Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/12/2022 15:12 # 1
hocluat
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 19/20 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 11/07/2018
Bài gởi: 29
Được cảm ơn: 0
Bị lừa tiền qua mạng có lấy lại được không?


 

Hiện nay, tình trạng bị lừa đảo qua mạng đang diễn ra ngày càng nhiều, càng được phổ biến. Viêc để tự mình có thể lấy lại được số tiền mình bị lừa là một việc khá khó khăn.

Các trường hợp bị lừa chuyển tiền qua ngân hàn

Vấn đề “bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng” là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện nay, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề pháp luật như hành chính, hình sự, dân sự… và tác động đến nhiều đối tượng: thanh niên, người trung niên, người già dưới những thủ đoạn tinh vi. Tuy nhiên, có thể khái quát một số đặc điểm sau:

 – Việc bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng thường được diễn ra dưới các hình thức như:

+ Bán hàng, chào mời mua hàng trực tuyến rồi yêu cầu người mua chuyển tiền qua tài khoản trước nhưng sau đó, bên bán lại không giao hàng, tìm cách “cắt đứt liên lạc”, khoá facebook, zalo… sau khi đã nhận đủ tiền từ bên mua thông qua việc nhận chuyển khoản.

+ Bên lừa đảo đóng vai bên dịch vụ chuyển hàng hoá, quà tặng của người thân, bạn bè của nạn nhân từ nước ngoài, yêu cầu nạn nhân thanh toán phí dịch vụ hoặc yêu cầu nạn nhân nộp phạt cho cơ quan hải quan qua một tài khoản cá nhân. Sau khi nhận được tiền thì tìm mọi cách chặn điện thoại, để chiếm đoạt số tiền đã chuyển.

+ Bên lừa đảo thông qua việc liên lạc qua tổng đài, qua các trang mạng xã hội mà nạn nhân tham gia để thông báo về việc nạn nhân này được trúng thưởng một chương trình nào đó, rồi yêu cầu nạn nhân phải chuyển một số tiền để hoàn tất hồ sơ để nhận thưởng. Sau khi người bị hại chuyển tiền thì cũng bị mất liên lạc với bên công ty phát thưởng, tổ chức chương trình trúng thưởng (bên lừa đảo).

– Những người bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng phần lớn là những người “nhẹ dạ cả tin”, thường chủ yếu xác định qua những nhóm đối tượng người quen, học sinh, sinh viên, người trung niên, người già.

– Cách thức lừa đảo: Đưa ra những thông tin gian dối hoặc những thủ đoạn gian dối kết hợp với những giấy tờ phù hợp để thuyết phục người nạn nhân tin tưởng và thực hiện việc giao tiền, chuyển khoản. Nhưng sau đó khi đã nhận được tiền thì tìm mọi cách để cắt đứt liên lạc.

Có thể thấy, “việc lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng” là một trong vấn nạn trong xã hội. Người bị lừa sau khi biết mình bị lừa thì sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng, không tìm được cách để lấy ại được tiền vì không tìm được đối tượng lừa đảo, hoặc không đủ chứng cứ để tìm kiếm người lừa đảo.

Lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản có lấy lại được không?

Hiện nay, tình trạng bị lừa đảo qua mạng đang diễn ra ngày càng nhiều, càng được phổ biến. Viêc để tự mình có thể lấy lại được số tiền mình bị lừa là một việc khá khó khăn.

Do vậy, đối với trường hợp bị lừa tiền qua mạng, cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa đó là người bị hại nên thông tin, trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết.

Tuyệt đối không đánh đồng giữa trường hợp bị lừa đảo qua mạng và trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản bởi chúng khác nhau hoàn toàn về bản chất. Ví dụ bạn đang bị lừa đảo chuyển tiền vào một tài khoản MB Bank, Vietcombank nhưng lại tìm kiếm từ khóa là: cách lấy lại tiền đã chuyển khoản MB Bankcách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản vietcombank. Như vậy là không chính xác?

Khi đã phát hiện mình đã bị lừa tiền, việc đầu tiên mà người bị hại cần làm làm thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng.

Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.

Khi người bị hại muốn làm đơn tố giác gửi tới cơ quan Công an, người bị hại cần thực hiện những hồ sơ cụ thể như sau:

– Đơn trình báo công an;

– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

– Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Khi phát hiện bị lừa đảo qua mạng thì phải trình báo tại đâu?

Khi bị lừa đảo qua mạng, người bị hại tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Người bị hại còn có thể trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:

+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;

+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

- Đối với người dân đang ở quá xa cơ quan chức năng có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 1900.0140 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Dẫn nguồn từ: Cổng thông tin công chứng điện tử



Giấc Mơ Duy Tân - Nâng tầm Trí tuệ, Vươn tới Tương lai

Kết quả hình ảnh cho Đại học Duy Tân logo


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024