Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/06/2011 21:06 # 1
ohayogozaimasu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 47/100 (47%)
Kĩ năng: 106/110 (96%)
Ngày gia nhập: 17/10/2010
Bài gởi: 497
Được cảm ơn: 656
NGÀY MAI MÌNH SẼ HỌC


 

“Ngày mai mình sẽ học” - tôi đã tự nhủ với mình điều này từ hai tháng trước kì thi cuối năm.

Và một tháng trước kì thi tôi quyết tâm: “Ngày mai nhất định mình sẽ học”. Nhưng rồi khi đã đến rất gần ngày thi tôi vẫn tự nhủ:

“Chơi nốt hôm nay thôi, ngày mai mình sẽ học”…

 

 

 

 

Mỗi lần nghĩ đến việc học bài ở nhà thì tôi luôn tự nhủ mình bằng cái điệp khúc muôn thủa của những cậu sinh viên lười nhác như tôi ấy. Và sẽ chẳng có ngày mai nào tôi bắt đầu học cả. Vì ngày mai tôi sẽ lại tiếp tục những việc như ngày hôm qua mà không phải là việc học. Đó là vùi đầu vào máy tính chơi game từ lúc đi học về, là lang thang trên Facebook, Zingme để tán gẫu với một cô bạn không quen biết nhưng nói chuyện rất hợp, là cố để tìm bằng được một bộ phim rất hay mới lên sóng, là “hôm nay buồn quá, bọn mình đi uống rượu ốc đi”, hoặc “đi ra bờ hồ ăn kem đi” hay hôm nào mệt quá thì ngủ từ trưa đến tối mới dậy đi nấu cơm mà quên cả thời gian ngày tháng….

 

 

Đó là những lí do mà mỗi lần nghĩ đến việc học tôi luôn tự nhủ “thôi sẽ chơi nốt hôm nay, ngày mai mình sẽ học”, và chẳng bao giờ làm được điều “ngày mai mình sẽ học” ấy.

Thú thực là từ ngày nên học đại học đến giờ, tôi cũng như mấy cậu bạn cùng chơi ở góc cuối lớp chưa bao giờ có khái niệm “về nhà học bài” là như thế nào. Lúc đầu chưa quen với môi trường học đại học tôi cũng rất lo lắng. Nhưng chỉ là lo lắng để đó mà thôi. Hỏi cậu bạn thì cũng nhận được câu trả lời: “còn lâu mới thi, thôi để mai học”. Vậy là tôi lại ung dung vì ít ra vẫn có những người lười nhác như mình. Đúng là đã có một vài lần tôi mở sách vở ra học. Nhưng chỉ chưa đầy 5 phút tôi lại có mặt bên màn hình máy tính với dòng trạng thái trên yahoo: “ngày mai mình sẽ học, chắc chắn là như thế!”.

Cho đến tối qua, chỉ còn một ngày nữa là tôi bắt đầu thi môn đầu tiên thì tôi lại tìm được lí do khác để an ủi mình: “tiếng Anh thì phải học về lâu về dài chứ bây giờ học cũng không thi đậu được’’. Vậy là quyển sách mở ra lại được gấp vào sau 5 phút như thường lệ. Hơn nữa tôi còn có một lí do nữa để tự bào chữa cho mình đó là không chỉ riêng tôi mà mấy cậu bạn ngồi góc cuối lớp cùng tôi cũng chung tư tưởng: “Dù sao cũng thi lại nên để khi nào sắp thi lại sẽ học”!

Và ngày thi đầu tiên của tôi đã trôi qua nhanh chóng. Tôi không làm được bài, tất nhiên rồi. Đề thi không khó, đều là những kiến thức cơ bản trong giáo trình và thầy cô đã giảng trên lớp. Nhưng mà tôi đâu có chữ nào trong đầu. Ở trên lớp nếu không ngủ thì tôi lại “chém gió” cùng mấy cậu bạn chứ có bao giờ nghe giảng và ghi bài đâu.

Và hậu quả của cái điệp khúc bất hủ kia với tôi là từ ngày nên đại học đến giờ tôi chưa bao giờ có được một kết quả học tập tốt để bố mẹ tôi vui lòng, mặc dù khi còn học phổ thông tôi luôn là học sinh khá giỏi của lớp. Kì nào tôi cũng có tên trong danh sách thi lại của lớp, ít thì 2 môn, nhiều thì 4 môn. Kết quả của kì thì cuối năm này có lẽ cũng không thể tốt hơn được.

Đây là câu chuyện của tôi, một sinh viên năm thứ 2 của một trường đại học có tiếng tăm trên Hà Nội. Tôi tin rằng đây không chỉ là câu chuyện của riêng tôi mà còn là của không ít những sinh viên khác. “Ngày mai mình sẽ học” - sẽ chẳng bao giờ có ngày mai ấy cả nếu hằng ngày bạn vẫn tự nhủ mình bằng cái điệp khúc ấy. Đó là điệp khúc của những sinh viên lười nhác mà thôi.

Ngạn ngữ Nga có câu: “Rễ của sự học tập thì đắng, quả của sự học tập thì ngọt”. Hay như Benjamin Franklin - một nhân vật lịch sử thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ đã nói: “Một ngày hôm nay đáng giá hai ngày mai. Vì thế thay vì “ngày mai mình sẽ học” thì bạn hãy tự nhắc mình “bây giờ mình sẽ học” và hãy bắt đầu việc học ngay từ lúc này, ngay bây giờ trước khi quá muộn.





email: quynhlandtu@gmail.com
 
 
Tôi là ngày hôm nay

 
Các thành viên đã Thank ohayogozaimasu vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024