Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/10/2010 15:10 # 1
nguyenbotk2489
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 2/10 (20%)
Ngày gia nhập: 21/05/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 2
TAI LIỆU MAC-LÊNIN 2


 

Câu 1: Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vận động:
* Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
* Vai trò của vật chất đối với ý thức:vật chất quyết định ý thức
+ Vật chất là tinh thần thứ nhất,ý thức là tinh thần thứ 2.vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức. + Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc của con người.ý thức phản ánh hiện thực khách quan,các quy luật khách quan,hoạt động thực tiễn chính là cơ sở cho sự hình thành các quan điểm ,quan niệm,ý chí,tình cảm xã hội.
+ Trong tồn tại xh,ý thức chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo.tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. + Ý thức xã hội không tự nó tồn tại ,nó chỉ có thể hình thành va phát triển trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.
* Tính độc lập tương đối của ý thức :Vai trò ý thức đối với vật chất chính là vai trò của con người trong quá trình cải tạo thế giới khánh quan .
+ Ý thức có tính năng động,sáng tạo nên thông qua hoạt động thực tiễn của con người có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở 1 mức độ nhất định các điều kiện vật chất ,góp phần cải biến thế giới khách quan.+ Ý thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nó sẽ góp phần thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển .
+ Ngược lại ý thức ko phản ánh đúng hiện thực khánh quan thì nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của hiện thực khánh quan .
* Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Khẳng định vật chất là nguồn gốc khánh quan ,là cơ sở sản sinh ra ý thức ,còn ý thức chỉ là sản phẩm,là sự phản ánh thế giới khánh quan .trong nhận thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khánh quan ,tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan.
+ Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất ,phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách chủ động,sáng tạo,chống lại thái độ tiêu cực,thụ động.
+ Sức mạnh của ý thức con người ko phải ở chổ tách rời những điều kiện vật chất mà phải biết dựa vào đó,phản ánh đúng quy luật khánh quan để cải tạo thế giới khánh quan một cách chủ động,sáng tạo. Ý thức con người phản ánh đầy đủ và chính xác thế giới khánh quan thì càng cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả. Vì vậy phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức ,phát huy vai trò nhân tố con người để tác động,cải tổ thế giới khánh quan ,đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ,trì trệ,thái độ tiêu cực ,thụ động ,ỷ lại.
Câu 2:
* Khái niệm mối quan hệ phổ biến :Là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của sự vật,hiện tượng trong thế giới mà ở đó các sự vật hiện tượng hoặc các mặt bên trong sự vật có mối quan hệ ràng buột ,phụ thuộc lẫn nhau,ảnh hưởng ,qui định lẫn nhau,tác động chuyển hóa lẫn nhau.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Phải có quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
-Trong nhận thức phải:+Nhận thức sự vật trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng,cả mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp. +Phải biết phân tích vai trò của các mối liên hệ,tập trung vào các mối liên hệ bản chất ,tất nhiên,cơ bản...+ Phải gắn quan điểm toàn diện với quan điểm lịch sử cụ thể. +phải chống lại quan điểm ngụy biện,quan điểm phiến diện
-Trong hoạt động thực tiễn,quan điểm toàn diện đòi hỏi:+khi tác động vào sự vật hiện tượng chúng ta không chỉ chú ý tới các mối liên hệ nội tại của nó mà còn chú ý đến mối liên hệ của nó với sự vật khác.+ Phải có nhiều kế hoạch,biện pháp ,phương tiện đồng bộ dự phòng cho nhiều tình huống xảy ra.
