Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/07/2011 21:07 # 1
sevenrock
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 13

Kinh nghiệm: 139/140 (99%)
Kĩ năng: 78/130 (60%)
Ngày gia nhập: 13/10/2010
Bài gởi: 1049
Được cảm ơn: 858
Guitar và xuất sứ


Cây đàn Guitar có xuất xứ từ Ai Cập. Hittle Guitar được coi là dấu tích cổ nhất của cây đàn guitar cổ điển. Xuất hiện vào khoảng 3500 TCN và được coi là ông tổ của guitar.

Cây guitar Athenian xuất hiện vào năm 400 TCN đã thể hiện một sự phát triển của cây đàn guitar dọc theo bờ bắc Địa Trung Hải. Điều này đã để lại cho hậu thế một kỹ thuật chơi guitar rất cơ bản.

Đàn Vihuela là một vị tiền bối trực tiếp của cây guitar xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15, có hình dáng rất gần với guitar cổ điển với 4 cặp dây.

Cây guitar Italian thể hiện một bước tiếp nữa trong lịch sử guitar cổ điển. Cần đàn được mở rộng, cặp dây thứ 5 được bổ sung. Hình dáng đã bước đầu tiếp cận cây guitar cổ điển ngày nay.

Caruli đã thử nghiệm guitar với nhiều kiểu dây khác nhau, từ 4, 5 đến 6 cặp dây. Trong đó ông sử dụng 5 cặp dây với 1 dây đơn.

Sau một thời gian xâm chiếm Tây Ban Nha và Italia, đế quốc Ai Cập đã để lại cho hai đất nước này một nền văn hóa vô cùng phong phú. Cây guitar Ai Cập đã được người dân Tây Ban Nha và Ai Cập đón nhận với cách riêng của mình. Người Italia với Caruli, Cacassi, Giulianni... đã phát triển cây guitar mang tính học thuật và họ đã đạt được trình độ khá cao. Người Tây Ban Nha mà tiêu biểu là Aquando và Moriano đã phát triển guitar theo hướng dân dã và phổ biến hơn. Hai phong trào này đã tạo ra một thời kỳ phát triển rực rỡ của cây đàn guitar cổ điển. Vào thế kỷ 19, cây đàn guitar có một sự thay đổi lớn về hình dáng: 6 dây đơn. Và điều này đã tồn tại cho đến ngày nay.

Andres Segovia, nghệ sĩ vĩ đại nhất của guitar cổ điển đã hoàn thiện kỹ thuật cho cây đàn guitar. Ông đã ngao du và trình diễn guitar trên khắp thế giới. Ông đã đem lại sự ngưỡng mộ và công nhận của người dân trên toàn thế giới với nhạc cụ này. Segovia bằng tiếng đàn của mình đã tạo cảm hứng cho các nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới viết nên những tác phẩm lớn cho Guitar. Cho đến nay, cây guitar vẫn được giữ nguyên dáng vẻ của mình và trở thành nhạc cụ được ưa chuộng trên toàn thế giới. Segovia nghệ sĩ bậc thầy của Tây Ban Nha, ông là đại diện tiêu biểu nhất cho guitar cổ điển trên thê giới. Bằng tài năng của mình, Segovia đã chinh phục thế giới đưa cây đàn guitar từ một nhạc cụ đệm hát trở thành một nhạc cụ thính phòng sánh ngang với các nhạc cụ khác.


Theo dòng phát triển của cây đàn guitar

Thế kỉ XVI
Tại Tây Ban Nha đã xuất hiện hai hệ thống âm điệu chính đối với đàn guitar 4 dây. Loại âm điệu thứ nhất là G, D,F#, B. Âm điệu này phù hợp với những bản balad cũ và nhạc đệm ( mussica golpeada) hơn là âm nhạc ngày nay. Loại âm điệu thứ 2 giống hệt như âm điệu của 4 dây đầu của guitar hiện đại.

