rằng có rất nhiều tài năng được sinh ra trong một môi trường thuận lợi, được hỗ trợ, động viên và chỉ cần có bản lĩnh và đam mê…

Nhưng, mình cũng chắc chắn, không ít những người đã nằm ở trường hợp trên.

Và… vì họ đi lên tự thân, nên họ ý thức về cuộc sống để giữ gìn từng bước chân, ít có scandal gây shock để lại ấn tượng không tốt không đẹp trong lòng người thân và bạn hữu.

Đặt ra mục tiêu và hành động một cách can đảm không là điều dễ dàng.

Có thể mục tiêu sống của mình không phù hợp với số đông, không được đánh giá cao nhưng quyết tâm theo đuổi mục tiêu mà mình yêu thích – bất kể lĩnh vực nào, như thế nào… (miễn không ảnh hưởng xấu và mang hệ lụy xấu, không làm phiền đến đời sống người khác và lợi ích chung) thì đều nên theo đuổi đến cùng.

Thành công hay thất bại chỉ mình mới thực sự là người cảm nhận đúng về nó.

Bố mẹ sẽ đi cùng con hỗ trợ về vật chất đến tinh thần cho đứa con đến năm bao nhiêu tuổi?

Đây là câu hỏi mình muốn tất cả mọi người chia sẻ với mình, để mình biết suy nghĩ của mình đúng hay sai.

Thế nào là cứu con, khi con của mình đã học xong đại học, đã biết kiếm tiền và biết ăn chơi, vướng vào tệ nạn, được bố mẹ là công chức nghèo phải lo lắng, chăm sóc và chạy vạy suốt gần 20 năm, được nuôi ăn học có bằng cấp đại học và biết kiếm tiền, có người yêu, có nơi chốn… mà không lo chăm chỉ làm ăn chính đáng, cứ cần tiền dù vài ba triệu đồng đến đến vài chục triệu cũng hô: bố mẹ cứu con, cứu con “Bố mẹ cứu con không thì xã hội đen sẽ giết con mất”, trong khi bố mẹ đều rất già và chỉ sống bằng lương hưu, lại còn mang bệnh nan y.

Có cứu không và cứu thì cứu bao nhiêu lần cho đủ tình yêu? Cứu đến năm con mình bao nhiêu tuổi?

Bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo pháp luật?

Bao nhiêu tuổi thì biết yêu thương bố mẹ như và hơn cả đời sống của mình, và biết nghĩ: Bố mẹ là điều quý giá nhất mà ta có?

Tôi cứ tự hỏi, tại sao có người luôn nhận được sự tin cậy từ người khác ngay từ phút giây đầu tiên gặp mặt.

Tại sao có người từng chứng tỏ (và cố chứng tỏ) là người thật thà, có khả năng và đáng tin, mà không thể gây được niềm tin ở người khác?

Đó là những điều xuất phát từ trực giác.

Nhưng ý nghĩ và cảm giác ấy của mọi người xuất phát từ đâu?

Ánh mắt? Giọng nói? Tư thế, cử chỉ hay ngôn ngữ từ họ phát ra?

Cảm giác tin cậy ai đó dẫn đến niềm tin đối với người ấy khi ta tiếp xúc.

Mình cho đây là điều quan trọng nhất trong đời sống, không chỉ cá nhân với cá nhân, mà ai tạo ra được niềm tin với mọi người, chứng tỏ người đó có ảnh hưởng tốt đến cộng đồng và cuộc sống của chính cá nhân họ, chứ không đơn thuần chỉ là một cá nhân với một cá nhân.

Yêu thương cũng phải học.

Dạy con thì phải làm gương từ cuộc sống thực tế gia đình.

Ngay từ khi còn bé, dạy con mà chỉ nói mà không thực sự khi xa nghĩ gần, không hy sinh cái tôi của mình, và biện minh là “ai cũng có quyền yêu và chơi theo ý thích” thì cái giá phải trả là đời sống của đứa con đôi khi đeo đẳng gánh nặng và đau khổ cả một đời.

Mình thích hai chữ tự do.

Nhưng mình mặc định khái niệm: Tự do nào cũng có những nguyên tắc không được phép vi phạm.

Đó là đạo đức và sự gương mẫu trước lời nói của mình.

Đôi người nhận xét, đã tự do sao còn đóng những khuôn khổ và quy tắc cho mình.

Tự bộc lộ bản thân, có lần mình nói: Mình biết xấu hổ mỗi khi nói lời nào đó sai trái với hành động mà mình làm.

Hôm qua, khi đàm luận với chuyên gia về đề tài phóng túng không cần giấu diếm, đã có lúc mọi người cùng ngẩn ra như bế tắc, khi đặt chính mình vào trường hợp cụ thể để tìm giải pháp “yêu thương”.

Luôn có cách để yêu thương mình và yêu thương gia đình và người thân.

Nhưng yêu thương mình và yêu thương người thân thế nào cho đúng thì chẳng có một quy tắc chung nào.

Sách và thực tế vẫn phải nằm chung ở trái tim, bản lĩnh và sự hiểu biết về đời sống của mỗi người.

Câu chuyện “Anh chỉ yêu em thôi, muốn ở bên cạnh em thôi, chứ có làm mất tự do của em đâu mà em lại xua đuổi anh” khiến mình bật cười.

Trong đời sống chẳng có điều gì đứng độc lập được.

Cả những điều hữu hình và vô hình.

Trái tim điều khiển phần lớn hành vi đời sống con người, mà trái tim lại không phải cỗ máy lắp ráp từ những linh kiện rời rạc có thể thay thế được.

 “Anh chơi (không có chữ Với) rất nhiều phụ nữ nhưng anh chẳng yêu ai được nữa” lại là một câu chuyện khác cũng thuộc về trái tim.

Không có trái tim và bộ óc trong cơ thể thì không ai có thể sống được.    

Những vết thương và những liều thuốc có thề chữa lành đôi khi tìm cả đời không gặp nhau.

Kết luận: Mỗi cá nhân đều có một đời sống khác nhau bởi họ khác nhau và không trái tim và bộ óc nào giống nhau.

Nguồn: Yume.vn

 



Nguyễn Thị Phương Loan         

Mod Góc học tập       

Mail: nguyenloanqt92@gmail.com

 
 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024