Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/03/2018 23:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh


1. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
a) Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
- Sức sống của chủ nghĩa tư bản tập trung ở các thuộc địa.
- Khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các dân tộc thuộc địa. 
- Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập.
- Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng.
b) Quan hệ của cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
- Cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Quan hệ bình đẳng với cách mạng vô sản.
- Cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước.
2. Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình.
- Tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình 
- Phải tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng
- Khi tiến hành chiến tranh, vẫn tìm mọi cách vãn hồi hòa bình.
- Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng với nhau.
3. Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
4. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Lựa chọn con đường, xây dựng đường lối chiến lược, sách lược cách mạng
- Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng
- Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên
5. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Mang bản chất giai cấp công nhân, và là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc
6. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, có hai con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội? 
- Quá độ trực tiếp lên chủ nghiã xã hội ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở trình độ cao. 
- Quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp hoặc những nước chưa qua phát triển tư bản chủ nghĩa.
7. Việt Nam quá độ theo con đường nào?
Quá độ gián tiếp.
8. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có đặc điểm lớn nhất là gì?
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. 
9. Mâu thuẫn trong quá độ lên CNXH ở nước ta ?
Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội còn thấp kém của nước ta. 
10. Cách thức và bước đi trong thời kỳ quá độ ở VNam?
Phải xác định đúng bước đi và hình thức phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn. 
11. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh những nguyên tắc có tính chất phương pháp luận để xác định bước đi và cách làm phù hợp đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm các nước tiên tiến nhưng không được sao chép, máy móc, giáo điều. 
- Xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân. 
12. Trong các giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam, nhân tố nào là cơ bản có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa yêu nước 
13. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
- Văn hóa là đời sống tinh thần, thuộc kiến trúc thượng tầng. Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau.
- Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ chính trị và thức đẩy sự phát triển kinh tế.
14. Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm những tính chất nào? 
Tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.
15. Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trung với nước là:
+ Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mnagj.
+ Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước.
- Hiếu với dân là:
+ Khẳng định vai trò, sức mạnh thực sự của nhân dân.
+ Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước.
+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
16. Cần, kiệm, liêm chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; 
- Kiệm tức là tiết kệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân mình, phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù; 
- Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc nào của Nhà nước, của nhân dân, phải trong sạch, không tham lam, không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình, vì vậy mà quang minh, chính đại, không bao giờ hủ hóa; 
- Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình thì không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình, đối với người thì không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
17. Chí công vô tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị; làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
18. Người viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”. Là muốn nói đến vấn đề gì?
Nói đến vai trò của đạo đức đối với con người.
19. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hiện nay sinh viên cần thực hiện tốt những nội dung gì. 
* Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
* Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hiện nay sinh viên cần thực hiên tốt những nội dung sau:
- Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
- Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.
- Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy, để đạt được mục đích cuộc sống./.

Nguồn: Hoài Trâm - Gr K21 Sinh viên ĐH Duy Tân (2015)

 
 


 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024