Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/11/2015 22:11 # 1
niphip
Cấp độ: 26 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 109/260 (42%)
Kĩ năng: 113/140 (81%)
Ngày gia nhập: 19/12/2012
Bài gởi: 3359
Được cảm ơn: 1023
[Fshare]Đồ án: thi công đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho


Xin chào các bạn sinh viên khoa Kiến trúc, dưới đây là, Đồ án: thi công đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho

Các bạn tham khảo link đầy đủ bên dưới nhé, chúc các bạn học tốt !!

LINKDOWN: https://www.fshare.vn/file/Z2ZJHHOQFLG7

PASS: FDTU

---------------------------------

 

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐOẠN TUYẾN:                                      

Đoạn tuyến cần thiết kế kỹ thuật thi công từ Km 0 đến Km 6+50 có độ dốc ngang sườn từ 0.02% đến 0.25%. Cống thi công trên đoạn tuyến thi công là cống tròn BTCT 14Ø100 để cấp nước từ trong mặt đường đổ ra các rảnh dọc được đặt tại các vị trí sau đây :

Km0+50;Km0+350;Km1+300;Km1+600;Km1+850;Km2+100;Km2+800;Km3+150;Km3+550;Km3+850;Km5+50;Km5+350;Km5+650;Km5+950.

Đoạn tuyến đi vào ba đường cong có bán kính 1200m có bố trí siêu cao 2%, chiều dài chuyển tiếp 50m và hai đường cong có bán kính 600m có isc=2%, chiều dài chuyển tiếp 70m.

1.2. XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIÊN THI CÔNG:

Vị trí tuyến : điểm đầu từ ga Sóng Thần qua các ga Tam Bình,Tân Thới Hiệp (Q12),Tân Kiên (Bình Chánh) và Long Định (Bến Lức)…

Trên địa bàn Tiền Giang, tuyến đường sắt bắt đầu từ xã Trung Hòa đi dọc theo Tỉnh lộ 879 qua xã Phú Kiết rồi cắt qua sông Bảo Định và cắt Quốc lộ 1A đoạn xã Thân Cửu Nghĩa (lần 1), xã Phước Thạnh (lần 2), sau đó đi cặp phía tây Tỉnh lộ 870B đến cuối tuyến (giáp khu công nghiệp Mỹ Tho). Chiều dài toàn tuyến qua 2 tỉnh Long An, Tiền Giang khoảng 50 km.Điểm cuối là xã Trung An (Theo quy hoạch sẽ là phường 12),Mỹ Tho.

Đặc điểm của tuyến là do đi với độ dốc nhỏ nên có những đoạn khối lượng đào đắp không đều, công tác điều phối đất gặp phải khó khăn

Điều kiện tự nhiên khu vực tuyến đi qua:

Căn cứ vào hồ sô thiết kế và việc xác định lại các điều kiện trên thực địa ta có :

1.2.1. Địa hình - địa mạo:

Đây là vùng đồng bằng, rừng thuộc loại tái sinh cấp 3, cây cối mọc không dày lắm, những cây lớn đã bị khai thác lấy gỗ, chỉ còn lại những cây nhỏ chừng 1 năm tuổi trở lại và một số cây lá kim mọc thưa thớt, cỏ mọc nhiều nhưng chưa cao đến 50cm .

Địa hình khu vực tuyến đi qua có độ dốc ngang sườn tưông đối nhỏ, và những vị trí phân thủy, tụ thủy tưông đối rõ ràng.

1.2. 2. Địa chất:

Điều kiện địa chất nôi tuyến đi qua khá ổn định, lớp trên là lớp đất á sét, rất thuận lợi cho việc đắp nền đường, có chiều dày từ 5 đến 7m, bên dưới là lớp đá phong hóa dày.

Đất đai trong khu vực chủ yếu dùng cho trồng trọt nên việc đền bù và giải tỏa rất thuận lợi.

1.2.3. Địa chất thủy văn:

Theo hồ sô của các trạm đo mưa trong khu vực thì lượng mưa với tần suất thiết kế P = 4% là 573mm/ngày. Lượng mưa phân bố theo mùa tập trung vào 4 tháng cuối năm. Những tháng còn lại rất thích hợp cho việc thi công xây dựng các công trình.

Mực nước ngầm phân bố khá sâu nên không ảnh hưởng đến nền đường và điều kiện thi công .

1.2.4. Điều kiện khí hậu:

Khí hậu mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm.

Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).

Nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.

Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.



Facebook: Ngọc Yến Phan

Email: ngocyen.phan184@gmail.com

Lớp K17PSUQTH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024