+ Phải có kế hoạch tổng thể và phải chỉ ra trọng tâm,trọng điểm để tập trung tháo gỡ,giải quyết. + Phải tôn trọng lịch sử quan điểm cụ thể
 
* Khái niệm về sự phát triển:
Phát triển là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động tiến lên từ thấp đến cao.từ đơn giản đến phức tạp,từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật
Phát triển là quá trình làm xuất hiện cái mới,cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nguyên lý phát triển đòi hỏi con người phải có quan điểm phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
- Hoạt động nhận thức đòi hỏi:
+ Nghiên cứu sự vật hiện tượng ko chỉ thấy sự vật hiện tượng đang có mà phải thấy được xu hướng phát triển của nó.+ Phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành các giai đoạn với các đặc trưng của nó.+ Phải gắn kết quan điểm phát triển với quan điểm lịch sử cụ thể
- Trong hoạt động thực tiễn:
+Vững tin vào sự phát triển tất yếu của sự vật,có tinh thần lạc quan khoa học trước khó khăn thất bại tạm thời vì phát triển diễn ra quanh co phức tạp. + Sự phát triển là bản thân sự vật,hiện tượng,có nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn có phương thức phát triển riêng. Vì vậy muốn tạo ra sự phát triển phải chuẩn bị sẵn lực lượng vật chất ,tác động vào khuynh hướng phát triển chính của sự vật ,hiện tượng đúng quy luật nhằm tạo ra các kết quả như mong đợi. + Tránh nôn nóng,chủ quan đồng thời tránh bảo thủ,trì trệ ,tư tưởng ỷ lại.
+ Phải tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể khi cải tạo hiện thực.
 
Câu 3:quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất :
- Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ việc con người chinh phục giới tự nhiên bằng tất cả sức mạnh hiện thực của mình trong quá trình thực hiện sản xuất xã hội ,là cái nói lên năng lực của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội .
- Lực lượng sản xuất được tạo thành do sự kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất mà trước hết là với công cụ lao động,cũng như khoa học.
-Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và tái sản xuất ,bao gồm:các quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất ,các quan hệ trong tổ chức quản lý và sản xuất ,các quan hệ trong phân phố sản phẩm sản xuất
* Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất :
- Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất :LLSX và QHSX là 2 mặt của phương thức sản xuất ,chúng tồn tại ko tách rời nhau mà tác động qua lại nhau một biện chứng,tạo thành quy luật về sự phù hợp của QHSS với trình độ và tính chất của LLSX.
- Trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất
+ Trình độ LLSX biểu hiện ở trình độ phát triển của công cụ lao động ,trình độ ,kinh nghiệm,kỷ năng lao động của con người.,trình độ tổ chức phân công lao động xã hội ,trình độ ứng dụng KHKT trong quá trình sản xuất
+ Tính chất của LLSX là tính chất của tư liệu sản xuất và sức lao động .Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công,phân công lao động kém phát triển thì LLSX có tính chất cá nhân.Khi sản xuất đạt trình độ cơ khí hiện đại,phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất ngày càng có tính chất xã hội hóa .
* Vai trò quyết định của LLSX và QHSX
-Trong phương thức sản xuất , LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức xã hội của nó.Do đó,trong mối quan hệ giữa llsx và qhsx, LLSX đóng vai trò quyết định
-Trong phương thức sản xuất thì llsx là yếu tố đồng nhất,cách mạng nhất.Bởi vì trong quá trình sản xuất ,để lao động bớt nặng nhọc và đạt được năng suất hiệu quả cao hơn,con người luôn tìm cách ko ngừng nâng cao trình độ của mình,cải tiến hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới ngày càng tinh xảo hơn.vì thế làm cho llsx ko ngừng biến đổi và phát triển
-Cùng với sự biến đổi và phát triển của llsx ,qhsx mới hình thành biến đổi và phát triển theo
+Khi qhsx hình thành biến đổi và theo kịp phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của llsx thì nó sẽ thúc đẩy llsx tiếp tục phát triển
+Khi qhsx hình thành biến đổi nhưng nó ko theo kịp ,ko phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của llsx thì nó sẽ trở thành xiềng xích của llsx ,kìm hãm llsx phát triển
 Như vậy llsx là nguyên nhân,là nội dung sinh động đòi hỏi qhsx hình thành ,biến đổi và phát triển cho phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của llsx
*Sự tác động qua lại của qhsx với trình độ phát triển và tính chất của llsx:
- Mặc dù qhsx do llsx qui định nhưng nó cũng có vai trò nhất định trong sự tác động trở lại với llsx
- Qhsx là hình thức xã hội mà llsx dựa vào đó để phát triển ,do đó qhsx tác động trở lại với llsx.Tác động đó diễn ra theo 2 hướng:
+thúc đẩy sự phát triển của llsx nếu qhsx phù hợp với trình độ của llsx
+Kìm hãm sự phát triển của llsx nếu qhsx ko phù hợp với trình độ của llsx.
