Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/02/2023 23:02 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Dinh dưỡng và bù dịch giai đoạn cuối đời


Nếu như nhịn đói có thể làm người bệnh bị yếu, ngủ lịm, vầ lãnh đạm thì việc ngừng dinh dưỡng ở giai đoạn cuối chỉ gây đói hoặc tình trạng nguy cấp không đáng kể.

 

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Gần đây, sự nhận biết của các bác sỹ dưỡng đường về các lợi ích y học tiềm tàng đối với việc ngừng hay tiếp tục bù dịch và nuôi dưỡng nhân tạo (bao gồm muối ăn qua ống thông, dinh dưỡng ngoài đường tiêu hoá và truyền dịch tĩnh mạch) ở giai đoạn cuối cuộc đời mà không gây ra hoặc làm tăng sự bất ổn của người bệnh ngày càng tăng.

Khi không có sự nuôi dưỡng, thời gian kéo dài cuộc sống của người bệnh được xác định phần nhiều là dựa vào dự trữ mỡ của người bệnh. Một người trưởng thành bình thường đã được nuôi dưỡng tốt có thể hi vọng sống được 70 ngày nhờ sự tiêu hủy calo dự trữ. Ở giai đoạn cuối cuộc đời, cho ăn khi không đói và dinh dưỡng nhân tạo sẽ đi kèm với một số các biến chứng tiềm tàng. Ép ăn có thể gây buồn nôn, nôn ở người bệnh và sẽ dẫn đến ỉa chảy trong tình trạng kém hấp thu. Nuôi dưỡng có thể làm tăng tiết dịch đường miệng và đường thở nên có nguy cơ bị nghẹt thở; sặc, và khó thở. Nuôi ăn qua ống thông mũi dạ dày hoặc qua ống mở dạ dày và dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa hoàn toàn tạo cho người bệnh các nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu cam, tràn khí vùng phổi, rối loạn điện giải và sặc, đồng thời cũng phải ngăn giữ người bệnh mê sảng để phòng ngừa bít tắc catheter và ống thông.

Nếu như nhịn đói có thể làm người bệnh bị yếu, ngủ lịm, vầ lãnh đạm thì việc ngừng dinh dưỡng ở giai đoạn cuối chỉ gây đói hoặc tình trạng nguy cấp không đáng kể. Người bệnh thường không thấy đói khi bị thiếu hoàn toàn năng lượng và tình trạng tăng ceton huyết liên quan thiếu năng lượng sẽ tạo cảm giác khỏe, giảm đau, và khoan khoái nhẹ. Tuy nhiên, chỉ cần đưa vào cơ thể các lượng nhỏ carbonhyrat (như dung dịch dextrose tĩnh mạch 5%) sẽ chặn được sản xuất ra ceton và có thể làm cùn các tác dụng tích cực của việc nhịn đói hoàn toàn.

Ngừng cung cấp dịch có thể dẫn đến chết trong một vài ngày đến một tháng. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ở giai đoạn cuối có thể phải chịu ảnh hưởng không mong muốn bởi dịch bổ sung do sự phân bố của nó và do sự tiết dịch đường thở (gây sặc hoặc “tiếng nấc hấp hối”), đa niệu, và tiến triển hoặc trầm trọng cổ trướng, tràn dịch màng phổi hoặc các tràn dịch khác, phù ngoại biên và phù phổi.

Mặc dù vẫn chưa rõ ràng là ở chừng mực nào thì việc từ chối cung cấp dịch ở giai đoạn cuối sẽ tạo ra một cảm giác khó chịu vì khát, song với bất kỳ cảm giác khát nào như thế thì có thể làm giảm đơn giản bằng cách làm ẩm miệng. Các miếng nước đá, kẹo cứng, miếng gạc, hoặc một dung dịch có các thành phần bằng nhau gồm dung dịch nystatin, lidocain nhớt, diphendydramin và dung dịch súc miệng có bạc hà là rất hữu ích.

Mỗi người bệnh ở giai đoạn cuối cuộc đời đều có quyền từ chối cung cấp dinh dưỡng và dịch. Tuy nhiên, việc cung cấp hoặc ngừng thức ăn hoặc nước qua đường miệng không chỉ đơn thuần là một quyết định y học bởi vì làm như thế có thể có ý nghĩa xã hội và văn hóa sâu sắc đối với người bệnh, gia đình, và bác sỹ. Việc ngừng cung cấp dinh dưỡng và dịch qua ruột hoặc ngoài đường tiêu hóa phải vượt qua thách thức với quan niệm rằng việc nuôi dưỡng là một cách biểu lộ của lòng trắc ẩn và tình yêu. Trên thực tế, người bệnh ở giai đoạn cuối, đã lựa chọn việc ngừng việc cung cấp dịch và dịch dưỡng lẽ ra không nhất thiết là phải chịu đựng đói và khát. Có thể động viên gia đình và bè bạn giãi bày tình yêu và sự chăm sóc theo các cách khác hơn là những nô lực nhồi ăn hay truyền bù dịch và dinh dưỡng đường tiêm truyền cho người bệnh.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024