Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/07/2014 18:07 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
So sánh đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư


So sánh đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư:

 

1. Phương pháp giá trị hiện tại:

Khi sử dụng phương pháp này, toàn bộ thu nhập và chi phí của các dự án trong suốt thời kỳ so sánh được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại (đầu thời kỳ). Trong các dự án đó dự án nào có giá trị hiện tại PV lớn nhất sẽ là dự án có lợi nhất. Cần chú ý là toàn bộ lợi ích và chi phí của các dự án đều được quy đổi lại theo thời kỳ so sánh, chứ không phải theo thời gian hoạt động của từng dự án. Thời kỳ so sánh được tính bằng bội số chung nhỏ nhất của các thời gian hoạt động các dự án. 

2. Phương pháp giá trị tương lai:

Khi sử dụng phương pháp này toàn bộ thu nhập và chi phí của các dự án trong suốt thời kỳ so sánh được quy đổi thành một giá trị tương đương ở tương lai (cuối thời kỳ). Trong các dự án đó, dự án nào có giá trị tương lai FV lớn nhất sẽ là dự án có lợi nhất. 

3. Phương pháp giá trị đều hàng năm:

Khi sử dụng phương pháp này, toàn bộ thu nhập và chi phí được quy đổi thành một chuỗi dòng tiền tệ đều hàng năm tương đương với dòng tiền tệ ban đầu, trong các dự án, dự án nào có giá trị đều hàng năm AV lớn nhất được sẽ chọn. Sử dụng phương pháp này không cần xác định thời kỳ so sánh. 

 

4. Phương pháp tỷ số lợi ích trên chi phí:

Để so sánh lựa chọn dự án theo tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) sử dụng phương pháp phân tích theo gia số và được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Xác định tỷ số B/C định mức tức là tỷ số khi ngành tiến hành đầu tư phải đem lại kết quả ít nhất bằng như vậy. Giả sử tỷ số định mức đó bằng k (k ≥1)

Bước 2: Xác định giá trị lợi ích đều hàng năm AVB và giá trị chi phí đều hàng năm AVC cho từng dự án.

Bước 3: Sắp xếp thứ tự các dự án theo trật tự giá trị AVB và AVC tăng dần.

Bước 4: Bắt đầu xác định tỷ số B/C từ các dự án có giá trị AVB và AVC nhỏ nhất. Nếu dự án i nào đó có kết quả tỷ số (B/C ≥k)thì lấy nó làm nền để so sánh với dự án tiếp theo xem có hiệu quả hơn không.

Bước 5: Xác định tỷ số B/C theo gia số của dự án i +1 so với dự án i bằng

Nếu tỷ số này lớn hơn hoặc bằng k có nghĩa là dự án i+1 có lợi hơn dự án i và lúc đó sẽ lấy dự án i+1 làm nền để so sánh dự án i+2. Còn tỷ số này nhỏ hơn k có nghĩa là dự án i có lợi ích hơn dự án i+1 lúc đó sẽ lấy dự án i làm nền để so ánh với dự án i+2. Việc so sánh cứ tiếp tục cho đến khi tìm được một dự án tối ưu nào đó thoả mãn điều kiện tìm được tỷ số B/C theo gia số của nó với bất kỳ dự án nền nào trước nó (các dự án AVB và AVC nhỏ hơn AVB tối ưu và AVC tối ưu) lớn hơn hoặc bằng k và tỷ số B/C theo gia số của bất kỳ dự án lấy nó làm nên nào sau nó (các dự án có AVB và AVC lớn hơn AVB tối ưu và AVC tối ưu) nhỏ hơn k thì dự án tối ưu đó là dự án chuẩn.k)thì lấy nó làm nền để so sánh với dự án tiếp theo xem có hiệu quả hơn không.

5. So sánh lựa chọn dự án theo tỷ lệ thu nội tại IRR:

Khi so sánh lựa chọn dự án theo tỷ lệ thu hồi nội tại cũng tiến hành các bước tương tự như khi so sánh các dự án theo gia số của dự án có vốn đầu tư nhỏ. Nếu IRR của gia số lớn hơn tỷ lệ thu hồi định mức (MARR - Minimum attractive rate of return) thì dự án có vốn đầu tư lớn hơn được chọn; còn trong trường hợp ngược lại thì dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn được chọn. Tỷ lệ thu hồi định mức là tỷ lệ lãi mà ngành ít nhất phải đạt được khi thực hiện dự án để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này ít nhất phải bằng tỷ lệ lãi vay.