Bản nhạc đầu tiên của người Tây Ban Nha gồm loại nhạc trang nghiêm dành cho đàn guitar 4 dây, ví dụ như bản: Alonso Mudarra. Bản này gồm 4 khúc “khá phóng túng”, một “pavana” và bản rômăng “ Gardame las Vacas”. Bản nhạc tthứ hai dành cho đàn guitar 4 dây là bản “ Orphelina Lyra” của Miguel de Fuenllana. Bản nhạc cuối cùng dành cho loại đàn này là bản “Arnat’s Guitar Espanola y Vandola de anco Ordenes y de Quatro” của Joan Carlos vào năm 1586.

Khi những bản nhạc Tây Ban Nha được xuất bản, số người chơi guitar 4 dây cũng tăng lên ở Pháp, ý. Tại ý một tuyển tập nhạc guitar đã được xuất bản tại Venica dưới tiêu đề: “Libro de tabolatura de Chitarra” của nhạc sĩ Paolo Virchi. Số người chơi guitar ngày càng nhiều hơn.

Tại Pháp vào những năm 1551-1555, những cuốn sách về các bản nhạc guitar được ấn hành tại Paris bởi Adrian Le Roy và Robert Ballard. Những cuốn sách này bao gồm những : “ Khúc phóng tong” và những bản nhạc khiêu vũ như “branles”, “galliarchs”. Nhạc cho ca từ và đàn guitar như thánh ca và chanson. Những tác phẩm này là của nhiều tác giả. Điều đó chứng tỏ rằng, một trường phái guitar thật sự đã tồn tại ở Pháp vào thế kỉ thứ 16.

Còn ở Đức, chúng ta có hai nghệ sĩ guitar: Michael Janusch và Michael Nlulich. Tại những nước này, còn rất nhiều những nghệ sĩ guitar khuyết danh, những bản nhạc của ho chưa bao giờ được in ấn vì hầu như không thể xuất bản những tác phẩm này do sự ngăn cấm của Hoàng gia.

Loại đàn Guitar 5 dây.
Vào thời trung cổ, sự tồn tại đồng thời cùng một lúc của đàn guitar 3 dây, 4 dây và 5 dây đã được chú ý. Nhưng ở thế kỉ 15, loại guitar 4 dây đôi đã vượt trội về số người ưa thích. Sang thế kỉ 16, đàn guitar 5 dây đôi dần dần được thay thế.

Bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của loại đàn guitar 5 dây là một bức tranh hoạ của ý ở thế kỉ 15. Về cơ bản cây đàn này cũng gần giống với kích thước của cây đàn guitar hiện đại. Tuy nhiên, hộp âm của nó lại có vẻ lớn hơn. Cấu trúc tuyệt vời của cây guitar 5 dây đã khiến chúng ta biết đến tay nghề khéo léo của những người thợ làm đàn ở ý trong thời kì này.

Loại đàn guitar 5 dây bắt nguồn từ một loại nhạc cụ được biết đến như là “chitarra battente”. Đặc điểm của loại đàn là một hộp âm với mặt sau uốn cong mềm mại hướng ra ngoài thay vì là mặt phẳng đơn thuần. Loại đàn này có một ngựa đàn với thiết kế hình tán lá ở cuối mỗi dây. Dây nằm trên phím đàn và cần đàn giống như đàn luýt gắn vào hộp đàn. Mặt sau của hộp âm được trang trí bằng các hoa văn màu trắng. Những mô tuýp này về sau trở nên rất phổ biến. Vào thời gian đầu, “chitarra battente” là loại nhạc cụ dùng để đệm. Vào đầu thế kỉ 16, nó có thêm choc năng gảy, ngoài chức năng đệm. Sự phổ biến của Chitarra battente được thể hiện qua sự xuất hiện nhiều lần trên các bức hoạ. Đối với các loại đàn Rizzo của Pháp thì cách trang trí và thiết kế cũng tương tự như thế. Các hoạ tiết trang trí được làm bằng mai rùa, ngà voi, xà cừ và gỗ mun.

Tại Tây Ban Nha, tác phẩm nổi tiếng nhất viết cho đàn guitar 5 dây được phổ biến vào năm 1586 ở Barcelona. Joan Carlos Amat đã soạn. Tác phẩm có một chương viết cho loại dàn guitar 5 dây cùng với một phương pháp chơi guitar mới và nó cũng bao gồm nhiều tác phẩm khác viết cho loại nhạc cụ này.

