Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/01/2016 13:01 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Trắc nghiệm đúng sai kinh tế vi mô


1. Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề về thị trường cung cầu hàng hóa cá nhân,hộ gia đình và doanh nghiệp còn kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề can thiệp của chính phủ
2. Nếu giá hàng hóa tăng 10% làm lượng cầu giảm 15% ta nói hệ số co giãn của cầu theo giá là kém co giãn
3. Nếu lượng cung lớn hơn lượng cầu ta nói thị trường đang ở trạng thái dư thừa
4. Dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội là số lượng hàng hóa được sản xuất ra.
5. Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất là do sự thay đổi trong việc kết hợp hàng hóa sản xuất ra.
6. Thuế trên mỗi đơn vị sản phẩm đánh vào nhà sản xuất, việc nhà sản xuất hay người tiêu dùng chịu nhiều thuế hơn không phụ thuộc vào lượng thuế.
7. Khi chính phủ đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm bán ra, người tiêu dùng chịu thuế ít hơn nếu cung co giãn và cầu ít co giãn.
Nếu cầu là không co giãn theo giá, tăng giá sẽ làm tăng doanh thu.
8. Nếu cầu là co giãn theo giá, tăng giá sẽ làm tăng doanh thu.
Nếu cầu là co giãn theo giá, giảm giá sẽ làm tăng doanh thu.
9. Thu đang tối đa hóa tổng lợi ích khi dùng hết ngân sách của mình trong việc tiêu dùng hàng hóa X và Y. Nếu giá của X tăng gấp đôi (các điều kiện khác không đổi), để tối đa hóa tổng lợi ích, số lượng hàng hóa X mà Thu tiêu dùng phải giảm cho đến khi lợi ích cận biên tăng gấp đôi.
10. Tỷ số giá giữa hai hàng hóa X và Y là 2:1. Nếu Nga đang tiêu dùng với số lượng hàng hóa X và Y ở mức MUX/ MUY = 1:2. Vậy để tối đa hóa tổng lợi ích khi tiêu dùng hết ngân sách, Nga phải tăng X và giảm Y.
11. Nếu 1% thay đổi trong giá của thực phẩm dẫn đến lượng cầu về bia thay đổi là 0,07% thì có thể kết luận là 2 hàng hóa này có mối quan hệ bổ sung.
12. Sự thay đổi của giá bản thân hàng hóa gây ra sự dịch chuyển của đường cầu hàng hóa đó.
13. Co giãn của cầu theo giá là số âm, điều đó có nghĩa đường cầu là đường dốc xuống
14. Giá của một tuyến xe buýt giảm, nhưng doanh thu của doanh nghiệp xe buýt không đổi, cầu của xe buýt là tương đối co giãn theo giá
15. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung chắc chắn gây ra sự suy giảm của mức giá cân bằng.
16. Để đạt được tổng lợi ích tối đa với khoản thu nhập hạn chế, người tiêu dùng phải làm cân bằng tổng lợi ích trên một đơn vị tiền tệ chi mua các hàng hóa đó.
17. Phần trăm tăng lên trong giá là như nhau có thể dẫn đến phần trăm giảm trong lượng cầu là nhiều hơn nếu khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi dài hơn.
18. Thực tiễn nhu cầu của con người không được thỏa mãn đầy đủ với nguồn lực hiện có được gọi là vấn đề: chi phí cơ hội.
19. Giảm giá hàng hoá bổ sung của một hàng hóa xác định nào đó sẽ làm dịch chuyển đường cầu hàng hoá đó sang phải.
20. Trợ cấp từ chính phủ vào nhà sản xuất, việc nhà sản xuất hay người tiêu dùng hưởng nhiều trợ cấp hơn là không phụ thuộc vào lượng trợ cấp
21. Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa tổng chi phí trung bình và chi phí biến đổi trung bình trong ngắn hạn là thu hẹp dần khi sản lượng tăng.
22. Chi phí biến đổi tăng thì tổng chi phí trung bình cũng tăng.
23. Đường tổng chi phí trung bình và chi phí biến đổi trung bình có dạng hình chữ U
24. Trong ngắn hạn, nếu chi phí cận biên lớn hơn tổng chi phí bình quân thì tổng chi phí bình quân đang giảm. 
25. Khi đường sản phẩm trung bình đang giảm, sản phẩm cận biên lớn sản phẩm trung bình
26. Một hãng chấp nhận giá đối mặt với một đường doanh thu trung bình dốc xuống.
27. Đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là phần dốc lên của đường chi phí cận biên của hãng, ở tất cả những điểm phía trên điểm chi phí cố định trung bình tối thiểu.
28. So với cạnh tranh hoàn hỏa độc quyền sản xuất nhiều hơn nhưng đặt giá cao hơn
29. Giang và Yến đang tiêu dùng dâu tây với số lượng như nhau tại cùng một mức giá. Nếu cầu về dâu của Giang co giãn nhiều hơn cầu về dâu của Yến thì thặng dư tiêu dùng của Yến sẽ lớn hơn của Giang tại mức giá đó.
30. Thua lỗ lớn nhất của một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể chịu trong ngắn hạn là tổng chi phí cố định của hãng.
31. Các hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận thì họ nên thuê đến số lượng lao động mà tiền lương trả cho lao động bằng chi phí cận biên của quá trình sản xuất.
32. Cung của một hàng hóa tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì thặng dư tiêu dùng giảm xuống.
33. Đường cung lao động của hãng có thể thay đổi do dân số trong độ tuổi lao động tăng.
34. Trong ngắn hạn, chi phí biến đổi tăng thì tổng chi phí trung bình tăng. 
35. Việc chính phủ thực hiện mở rộng đào tạo nghề cho người lao động không làm ảnh hưởng đến đường cầu lao động.
36. Trên thực tế, đường cung lao động của thị trường là một đường vòng về phía sau.
37. Doanh nghiệp độc quyền không bao giờ chịu lỗ
source :
http://diendankienthuc.net



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024