Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/04/2011 20:04 # 1
Tý TPM
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 48

Kinh nghiệm: 56/130 (43%)
Kĩ năng: 54/480 (11%)
Ngày gia nhập: 25/03/2011
Bài gởi: 836
Được cảm ơn: 11334
KỸ NĂNG SỐNG TỰ LẬP


Năm đầu đại học là một giai đoạn chuyển tiếp và để trở thành con người thực sự trưởng thành, sinh viên phải tự lập trong mọi mặt của đời sống. Kỹ năng sống tự lập là khả năng tự chăm sóc đến bản thân từ ăn ở, đi lại cho đến chi phí sinh hoạt, học phí, là chủ động trong việc học tập, cải thiện bản thân về mọi mặt, là khả năng tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân.

Sống tự lập giúp tăng cường sự tự tin trong việc tự quyết định nhiều vấn đề cho bản thân mà không cần phụ thuộc vào người khác. Bước chuyển tiếp lên đại học là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành của một thanh niên, bước qua cái tuổi 18 người thanh niên cần biết cách quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của bản thân. Không còn thể phụ thuộc vào ba mẹ thầy cô để quyết định, nhắc nhở trong mọi việc.Nhiều học sinh trong suốt quá trình học phổ thông chưa trang bị đủ cho mình về kỹ năng tự lập sẽ vô cùng bỡ ngỡ khi đặt chân vào đại học.
 
Cuộc sống ở đại học rất khác so với những năm trước và một trong những khác biệt lớn nhất là sinh viên phải tự thân vận động trong nhiều mặt từ vấn đề học tập đến hoạt động ngoại khóa, xã giao thiết lập quan hệ, cho đến việc ăn ở đi lại. Kỹ năng sống tự lập sẽ giúp cho sinh viên thích nghi với môi trường đại học nhanh chóng hơn. Phần lớn các sinh viên thành công ở đại học và sau đó đều có tinh thần chủ động, tự lập cao.

Sự tự lập giúp sinh viên phát triển về kỹ năng sống và học vấn toàn diện hơn. Những sinh viên ở các nước tiên tiến, sau khi học phổ thông thường ra ở riêng, đi làm thêm và có ý thức sống tự lập rất cao. Họ tự kiếm tiền để nuôi thân, hoặc vay tiền để đi học đại học, cao học. Thậm chí ngay những gia đình có khả năng chu cấp vẫn thường để con mình tự lo hoặc vay tiền và tự trả sau khi ra trường và có việc làm. Có như vậy sinh viên mới quý trọng đồng tiền và khi đã học thì cố gắng hết mình. Học vì đó là mục tiêu cốt yếu cho bản thân chứ không phải miễn cưỡng hay vì cha mẹ. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. 
Vì lý do tài chánh hoặc truyền thống gia đình, nhiều sinh viên nước ta vẫn sống với cha mẹ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên hình thành dần những thói quen sống tự lập. Rất nhiều sinh viên đến khi đi học đại học vẫn phụ thuộc vào ba mẹ về việc giặt giũ cơm nước, đóng tiền chi phí sinh hoạt. Khi mọi chuyện đến quá dễ dàng, con người ta có xu hướng ỷ lại và phụ thuộc, đùn đẩy công việc cho người khác. Lối suy nghĩ như vậy rất dễ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cá nhân sau này.

Làm thế nào đề học cách sống tự lập? 


Hãy tự rèn luyện những kỹ năng cơ bản nhất mà hầu hết nhiều sinh viên năm đầu còn thiếu như tự chăm sóc cho bản thân về ăn uống, đi lại, chi tiêu cho đến đi làm thêm để phụ giúp cho gia đình. Chỉ bằng cách đi làm ngoài giờ và quản lí tiền bạc một cách hiệu quả, sinh viên mới có thể thiết lập được sự tự lập trong vấn đề tài chính. Chỉ bằng cách tự lo liệu cho bản thân những bữa ăn sáng chiều, những bộ quần áo sạch sẽ, những phương thức đi lại, sinh viên mới có thể rèn luyện được tính tự lập trong lề thói hằng ngày. Những điều ấy tuy không phải là việc trọng đại nhưng đều ảnh hưởng đến nhận thức không ỷ lại, tinh thần tổ chức, có trách nhiệm tự giác cao. 

Hãy tự chủ động làm những việc mình cần làm mà không cần người khác nhắc nhở. Không còn những tiếng chuông reng vào lớp, nghỉ giải lao hay ra về. Không còn sự khắt khe của giám thị hay điểm danh gắt gao của thầy cô. Mỗi học sinh có thời khóa biểu khau. Ai nấy đều phải thiết lập một thời khóa biểu hợp lí và một tinh thần tự giác để hoàn thành công việc. Không thì sự thành công trên con đường học vấn đại học sẽ trở nên vô cùng xa vời.

Hãy chủ động trau dồi kiến thức của mình vì bài giảng của thầy cô trong lớp giới hạn về thời gian mà chủ đề thì lại rộng. Chủ động tìm đến thư viện để đọc thêm tài liệu, học nhóm với bạn bè cùng lớp hoặc tự rèn luyện tại nhà. Luôn luôn đặt câu hỏi cho những kiến thức mới học để có thể hiểu một cách sâu sắc và vận dụng nó vào thực tiễn chứ không chỉ học thuộc bài để đối phó. 

Tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc ngành nghề cho đến học hành. Tìm hiểu bản thân mình để xác định cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Không ai hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình. Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của bản thân để phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình. Trong thời đại thông tin ngày nay, việc tìm hiểu ngành nghề đã trở nên rất dễ dàng với hệ thống mạng. Báo chí và sách vở cũng trở nên phổ thông với hầu hết mọi tầng lớp giàu nghèo của xã hội. Chỉ bằng cách tự đào sâu tìm hiểu và quyết định sở thích và chuyên đề học vấn, sinh viên mới có thể xác định được đường lối thực sự đúng đắn và phù hợp cho bản thân. 

Nếu bạn muốn việc gì được thực hiện tốt đẹp, hãy tự mình làm nó.
Napoleon Bonaparte

( Trích Cẩm nang những kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho Sinh viên)


Dù bạn có là ai, sinh ra ở đâu, xuất phát từ tầng lớp nào đi chăng nữa, giấc mơ của bạn đều có thật, và đều có thể thực hiện được!
Phước Realty

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024