- Sở dĩ qhsx đóng vai trò tác động mạnh mẽ trở lại đối với llsx là vì nó quy định mục đích của sản xuất ,qui định hệ thống sản xuất và hệ thống xã hội ,qui định phương thức phân phối sản phẩm. Từ đó hình thành nên một hệ thống những yếu tố hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của llsx
* Ý nghĩa phương pháp luận:
-Phát triển llsx :công nghiệp hóa,hiện đại hóa xây dựng llsx tiên tiến,coi trọng yếu tố con người trong llsx
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ,đảm bảo sự phù hợp của qhsx với trình độ phát triển của llsx nhằm phát huy mọi tiềm năng vốn có của llsx ở nước ta
-Từng bước hoàn thiện qhsx XHCN.Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.Nâng cao sự quản lý của nhà nước đối với các thành phần kinh tế ,đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN
 
Các cặp phạm trù:
a)Cái chung cái riêng:
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ 1 sự vật ,hiện tượng.1 quá trình nhất định,
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,những thuộc tính không những có ở kết cấu vật chất nhất định mà còn được thiết lập nhiều lần ở các kết cấu vật chất khác.
- Cái đơn giản nhất là phạm trù chỉ những mặt thuộc tính chỉ có trong 1 kết cấu vật chất nhất định mà ko được lặp lại ở bất kì một kết cấu vật chất nào khác.
* Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
- Cái riêng cái chung cái đơn giản đều tồn tại khách quan
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,thông qua cái riêng.ko có cái chung tồn tại bên ngoài,bên cạnh cái riêng
-Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung
-Cái riêng là cái toàn bộ,phong phú hơn cái chung,cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
-Trong những điều kiện nhất định,cái chung và cái riêng có thể chuyển hóa lẫn nhau
*Ý nghĩa phương pháp luận:
-Cái chung ,cái riêng,cái đơn giản nhất đều tồn tại khách quan vì vậy phải căn cứ vào hiện thực khách quan để tìm hiểu chúng
-Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng vì vậy phải tìm cái chung qua nhiều cái riêng
-Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng vì vậy phải dựa vào cái chung để tái tạo cái riêng khi áp dụng chúng vào cái riêng cụ thể phải cá biệt nó
-Trong những điều kiện nhất định ,cái đơn nhất có thể thành cái chung và ngược lại,vì vậy cần tạo ra những điều kiện để thực hiện hoặc ngăn cản sự chuyển hóa này.
b.Nguyên nhân-kết quả: Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt,các yếu tố trong một sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau,gây ra những biến đổi nhất định. Kết quả là sự xuât hiện do sự tương tác trước đó gây ra.
- Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả:
   + Nguyên nhân luôn có trước kết quả
   + Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp cần có điều kiện và hoàn thành cụ thể
   +Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả và ngược lại
- Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
- Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
* Ý nghĩa phương pháp luận:
-Phải tim nguyên nhân của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới các hiện tượng
- Nguyên nhân có trước kết quả,tìm nguyên nhân ở các mối liên hệ có trước khi hiện tượng đó xuất hiện
- Phải phân biệt vị trí vai trò các nguyên nhân trong việc tạo ra kết quả,phân biệt nó với điều kiện
- Quan hệ nhân quả là tất yếu,vì vậy ta có thể dựa vào nó để hành động : muốn loại bỏ cần loại bỏ nguyên nhân,muốn nó xuất hiện thì cần phải tạo điều kiện cho nguyên nhân phát sinh tác dụng
- Kết quả có tác động trở lại đối với nguyên nhân,ta phải biết khai thác kết quả đả đạt được
c.Nội dung – Hình thức: Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt,những yếu tố,những quá trình tạo nên sự vật. Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
* Quan hệ biện chứng giữa Nội dung – hình thức:
-Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức: căn cứ vào định nghĩa nội dung – hình thức chặc chẽ,không có nội dung hình thức “thuần túy” sự thống nhất này có độ lệch.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức: Nội dung có khuynh hướng biến đổi, hình thức có khuynh hướng tĩnh hơn. Khi nội dung biến đổi đến mức độ nhất định làm hình thức thay đổi cho phù hợp với nội dung mới.
- Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung: hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với nội dung theo 2 khuynh hướng: nếu phù hợp với nội dung sẻ thúc đẩy nội dung phát triển,ngược lại sẻ kiềm hảm sự phát triển của nội dung. Tác dụng kiềm hãm này chỉ là tương đối.
* Ý nghĩa phương pháp luận :
- Nội dung và hình thức có gắn bó chặt chẽ vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tránh tuyệt đối hóa một trong 2 mặt này.
-Nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện vì vậy có thể sử dụng hình thức củ nhưng nội dung mới.
- Để cải tạo vật phải biến đổi nội dung của nó.
- Phải theo dõi chẻ mối quang hệ nội dung hình thức để biến đổi hình thức cho phù hợp với nội dung mới với sự biến đổi của sự vật.
Câu 4: Quang điểm Mac Lê Nin về con người,vai trò của quần chúng nhân dân đối với giai cấp lãnh đạo:
* Quang điểm của Mac LeeNin về con người:
-Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội
+ Con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hẹ của nó đối với tự nhiên. Những thuộc tính,những đặc điểm sinh học,quá trình tâm lí,các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người.
+ Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Thông qua hoạt động lao động sản xuất,con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần,phuc vụ đời sống của mình,hình thành và phát triển ngôn ngữ tư duy,xác lập quang hệ xã hội. Bởi vậy lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người,đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội
+ Quan hệ giữa mặt sinh học và xã hội cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người,còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật
-Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội: Con người vượt lên thế giới loài vật trên cả 3 phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên,quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả 3 mối quan hệ đó suy đến cung mang tính xã hội,trong đó quang hệ giữa người với người là quan hệ bản chất bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt đọng trong chừng mực liên quan đến con người
 - Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử:
       + Không có thế giới tự nhiên,không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vật con người là sản phẩm của lịch sử,của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Song điều quan trong hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử xã hội.
       + Con người là sản phẩm của lịch sử đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa điều kiện cho sự tồn tại con người vừa là phương thức để lam biến đổi đời sống bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội,con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần,thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao,phù hợp với mục tiêu và nhu cầudo con người đặt ra,không có hoạt động của con người thì củng không tồn tại quuy luật xã hội và do đó không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.
