Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/06/2010 21:06 # 1
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Buổi ngắm Nguyệt Thực ngày 26-06-2010


Uhm. Đầu tiên phải nói là tình hình số má của PAC rất là tình trạng. Từ chiều đến tận 5h15p trời mây mù ầm ầm, mưa to như trút nước. Làm suýt nữa thì phải làm hình nhân cầu nắng. 5h30. Tạnh mưa anh em vội vàng vác kính đến bãi biển Phạm Văn Đồng để cố đấm ăn xôi. Nói chung là cũng không có gì nhiều nhưng sau một thời gian mây mù che phủ thì cũng xem được chút ít.Chủ yếu là xem bằng mắt thường vì cái kính có bám nhật động ku Nhân về quê rồi nên không lấy được.
Dưới đây là một số những bức ảnh hiếm hoi của hôm nay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 
27/06/2010 21:06 # 2
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Buổi ngắm Nguyệt Thực ngày 26-06-2010


Đây là bài viết trên báo Đà Nẵng
http://www.baodanang.vn/vn/khcn/32825/index.html

Xem nguyệt thực huyền ảo ở biển Đà Nẵng 23:05, 26/6/2010 (GMT+7)

(ĐNĐT) - Đúng 18 giờ 15 phút ở vị trí 20 độ so với mặt nước biển, mặt trăng bất ngờ xuất hiện từ hướng đông mang theo một màu đỏ sẫm lạ thường khiến nhiều người tập trung chờ xem nguyệt thực tại biển Đà Nẵng thích thú.

Phạm Quý Nhân, Phó Chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách Khoa, cho biết một nửa phần mặt trăng bên trái bị che khuất do mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất.

Nguyệt thực một phần tại Việt Nam bắt đầu vào lúc 17 giờ 16 phút, nhưng hàng trăm bạn trẻ và người yêu thích hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này phải chờ đến thời điểm trăng mọc mới xem được. Đến khoảng 18 giờ 40 phút, khi các thành viên CLB Thiên văn Bách Khoa thông báo nguyệt thực đã đạt cực đại với 53% diện tích mặt trăng bị bóng tối Trái Đất bao phủ, hàng loạt các tay săn ảnh chờ sẵn đã đồng loạt bấm máy săn tìm tấm hình đẹp nhất.

Khác với xem nhật thực phải cần đến kính hỗ trợ bảo vệ mắt, nguyệt thực rất “lành”, ai cũng có thể thưởng thức hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên bằng mắt thường. Tuy nhiên, các thành viên CLB Thiên văn Bách Khoa cũng đã chuẩn bị sẵn kính viễn vọng, ống nhòm và nhiều thiết bị khác sẵn sàng hướng dẫn người xem khám phá đến từng chi tiết trên cung trăng.

Không may mắn quan sát nguyệt thực tại không gian biển huyền ảo như Đà Nẵng, CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM - HAAC cũng tổ chức quan sát nguyệt thực tại khuôn viên chung cư tại METRO, quận 2, TP.HCM. Đồng thời, tại Hà Nội, Hội thiên văn Hà Nội – HAS cũng leo lên tầng thượng chung cư 21 tầng (Chung cư 789 - Bộ quốc phòng).
 
Theo tính toán, vào rạng sáng ngày 16-6-2011, nguyệt thực toàn phần sẽ trở lại với Việt Nam.
 

Chuẩn bị đồ nghề xem nguyệt thực từ sớm

: Vô số thấu kính được chuẩn bị

Trăng lên rồi

Biển Đà Nẵng huyền ảo trong trăng

 

Nguyệt thực đạt độ che phủ 53%


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024