Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/11/2015 19:11 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 230/400 (57%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8030
Được cảm ơn: 2114
[Fshare]Tiểu luận: Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”


Tiểu luận: Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”

VnDoc xin giới thiệu với các bạn bài tiểu luận dưới đây với đề tài nghiên cứu: Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược "trồng người" để tham khảo chuẩn bị cho bài tiểu luận hết môn sắp tới đây của mình. VnDoc chúc các bạn được đánh giá cao qua bài tiểu luận này

MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điếm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư tưởng của Người là một kho tàng những giá trị nhân văn cao cả. Một trong những giá trị đó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người”.

Tư tưởng Hồ Chỉ Minh là một bước phát triến mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sảng tạo vào thực tiên giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chỉ Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội vù giải phỏng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.

Vũ Thị Kim Dung Khoa Giáo dục Chính trị - Trường ĐHSP Hà Nội

NỘI DUNG

Trước hết là tư tưởng về con người. Hồ Chí Minh cho rằng con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc, là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân, mở rộng hơn nữa là những “người nô lệ mất nước”, “người cùng khổ”, là cả loài người.

Quan điểm đó thể hiện ở chỗ: Theo Hồ Chí Minh, không có con người trừu tượng, mà là con người cụ thể. Con người ở đâu và lúc nào cũng không tồn tại một chiều, mà ở nhiều bình diện với nhiều chiều khác nhau, trong các mối quan hệ khác nhau. Đúng như các nhà kinh điển đã nói “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Đó là quan hệ với tộc loại, quan hệ với cộng đồng, với nhóm dân cư, với người thân trong gia đình, với xóm giềng và với bản thân mình. Ngoài quan hệ xã hội, còn có quan hệ với thiên nhiên - tự nhiên, với môi trường... trong các quan hệ đó, còn xem xét vị trí chủ động hay thụ động, chủ thể hay khách thể; quản lý hay bị quản lý...

Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, vấn đề giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người và xây dựng, rèn luyện, giáo dục con người, bao giờ cũng là trung tâm của tư duy và mục tiêu của mọi hoạt động yêu nước và cách mạng của Hồ Chí Minh. Con người tự do và tự do hạnh phúc của con người, đó là mục tiêu cao cả nhất và thường xuyên nhất mà Hồ Chí Minh đã cống hiến trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Người luôn luôn tôn trọng và nâng niu, khuyến khích mặt tốt, mặt thiện của con người.

Người nói “Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Neu như Khổng Tử coi “Nhân chi sơ tính bồn thiện” và Tuân Tử coi “Nhân chi sơ tính bổn ác”, thì Người lại cho “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn” và Người cho rằng hiền hay dữ “phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Xem xét, đánh giá con người trong các mối quan hệ xã hội - lịch sử cụ thể; nhân ái, tin tưởng và khoan dung đối với con người; tất cả vì con người và do con người; thực hiện giải phóng con người bắt đầu từ giải phóng dân tộc; coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Đó là đặc trưng của tư tưởng Hồ Chí Minh vì con người. Đó là vị trí, vai trò của con người và chiến lược trồng người.

Hồ Chí Minh có một lòng tin mãnh liệt và vô tận đối với nhân dân, đối với những con người bình thường được hình thành rất sớm. Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâm nhập, lăn lộn, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và nước ngoài. Người đã khẳng định: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét, và sẽ bùng no một cách ghê gớm khi thời cơ đến”.

Tin vào quần chúng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và đây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người. Neu như quan điểm của Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân”, thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực “lấy dân làm gốc”, mặc dù cũng chủ trương “khoan thư sức dân”, nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một “kế sách”, một phương tiện để thực hiện mục đích “trị nước”, “bình thiên hạ”. Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân.

Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: “Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử”. Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam. Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm “ái quốc là ái dân”, nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng “ái dân” của Người là tình thương ấy không bao giò' dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tụ' do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con người.

Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhân dân của Người không bị  giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế. Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ. Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.

Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thế thong nhất của "cải cả nhản" và "cải xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giừa cả nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đoi ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội vù giải phóng chính bản thân con người, đó chỉnh là những luận điếm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những luận điếm đủng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhản dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dãn tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chỉ Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhản dân, biết tô chức vù phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiên cách mạng của Người thông qua thực tiên cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân to quyết định thắng lọi của chỉnh sự nghiệp cách mạng ấy.


LINK DOWN: http://www.fshare.vn/file/OGWYV9DTNMSW



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024