*Vai trò của quần chúng nhân dân đối với giai cấp lãnh đạo:
- Khái niệm quần chúng nhân dân đươc xác định bởi các nội dung:
       + Thứ nhất những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần đóng vai là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân. + Thứ hai những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức bóc lọt đối với nhân dân. +Thứ ba,những giai cấp những tầng xã hội thúc đẩy sự tiên bộ xã hội thông qua hoạt động của mình,trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hoạt động đời sống xã hội
- Vai Trò :
+ tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ : không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân,không có các quá trình kinh tế chính trị,xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân,thì cũng không thể xuất hiện lãnh tụ. Những cá nhân ưu tú,những lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại,vì vậy họ sẻ là nhân tố quan trong thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng
       + Quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục đích và lợi ích của mình : sự thống nhất về các mục tiêu của cách mạng,của hành động cách mạng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tujdo chính quan hệ lợi ích quy định. Lợi ích biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau: lợi ích kinh tế,lợi ích chính trị,lợi ích văn hóa… Quan hệ lợi ích là cầu nối liền,là nội lực để liên kết các cá nhân cũng như quần chunhs nhân dân và lãnh tụ với nhau thành một khối thống nhất về ý trí và hành động
       + Sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện trong vai trò khác nhau cúa sự tác dụng đến lịch sử
Câu 5 : Tồn tại xã hội và ý thức xã hội :
-Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện vật chất cùng với nhũng quan hệ vật chất được đặt trong phạm vi hoạt động thực tiễn của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. -Ý thức xã hội là khái niệm chỉ các hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội phản ánh tồn tại xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định
* Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
- Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội,do tồn tại xã hội quyết định: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội,phụ thuộc vào tồn tại xã hội.Cho nên ở những thời kì lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận quan điểm tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
- Tính độc lập tương đối của các ý thức xã hội:
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:
* Sự biến đổi của sự tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội không phản ánh kịp sự thay đổi đó và trở nên lạc hậu. Hơn nữa ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự chuyển đổi của sự tồn tại xã hội. * Do sức mạnh của thói quen truyền thống tập quán cũng như do tính lạc hậu bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. * Trong xã hội có giai cấp,các giai cấp và lực lượng phản tiến bộ thường lưu giữ một số tư tưởng có lợi cho họ nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội :
* Ý thức xã hội có tính vượt trước so với tồn tại xã hội nhưng tính vượt trước này lại dựa trên quy luật khách quan,chính vì vậy khuynh hướng xã hội là khuynh hướng tiến bộ,khoa học,nó định hướng tích cực cho hoạt động của con người. * Khuynh hướng thứ hai dựa trên cái chủ quan,là sản phẩm của cái chủ quan. Nó thường đem lại cho chúng ta những ý thức không khoa học thậm chí phản khoa học.
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sựn phát triển:
* Ý thức xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định bao giờ nó cũng là sụ hợp thành bởi ý thúc xã hội của các thời đại trước với ý thức xã hội của thời đại đó. * Do ý thức xã hội có tính thừa kế nên xuất hiện hiện tượng: có thể về điều kiện vật chất của xã hội nó đang con thiếu,yếu,phát triển ở trình độ thấp. Thế nhưng một bộ phận nào đó trong lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội có thể phát triển ở trình độ cao.
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội :
* Ý thức xã hội bao gồm nhiều bộ phan,hình thái khác nhau,theo nguyên lí mối quan hệ giữa các bộ phận không tách rời nhau mà thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Sự tượng đó làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt,những tính chất không phải là kết quả thành một cách trực tiếp của tồn tại xã hội. * Lịch sử phát triển ý thức xã hội cho thấy thông thường ở mỗi thời đại tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu sẻ tác động mạnh đến các hình thái khác.
+ Sự tác động qua lại giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội:
* Đây là biểu hiện quan trọng của tính độc lập tương đối của các ý thức xã hội với tồn tại xã hội. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là rất lớn. Tuy nhiên vai trò này không phải là cơ bản mà hiệu quả của sự tác động còn phụ thuộc vào các điều kiện sau: +Phụ thuộc vào lực lượng xã hội,giai cấp đề ra những quan điểm tư tưởng cho xã hội. + Phụ thuộc vào mức độ phù hợp ít hay nhiều của những tư tưởng đó đối với hiện thực. + Phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của những tư tưởng đó đối với nhu cầu phát triển của xã hội và mức độ mở rộng tư tưởng đó trong quần chúng.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nghiên cứu ý thức xã hội không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi sâu nghiên cứu tồn tại xã hội.
- Muốn phát triển ý thức xã hội của một xã hội mới và lâu dài phải phát triển cơ sở vật chất xã hội của nó.
- Phải thấy được tầm quang trọng và ý nghĩa của ý thức xã hội đối với quá trình phát triển nền văn hóa mới và con người mới. Phát huy khai thác tính đa dạng sáng tạo của ý thức xã hội để làm cho đời sống tinh thần không bị tẻ nhạt,phát huy được tính chủ động của mỗi người.
 



 
Các thành viên đã Thank nguyenbotk2489 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024