Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/05/2021 21:05 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Các tập đoàn lớn thường tuyển dụng vị trí nào?


Hiện nay, trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thường tổ chức bộ máy nhân sự thành nhiều cấp bậc, với những vị trí có chức danh khác nhau. Việc phân cấp này nhằm phân định quyền hạn và nhiệm vụ công việc của từng chức danh. Vậy bạn có biết các tập đoàn lớn tuyển dụng vị trí nào hay không?
 
Các tập đoàn lớn là những tổ chức kinh tế bao gồm hai hay nhiều công ty thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, liên kết lại với nhau thành một hệ thống có quy mô lớn mạnh và phức tạp. Để đảm bảo hoạt động của hệ thống to lớn đó diễn ra suôn sẻ, các vị trí mà Tập đoàn lớn thường tuyển dụng gồm:
 
1. General Director
General Director là vị trí lãnh đạo cấp cao, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của toàn doanh nghiệp. Vị trí này còn được biết đến là CEO – Giám đốc điều hành. 
 
Các General Director giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn ra suôn sẻ và đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. General Director chỉ chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị và có trách nhiệm báo cáo công việc cho Hội đồng quản trị. Vị trí này thường được tìm thấy tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
 
2. General Manager
General Manager được định nghĩa là nhà quản lý cấp cao trong các tập đoàn lớn. Vai trò công việc của họ là đưa ra các quyết định, hoạch định kế hoạch, phân công công việc cho các bộ phận và  quản lý tất cả những vấn đề về doanh số, lợi nhuận, rủi ro, thiệt hại và giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Trong một số công ty, Giám đốc điều hành có thể đồng thời đảm nhận công việc quản lý này. Vị trí General Manager thường được tìm thấy trong các tập đoàn đa quốc gia quy mô lớn.
 
3. Country Manager
Country Manager hay Giám đốc điều hành toàn quốc là vị trí quản lý cấp cao tại các tập đoàn lớn có họat động kinh doanh tại hai quốc gia trở lên. Trách nhiệm chính của họ là phụ trách việc kinh doanh của tập đoàn tại một quốc gia hay khu vực cụ thể. Họ đảm đương cùng lúc nhiều trọng trách với mục tiêu là phải đảm bảo xây dựng thành công thương hiệu doanh nghiệp tại quốc gia đó. Bên cạnh đó họ cũng giữ vai trò là một đại sứ thương hiệu và là người đại diện của tập đoàn tại một quốc gia cụ thể.
 
4. Area Sales Manager
Area Sales Manager hay Giám đốc bán hàng cấp khu vực là người chịu trách nhiệm về kết quả doanh thu và năng suất bán hàng tại khu vực mà họ phụ trách. Họ là nhân sự giữ vai trò then chốt trong việc quản lý và giám sát hoạt động bán hàng của công ty tại từng khu vực cụ thể. 
 
Area Sales Manager sẽ làm việc với các đối tác thân thiết của doanh nghiệp và phối hợp công việc với các bộ phận khác để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường. Họ chính là những chuyên gia thực sự vì họ hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường, xu hướng tiêu dùng và vấn đề cạnh tranh tại khu vực đó.
 
5. Project Manager
Project Manager là người phụ trách công tác quản lý dự án trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các vấn đề có liên quan đến dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành. 
 
Trong mỗi một dự án, Project Manager chính là nhịp cầu nối các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, họ cần có chuyên môn trong lĩnh vực họ đang làm để có thể xử lý hiệu quả mọi vấn đề của dự án. Đồng thời họ phải thiết lập quy trình làm việc hiểu quả nhằm đảm bảo các mục tiêu về chi phí, chất lượng và tiến độ dự án.
 
6. Sales Manager 
Sales Manager hay Trưởng phòng kinh doanh là người có trách nhiệm quản lý đội ngũ bán hàng đạt được các mục tiêu doanh số đã đặt ra. Nhiệm vụ chính của Sales Manager trong các tập đoàn lớn là lãnh đạo, tuyển dụng và đào tạo các nhân viên bán hàng. Đồng thời có nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu, xây dựng kế hoạch bán hàng, đánh giá và tìm ra biện pháp nâng cao hiệu suất cũng như phát triển doanh số bán hàng.
 
7. District Manager 
District Manager là người phụ trách việc quản lý hoạt động bán lẻ trong các tập đoàn lớn. Họ giám sát hiệu quả các hoạt động và hiệu suất của các cửa hàng bán lẻ trong một khu vực nhất định. Họ giữ vai trò là đầu mối liên lạc giữa các chi nhánh trong khu vực họ quản lý với trụ sở chính của doanh nghiệp. 
 
District Manager phải chịu trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu, bao gồm: cải thiện doanh số, lợi nhuận; triển khai hoạt động bán hàng nhất quán và hiệu quả; đảm bảo hoạt động tại các cửa hàng luôn suôn sẻ và đúng các tiêu chuẩn đã định.
 

8. Key Account Manager 

Trong các tập đoàn lớn, Key Account Manager là vị trí chuyên phụ trách các khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng cũng như nắm rõ những đặc điểm và hành vi mua hàng của các đối tượng khách hàng này.

Key Account Manager có khả năng xử lý linh hoạt, khéo léo các mối quan hệ giữa tập đoàn và khách hàng. Họ cũng có quyền đưa ra chiến lược và ưu đãi riêng để thu hút sự quan tâm của nhóm khách hàng mục tiêu. Thông thường quy trình làm việc của Key Account Manager rất khác biệt và có thể tùy biến theo đặc điểm của khách hàng.

Trên đây là thông tin một số vị trí thường được các tập đoàn lớn tuyển dụng. Các bạn có thể tham khảo để có lựa chọn phù hợp nhất khi quyết định con đường sự nghiệp của bản thân.
 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024