- So sánh hai dự án đầu tư với nhau:

+ Nếu hai dự án có vốn đầu tư bằng nhau, dự án được chọn là dự án có giá trị IRR lớn nhất. Lẽ dĩ nhiên là dự án đó phải đáng giá (IRR ≥ r giới hạn)

+ Nếu hai dự án có vốn đầu tư khác nhau thì trình tự tiến hành nh sau: Giả sử vốn đầu tư của dự án A < dự án B

- Bước 1: Tính IRR của dự án có vốn đầu tư nhỏ (IRRA)

Nếu IRRA < r giới hạn, loại bỏ dự án A

Nếu IRRA ≥ r giới hạn, chuyển sang bớc 2

- Bước 2: Tính IRR của gia số đầu tư giữa dự án có vốn đầu tư lớn và dự án có vốn đầu tư nhỏ (IRR(D = B - A).

Nếu IRRD < r giới hạn, chọn dự án có vốn đầu tư nhỏ (dự án A) Nếu IRRD≥ r giới hạn, chọn dự án có vốn đầu tư lớn (dự án B)

Việc so sánh dự án có vốn đầu tư lớn hơn với dự án có vốn đầu tư bé hơn chỉ tiến hành nếu dự án có vốn đầu tư bé hơn là đáng giá. Với phương pháp so sánh theo gia số đầu tư thì dự án được chọn (dự án tốt nhất) chưa chắc là dự án có IRR là lớn nhất. Nếu dự án được chọn vừa có chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối (NPV), vừa có chỉ tiêu hiệu quả tương đối (IRR) là lớn nhất thì đó là trường hợp tối ưu nhất. Nhưng nếu hai chỉ tiêu này của một dự án nào đó không đồng thời đạt được là lớn nhất, thì dự án được chọn là dự án có NPV lớn nhất, còn chỉ tiêu IRR chỉ cần bằng hoặc lớn hơn một ngưỡng hiệu quả cho phép (IRR ≥ r giới hạn)

- So sánh nhiều dự án với nhau:

+ Nếu các dự án đưa ra so sánh có vốn đầu tư bằng nhau thì dự án tốt nhất là dự án có giá trị IRR lớn nhát và tất nhiên dự án đó phải đáng giá (thoả mãn điều kiện IRR ≥ r giới hạn).

+ Nếu các dự án đưa ra so sánh có số vốn đầu tư khác nhau, quá trình so sánh được tiến hành

Bước 1: Sắp xếp các phương án theo thứ tự tăng dần về vốn đầu tư ban đầu.

Bước 2: So sánh từng cặp dự án. Cụ thể tính IRR của dự án có vốn đầu tư nhỏ nhất.

- Nếu IRRD < r giới hạn, loại bỏ dự án này và tính tiếp IRR của dự án có vốn đầu tư kế tiếp cho đến khi chọn được dự án làm cơ sở so sánh.

- Nếu IRRD ≥ r giới hạn, dự án này được chọn làm cơ sở để so sánh.

Bước 3: Tính IRR của gia số đầu tư giữa dự án so sánh (dự án có vốn đầu tư lớn hơn kế tiếp) và dự án làm cơ sở so sánh.

- Nếu IRR (D)≥ r giới hạn, loại bỏ dự án làm cơ sở so sánh và lấy dự án so sánh làm dự án cơ sở so sánh; tiến hành so sánh với dự án có vốn đầu tư lớn hơn kế tiếp.

- Nếu IRR (D) < r giới hạn, loại bỏ dự án so sánh, dự án làm cơ sở so sánh vẫn được giữ lại để so sánh với dự án tiếp sau. Cứ tiếp tục cho đến khi chỉ còn lại một dự án. Đó là dự án được chọn. 

6. Phương pháp thời gian hoàn vốn (có xét yếu tố thời gian của tiền tệ):

Việc so sánh các dự án được tiến hành tương tự như khi so sánh lựa chọn theo tỷ số B/C và tỷ lệ thu hồi nội tại IRR, nghĩa là so sánh theo gia số của dự án có vốn đầu tư lớn hơn so với dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn. Nếu thời gian hoàn vốn của gia số nhỏ hơn thời gian hoàn vốn định mức thì dự án có vốn đầu tư lớn hơn được chọn , còn trong trường hợp ngược lại thì dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn được chọn. Thời gian hoàn vốn định mức là giới hạn thời gian nhiều nhất để ngành phải hoàn trả vốn, vượt qua giới hạn đó có nghĩa là việc đầu tư không đạt hiệu quả. 

Nguồn: GS.TS.NGƯT. Bùi Xuân Phong (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024