Tóm lại, đàn guitar 5 dây đã xuất hiện như là một kết quả của sự phát triển và biến đổi của đàn guitar 4 dây. Âm điệu của đàn guitar 5 dây là A-D-G-B-E, giống như năm dây đầu tiên của cây đàn guitar hiện đại ngày nay. Đàn guitar 5 dây xuất hiện ở ý, được chấp nhận và ngày càng trở nên phổ biến trong suốt thế kỉ 16 ở châu Âu.

Thế kỉ XVII:

Đàn guitar đã nhận được sự bảo trợ của giới quý tộc Châu Âu. Trước hết nó được chấp nhận và sau đó trở thành một nhạc cụ không thể thiéu được. Số nhà soạn nhạc guitar , nghệ sĩ chơi guitar và người làm đàn guitar đã tăng tới một tỷ lệ gây sửng sốt.

Người ta biết đến vua Luis XIV của Pháp đã chơi guitar và coi guitar như là một nhạc cụ ưa thích của mình. Thầy dậy của vị vua này là một trong những nghệ sĩ guitar nổi tiếng của Pháp Robert de Visee (1650-1725). Bên cạnh đó Jean Baptistic cũng là một nhà soạn nhạc nổi tiếng, ông đã yêu thích cây đàn guitar và soạn nhạc cho loại nhạc cụ này.

Tên tuổi của nhiều người làm đàn trong thời kì Baroque ở Pháp đã được ghi nhận. Rene Voboam đại diện cho đỉnh cao của sự thiết kế đàn guitar của Pháp ở thế kỉ 17. Ông đã làm ra một cây đàn guitar vào năm 1641. Đó là một kiểu mẫu tiêu biểu. Alexandra Voboam và con trai của ông Jean đã làm ra những cây guitar tiêu biểu cho thế kỉ 17.

Guitar ở Đức

Có một số lượng tác phẩm đáng kể soạn cho cây đàn guitar đã được xuất bản ở Hà Lan vào thế kỉ 17. Tác phẩm Isabel Van Langkenlove là một ví dụ điển hình. Nhưng chính ở Đức, loại nhạc cụ này được quần chúng yêu thích nhất so với các nước ở Bắc Âu. Điển hình là những tác giả như Henrich Schiutz (1585- 1672), Samuel Scheidt (1587-1654) và Joann Hermann Schein (1586-1630).

Trong số những cây guitar còn tồn tại thì cây guitar đầu tiên được biết đến làm từ Đức do Jacobus Stadlen thiết kế năm 1624. Cây đàn có độ cong đặc trưng, mặt sau tháo rời và gây ảnh hưởng lớn ở ý. Một cây guitar khác cũng gây được sự quan tâm của mọi người ở thế kỉ 17 là cây đàn guitar do một mục sư làm ra. Đó là là cha John của nhà thờ Apsom làm ra. Mặt sau của cây đàn được trang trí bằng mọt hình cây thánh giá.

Người làm đàn guitar nổi tiếng nhất ở Châu Âu là Joachim Tielke, người Hamburg (1641-1719). Những cây đàn guitar của ông được làm và trang trí bằng các vật liệu như ngà voi, vàng bạc, mai rùa, xà cừ, gỗ jaracanda. Những cây guitar này nổi tiếng với chất lượng âm thanh tuyệt hảo trong thời kì đó. Một trong số những cây guitar nổi tiéng đó là cây guitar có mặt đàn làm bằng các ngà voi, trên đó khắc hoạ những bức tranh thể hiện phong cách của Genesis. Còn ngoài ra những cây đàn khác thì được trang trí bằng hoa văn theo kiểu riêng thiên về những hình ảnh trong thần thoại. Xu hưóng trang trí cầu kì này tiêu biểu cho đỉnh cao của những người làm đàn Đức.

