Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/05/2010 22:05 # 1
Kou_meI
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 90/100 (90%)
Kĩ năng: 24/170 (14%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 540
Được cảm ơn: 1384
Đại Việt sử ký toàn thư


Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書) là cuốn sách lớn chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam (Quốc sử) qua các thời đại từ Kinh Dương Vương đến thời nhà Lê trung hưng năm 1675. Cuốn sử này được khắc in toàn bộ và công bố lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà thứ 18, triều Lê Hy Tông, tức là năm 1697 và là cuốn sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay do nhiều sử gia từ thời nhà Trần và nhà Hậu Lê soạn thảo ra.

Cuốn sách được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên) và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt.

Năm 1993, nhà xuất bản Khoa học-Xã hội (NXBKHXH) phát hành bản chữ quốc ngữ, dịch từ bản in năm Chính Hòa thứ 18 (1697) là Nội các quan bản. Bản chính của Nội các quan bản hiện đang lưu giữ tại thư viện của trường Viễn Đông Bác Cổ, Paris.
Nội dung cuốn sách chép các sự kiện lớn trong lịch sử nước Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương và các vua Hùng (kỷ họ Hồng Bàng) cho đến triều đại nhà Hậu Lê với những lời bình chú, nhận xét tương đối khách quan của Ngô Sĩ Liên cũng như của các bậc tiền nhân (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên). Có rất nhiều sự kiện được các ông đánh giá tương đối đúng bản chất mà sau này vì nhiều lý do (như ảnh hưởng tới những nhân vật lịch sử nổi tiếng hơn, ví dụ như nhận định về Nguyễn Bặc, Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành), Dương Vân Nga trong thời kỳ triều đại của nhà Đinh) nhiều sử gia khác có ý định cắt bỏ. Tuy nhiên cũng có nhiều sự kiện vì lý do quan điểm tư tưởng phong kiến nên các ông đã có những nhận định không xác đáng (như trường hợp thái sư Lê Văn Thịnh thời nhà Lý). Cuốn sách lần đầu tiên được hoàn thành năm 1479 thời Lê Thánh Tông, sau đó được các sử gia khác chỉnh lý lại và bổ sung (từ các quyển 12 đến quyển 19).

Bố cục của bộ sử như sau:

* Quyển thủ: gồm các Lời tựa của Lê Hy, Phạm Công Trứ, Ngô Sĩ Liên, Biểu dâng sách của Ngô Sĩ Liên, Phạm lệ, Kỷ niên mục lục và bài Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Tung.

* Ngoại kỷ: gồm 5 quyển, từ họ Hồng Bàng đến 12 sứ quân.
o Quyển 1: kỷ họ Hồng Bàng, kỷ họ Thục (An Dương Vương).
o Quyển 2: kỷ họ Triệu (Triệu Đà).
o Quyển 3: kỷ thuộc Tây Hán, kỷ Trưng Vương, kỷ thuộc Đông Hán, kỷ Sĩ Nhiếp (nguyên văn ghi là Sĩ Vương).
o Quyển 4: kỷ thuộc Ngô (Tam Quốc)-Tấn-Tống-Tề-Lương, kỷ Tiền Lý (Lý Nam Đế), kỷ Triệu Việt Vương, kỷ Hậu Lý (Lý Phật Tử).
o Quyển 5: kỷ thuộc Tùy – Đường, kỷ họ Ngô và 12 sứ quân.

* Bản kỷ: gồm 19 quyển, từ triều Đinh đến năm 1675.
o Bản kỷ toàn thư:
+ Quyển 1: kỷ nhà Đinh, kỷ nhà Tiền Lê.
+ Quyển 2: kỷ nhà Lý: Thái Tổ, Thái Tông.
+ Quyển 3: Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông.
+ Quyển 4: Anh Tông, Cao Tông, Huệ Tông, Chiêu Hoàng.
+ Quyền 5: kỷ nhà Trần, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông.
+ Quyển 6: Trần Anh Tông, Minh Tông.
+ Quyển 7: Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông.
+ Quyển 8: Phế Đế, Thuận Tông, Thiếu Đế, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương.
+ Quyển 9: kỷ Hậu Trần, kỷ thuộc Minh.
+ Quyển 10: kỷ nhà Hậu Lê: Thái Tổ.
o Bản kỷ thực lục:
+ Quyển 11: Thái Tông, Nhân Tông.
+ Quyển 12: Thánh Tông (phần thượng).
+ Quyển 13: Thánh Tông (phần hạ).
+ Quyển 14: Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục.
+ Quyển 15: Tương Dực, Đà Vương, Cung Hoàng, Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh.
o Bản kỷ tục biên:
+ Quyển 16: Trang Tông, Trung Tông, Anh Tông, Mạc Đăng Doanh đến Mạc Mậu Hợp.
+ Quyển 17: Thế Tông, Mạc Mậu Hợp.
+ Quyển 18: Kính Tông, Chân Tông, Thần Tông.
+ Quyển 19: Huyền Tông, Gia Tông.

DOWNLOAD

 




THINK OF AN IDEA TO CHANGE OUR WORLD AND PUT IT INTO ACTION!
Pay It Forward....


 
Các thành viên đã Thank Kou_meI vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024