Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/06/2016 09:06 # 1
buribaby
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 51/70 (73%)
Kĩ năng: 10/30 (33%)
Ngày gia nhập: 20/04/2016
Bài gởi: 261
Được cảm ơn: 40
Tản mạn về đạo đức kinh doanh tại Việt Nam


Do Việt Nam một thời gian dài chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung, bao cấp nên khái niệm Đạo đức kinh doanh gần như không được xem trọng do các doanh nghiệp không chịu áp lực cạnh tranh với thị trường. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức đạo dức kinh doanh là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, do đó, khái niệm này được nhắc đến thường xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng và đã dần được các doanh nghiệp áp dụng.

Đạo đức kinh doanh

Trong  vòng xoáy đầu tư, lợi nhuận, đôi lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận và quên đi đạo đức kinh doanh. Làm sao để vừa đảm bảo được lợi nhuận và khả năng tồn tại ngắn hạn, vừa đảm bảo thực hành đạo đức kinh doanh như một hình thức đảm bảo ổn định dài hạn luôn là bài toán khó đối với các chủ doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ tập trung phân tích một số quan điểm về đạo đức kinh doanh trong một số trường hợp điển hình tại Việt Nam, nhằm giúp anh chị có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.

Đầu tiên chúng ta lướt qua một chút về khái niệm đạo đức kinh doanh. Theo Stoner (1989), ông đã nên khá rõ đó là đạo đức kinh doanh là khi và chỉ khi:

  1. Xem xét quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, áp dụng các nguyên tắc nhân bản trong quá trình ra quyết định quản trị kinh doanh và
  2. Quan tâm đến tác động của quyết định lên người khác cả bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp.

Như vậy thực thi đạo đức kinh doanh trước hết phát tuân thủ pháp luật. Nhưng vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật là tuân thủ các nguyên tắc mà con người và xã hội chấp nhận. Hiểu theo cách này, chúng ta loại trừ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, chúng ta chỉ quan tâm, phân tích những doanh nghiệp vẫn tuân thủ pháp luật nhưng có đảm bảo đạo đức kinh doanh hay không.

Chúng ta lần lượt xem xét các trường hợp sau:

1. Trường hợp của công ty Vedan.

Tóm tắt: Công ty Vedan tháng 9/2008 đã đổ nước thải ra song Thị Vải và đã bị chính quyền địa phương phát hiện buộc phải bồi thường thiệt hại. Những thiệt hại cho Vedan gây ra là ô nhiễm nặng khu vực bán kính 10km, ảnh hưởng 2100 ha nuôi trồng thủy hải sản, còn Vũng Tàu thiệt hại 600 ha.

Đánh giá sự ánh hưởng từ hành động của Vedan.

Đối với Vedan, chính quyền địa phương buộc Vedan phải bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật là lẽ đương nhiên. Nhưng sự việc không chỉ là thiệt hại mà Vedan phải bồi thường. Khi đã xong trách nhiệm pháp lý, Vedan còn chịu hậu quả nặng nề do vi phạm tính liêm chính, đạo đức kinh doanh khi hầu hết các siêu thị và người tiêu dùng tẩy chay không sử dụng sản phẩm Vedan. Những thiệt hại cho cộng đồng người tiêu dùng tẩy chay gây thiệt hại hơn rất nhiều so với những gì mà Vedan phải bồi thường do vi phạm pháp luật.

 2. Trường hợp tăng giá trứng gà của Công ty CP

Từ  4/1/2013 đến ngày 11/4/2013, công ty CP, đơn vị nắm hơn 50% sản lượng trứng trên thị trường hiện nay đã liên tục “làm giá” từ  từ 21.500 đồng/trứng (hộp 10 trứng) lên đến 29.500 đồng /trứng (hộp 10 trứng) trong khi giá trứng bình ổn tại các siêu thị chỉ 23.500 đồng (vỉ 10 trứng).

Khi cơ quan chức năng vào cuộc, CP lúc này mới thừa nhận việc tăng giá là sai và Cục thuế và Sở Tài chính Bình Dương lập tức vào cuộc, phối hợp rà soát các khoản chênh lệch giá bất hợp lý để công ty làm nghĩa vụ tài chính theo quy định Pháp Luật.

Đánh giá sự ảnh hưởng của CP:

Tuy nhiên, dù CP đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhưng các siêu thị đồng loạt tẩy chay sự có mặt của CP dù CP đã giảm giá 21.600 đồng/vỉ 10 trứng, thấp hơn giá bình ổn là 1.900 đ/vỉ 10 trứng. Tạo một phản ứng dây chuyền trong dư luận và câu chuyện này vẫn còn ồn ào cho tới ngày nay và thiệt hại CP sẽ gánh chịu sẽ cần khắc phục trong thời gian dài.

 3. Trường hợp khai lỗ liên tục 10 năm của Coca Cola

Đây là trường hợp bị dư luận lên tiếng gay gắt gần đây nhất khi Coca Cola, một công ty hàng đầu về thức uống tại thị trường Việt Nam, Coca Cola xuất hiện từ ngang cùng ngõ hẻm trong từng ngôi nhà của người dân Việt Nam nhưng… chưa đóng thuế 1 đồng nào vì luôn lỗ.

Đánh giá sự thiệt hại của Coca Cola

Bỏ qua những thủ thuật kinh doanh của Coca Cola và những chiêu lách thuế , chuyển giá và hoặc thậm chí là chiêu của đối thủ Coca Cola… nhưng dù chưa bị cơ quan chức năng “sờ gáy” nhưng cộng đồng tiêu dùng Việt Nam đã lên tiếng tẩy chay Coca, làn song này ngày càng lan rộng và càng lớn khi người tiêu dùng Việt dùng những lời lẽ rất nặng nề cho Coca như “bòn rút”, “trốn”, “thiếu đạo đức”… và chưa có một thống kê nào về khoản thất thu của đại công ty này nhưng chắc chắn, việc ảnh hưởng đến uy tín và túi tiền của Coca Cola là không nhỏ.

Từ 3 ví dụ trên, có những ví dụ về vi phạm Luật pháp, sau khi khắc phục vẫn bị tẩy chay đến những sự việc chỉ đang là “nghi án” thì vấn đề ở đây hiện ra rất rõ: nếu doanh nghiệp không thực thi trách nhiệm đạo đức với xã hội, lập tức sẽ bị tẩy chay. Thiệt hại từ những hoạt động “tẩy chay” này còn khiến doanh nghiệp thiệt hại gấp nhiều lần so với chi phí khắc phục trách nhiệm về mặt luật pháp. Trong môi trường Internet và mạng xã hội hiện nay, tính trung thực và liêm chính còn cần được đề cao hơn nữa, vì không ai hết người phán xét bạn chính là người tiêu dùng, khi họ có đầy đủ quyền lực và công cụ.

Nguồn: QuantriKinhdoanh.com.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024