Guitar ở Đông Âu

Đàn guitar cũng xâm nhập vào Đông Âu từ giữa thế kỉ 17. ở Czechoslovakia, những nghệ sĩ người Czech đã cố gắng làm quen với loại đàn guitar battente. Ngoài 5 dây đôi mà loại đàn chitarra battente có từ ban đầu, người Czech đã thêm vào một dây đơn nữa, dùng để chơi các bản nhạc du dương. Những cây đàn guitar của Andrees Ott- nghệ nhân làm đàn người Prague đã thể hiện một sự ảnh hưởng từ nước Y xinh đẹp. Một đại diện tiêu biểu ở Đông Âu là nhà thơ, ca sĩ và nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ba Lan Jacob Kremberg. Những tác phẩm của Kremberg có một nội dung đặc biệt, thể hiện qua âm điệu của cây guitar ở Đông Âu. Và âm điệu của các cây guitar ngày đó có cao độ thấp hơn so với cây đàn guitar ngày nay.

Guitar ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Mặc dù guitar ở Tây Ban Nha ít phổ biến hơn ở ý và không thông dụng như Vihuela ở thế kỉ trước đó nhưng những tác phẩm nổi tiếng đã được sáng tác và nhiều nghệ sĩ guitar xuất sắc đã rất nổi tiếng ở Tây Ban Nha.

Một trong những nghệ sĩ Tây Ban Nha nổi tiếng thời đó là là Francisco Cobera đã dâng tác phẩm “Guitarra Espanla sus dittrencias de sonos” lên Phillip – vua Tây Ban Nha từ 1621-1665. Tuy nhiên, nghệ sĩ guitar nổi tiếng nhất Tây Ban Nha ở thế kỉ 17 là Gaspar Sanz.

Sanz học guitar, organ và nhạc lí ở ý. Ông trở thành nghệ sĩ organ tại nhà thờ của vua Naples. Trở về Tây Ban Nha, ông xuất bản 3 quyển sách về nhạc guitar vào năm 1647, 1675 và 1697. Những cuốn sách này gồm những hướng dẫn cụ thể của tác giả về những cải tiến và nghệ thuật trình diễn của guitar. Đặc biệt sử dụng hai phuơng pháp chơi: đệm và trả. Ông cho rằng kĩ thuật đệm là phù hợp nhất với nhạc nhảy. Âm điệu ông sử dụng là A-D-G-B-E.

Không những là nghệ sĩ guitar và organ, ông còn là nhà sáng tác nhạc thành công. Nhạc solo chiếm phần lớn trong sách của ông. Ngoài ra, còn rất nhiều bản nhảy và passacaglia. Nhiều tác phẩm của ông được viết dưới dạng kí hiệu cũ nhưng có nhiều đoạn ngắn lại sử dụng hệ thống kí hiệu hiện đại.

Lịch sử đã ghi lại những nhà soạn nhạc quan trọng nhất Tây Ban Nha thế kỉ 17 là Don Francisco Guerau- một linh mục và là nhạc sĩ dưới triều đại Carlos đệ nhị. Ông có cuốn : “ Poema Harmonico Compuesto de Varias cifres por el temple de la Guitarra Espanola” xuất bản năm 1694, bao gồm 15 bản passacaglia và 10 bản nhảy ở các thể loại pavana và galliard. Sách của ông đưa ra hướng dẫn về các kí hiệu bản nhạc cho guitar và kĩ thuật cơ bản của guitar . Ông chỉ ra cách dùng barre và quan tâm đến vị trí tay phải và tay trái. Những nhận xét của ông đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của kĩ thuật guitar tiên tiến.

Còn ở Bồ Đào Nha, dưới triều đại John đệ tứ (1603-1656) đã thành lập một thư viện nhạc lớn nhất trong lịch sử châu Âu thế kỉ 17. Một trong những nghệ sĩ guitar nổi tiếng nhất Bồ Đào Nha thế kỉ 17 là Doisi de Velasco. Cuốn sách đầu tiên của ông được xuất bản ở Naples năm 1640. Trong suốt thế kỉ 17, nước ý xinh đẹp là nơi xuất bản rất nhiều tác phẩm âm nhạc dành cho guitar . Điều này chứng tỏ một điều rằng, cây đàn guitar đã trở nên quen thuộc và phổ biến.

Guitar ở Ý

Vào thế kỉ 17, guitar chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống âm nhạc của người ý. Số lượng các nhà soạn nhạc, các nghệ sĩ guitar trong suốt thời kì Baroque cùng với số lượng nhạc cụ trong thế kỉ này nhiều hơn bất kì nước nào khác. Điều này chứng tỏ ý là trung tâm guitar của thế giới.

Nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự phổ biến guitar ở Ý là sự xuất hiện kiểu chơi guitar trả của Tây Ban Nha. Kiểu chơi này dần thay thế kiểu chơi đệm gam đã thống trị suốt thế kỉ 16 ở ý. Bắt nguồn từ kĩ thuật “vihuela” của người Tây Ban Nha, người ý đã áp dụng và phát triển kĩ thuật này (thuật ngữ gọi là Chitarra Spagnuola). Thuật ngữ này đã được mở rộng cho đến ngày nay.

Hai kĩ thuật cơ bản khác nhau của hai kiểu chơi đệm và trả đã cùng tồn tại song song ở Ý vào thế kỉ 17. Kĩ thuật trả được thể hiện trong hệ thống kí hiệu nhạc cho đàn guitar. Cách đệm gam được biểu thị bằng các kí hiệu đặc biệt do các nhà soạn nhạc thế kỉ 16-17 phát triển. Kiểu này bao gồm một bảng gam chuẩn , mỗi gam được nhận dạng bằng một chữ in hoa ( C-D..)

Có rất nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng người ý ở thế kỉ 17 như Girolamo Montesardo; Benedetto Sanseverio soạn nhạc dưới hình thức passcaglia, chaconne, saraband…Nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của thế kỉ này là Francisco Corbetta. Ông đã sang Ý với tư cách là một nghệ sĩ guitar hoà tấu và lưu diễn khắp châu Âu. Những chuyến đi lưu diễn của ông đã gây được tiếng vang khắp nơi. Mọi người coi ông là một nghệ sĩ guitar tài năng. Ông đã sử dụng rất nhiều loại kí hiệu khác nhau để thể hiện âm nhạc của mình. Hình thức sáng tác của ông rất đa dạng: toccatas, passacailler, simfonias…Tuy nhiên hình thức quan trọng nhất là những tổ khúcgồm 3 phần Almanda, Courrente và Sarabande. Đó là những tổ khúc sớm nhất của thời kì Barogue . Corbetta đã hợp thành các khúc ca và thể hiện chúng một cách hoàn hảo.

Còn Giovani Battista Granata là nhà sáng tác nhạc nhiều nhất của thế kỉ 17. Những bản nhạc của ông được xuất bản trong 6 tập. Đặc biệt có một số tác phẩm dành cho cây đàn guitar như : Prelude, Toccata, Corrente…cùng những tác phẩm khác. Một nhà soạn nhạc quan trọng nữa của đất nước ý xinh đẹp là Domenico Pelligrini, Ludovico Roncalli. Những nhà soạn nhạc này đã viết theo hệ thống kí hiệu như những nhà soạn nhạc trước đó.

Tóm lại, ở thế kỉ 17 nhiều tác giả đã lưư diễn khắp châu Âu và mang theo mình cây guitar. Bên cạnh những nhà soạn nhạc viết tác phẩm cho guitar còn có những tác phẩm học thuật được viết về nhạc cụ các nghệ sĩ trình tấu guitar. Những tác phẩm về guitar và các cuốn sách được xuất bản phổ biến ở ý trong thế kỉ 17 đã được các nhà lịch sử tìm thấy trong khắp các nhà bảo tàng trên thế giới. Không giống như những cây guitar ở phương Bắc với hoa văn và thiết kế đồng bộ, guitar của người ý thể hiện một kiểu trang trí rất phong phú và hoa mĩ. Phong cách nghệ sĩ của người chế tạo đem lại sự thống trị của cây guitar ở ý thời đó.


(Nguồn: CLB guitar Việt Nam)


Nguyễn Vĩnh Trọng-K16DCD3
Smod Góc Học Tập
Yahoo:trong_nguyen15
Phone:0905360491

Punish is my wish
destroy is my will

 
Các thành viên đã Thank sevenrock vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024