Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/03/2013 12:03 # 1
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Nguyên tắc cơ bản để lead/solo ngẫu hứng


Xin chào các bạn,

Cách đây ít lâu mình có một cuộc trao đổi với 1 bạn hỏi về việc chơi lead/solo ngẫu hứng để "phiêu" cùng nhạc của người khác. Trong quá trình 10 năm chơi guitar, mình nhận thấy cũng có rất nhiều ae khác quan tâm chuyện này. Sẵn hôm nay rảnh, mình xin tóm lược lại nội dung trao đổi đó để ae cùng tham khảo, hy vọng giúp được chút gì đó cho các bạn - nhất là các newbie còn nhiều bỡ ngỡ.

- Cao Trọng Tường: Chào a, e muốn học lead nhưng e chẳng biết bắt đầu từ mô hết, anh giúp em vs nha.
- Đắc An Guitarocker: Lead nghĩa là CHỌN LỰA NOTE ĐỂ "phiêu" ngẫu hứng THÀNH GIAI ĐIỆU "ĂN RƠ" VỚI BÀI NHẠC. A sẽ nói cho e biết Nguyên tắc cơ bản.

Giờ lấy scale Am làm ví dụ, giả như e đang đánh 1 bài tông Am, vậy thì e - thằng lead - sẽ có 7 note nhạc để SOLO & thằng đánh chord sẽ có tối đa 7 hợp âm để ĐỆM (tạm thời chỉ nói tới note với hợp âm cơ bản thôi nhé, ko bàn tới nâng cao, cho đỡ rối). Cần nhất là thằng lead phải biết được thằng đệm đang đánh hợp âm gì & CẤU TẠO từ những NOTE gì.

Giờ giả như e đang solo ngẫu hứng bài nhạc tông Am nhưng tới đoạn hợp âm đệm đang vang lên là G chord (gồm các note: G+B+D), lúc này e có quyền CHẠY solo lòng vòng 7 note của scale Am, nhưng những note e lựa chọn để ĐÁNH NHIỀU & TẠM DỪNG thì nên là 1 trong những note CÓ TRONG HỢP ÂM của thằng chord nó đang quạt! 

Hợp âm đệm thường có cấu tạo từ 3 note (nếu là h/â Trưởng/thứ), 4 note (nếu là h/â 7), các dạng h/â nâng cao mới có từ 5 note trở lên. Note trùng tên với h/â là note MẠNH NHẤT, 2-3 note còn lại là note MẠNH <---khi solo e chọn đánh nhiều hoặc dừng lại ở những note này là nghe giai điệu solo nó "ăn khớp" với phần đệm liềncòn nếu e chọn đánh nhiều/dừng ở các note khác KO CÓ trong hợp âm đang vang lên thì nghe sẽ...trớt hướt (mặc dù các note này vẫn thuộc âm giai Am)

Ví dụ: thằng chord đang quạt G mà e dừng ở note F thì nghe nó...thúi ình ngay! 

Chỉ có note trùng tên với âm giai (tông của bài nhạc, trường hợp này là note A của bài nhạc tông Am) là có thể chọn dùng để tạm dừng/dừng câu solo trong bất cứ hợp âm nào. 

E hãy thử đánh vài vòng chord rồi thu lại xong cho nó phát ra làm nhạc nền, rồi e thử "phiêu" solo theo đi, sẽ thấy "đã" lắm! Đánh sáng tạo ra cái của mình vậy mới hứng, chứ bắt chước bài hoài cũng chán!

Tóm lại: solo ngẫu hứng có 2 phần: Chạy & Dừng. Chạy thì e có 7 note để chạy thoải mái, Dừng thì phải chọn note CÓ TRONG HỢP ÂM ĐANG VANG LÊN; nguyên lý đơn giản là vậy. Còn tạo câu cú như thế nào để nghe ổn là tùy cái đầu sáng tạo của e thôi.
.................................................. ...........................

Tiếp theo là nói tới tạo "mùi" cho câu solo, giờ tạm ko bàn tới chuyện scale gì nữa, chỉ nói về khoảng cách của TẤT CẢ CÁC NOTE CÓ TRONG 1 QUÃNG 8 (octave) TRÊN CẦN ĐÀN. 

Hãy đánh 1 note bất kỳ (ví dụ là note A, dây 5 buông) xong đánh note khác kế bên (cách đó nửa cung) rồi tiếp tục làm tới hoài như vậy...đến lần thứ 12 ta sẽ gặp lại note A nữa, là ta đã có 1 quãng 8 (octave). Túm lại, từ rìa bên này cho tới rìa kia của 1 octave ta có 12 quãng với 12 khoảng cách khác nhau: nhỏ nhất là nửa cung, còn lớn nhất là 6 cung.Các quãng đều có âm sắc mang "mùi, màu, sáng, tối, vui, buồn" khác nhau hết, đánh lên & đánh xuống nghe cũng khác nhau nữa!

Quãng (interval) chính là NGUYÊN LIỆU GỐC để tạo ra giai điệu (Melody: nhiều note đánh cách nhau - căn bản để lead/solo) và hòa âm (Harmony: nhiều note đánh đồng thời - nền tảng của việc đệm chord).

Trên đây chỉ mới nói hẹp trong phạm vi chỉ MỘT quãng 8 (octave) thôi nhé, chứ mấy cây e.guitar có 24 fret sẽ có tới 4 octave, e tha hồ mà nghiên cứu. 

Gợi ý cách tập nè: hãy đánh 2 note bất kỳ cách nhau NỬA cung, rồi đánh 2 note bất kỳ cách nhau 1 cung => có thấy cái NỬA CUNG nó buồn/tối; còn cái 1 CUNG nó vui/sáng ko? 

Rock & Blues hay dùng quãng Nửa cung & quãng 5 giảm (khoảng cách 3 cung, ví dụ A-Eb) để nghe nó tối, quái & ngầu; e đánh thử nghe xem?

Kế tiếp: thử đánh để so sánh 2 note cách nhau 2 cung với 2 note cách nhau 1,5 cung, có thấy 2 cung thì vui & 1,5 cung thì buồn ko? 

=> Cách tạo ra hợp âm: Trưởng: 2c + 1,5c (vui trước + buồn sau); thứ: 1,5c + 2c (buồn trước + vui sau)... 

Từ đây ta sẽ thấy: Âm giai (scale) chỉ là trình tự sắp xếp về khoảng cách của 8 note (trong phạm vi 1 octave) mà thôi. Từ tính chất cơ bản (mùi) của quãng ngta mới tạo ra âm giai (scale) & hợp âm (chord).

Hãy nghiên cứu kỹ & nắm rõ tính chất/âm sắc/mùi/màu của QUÃNG, e sẽ biết cách tạo nét riêng cho nhạc của mình đánh ra.


=> Muốn lead tốt, phải hiểu rõ CẤU TẠO của chord đang được đánh. Ngược lại, muốn đệm chord cho "ăn rơ" với lead thì PHẢI BIẾT CHỌN CHORD CÓ CHỨA CÁC NOTE TRỌNG TÂM CỦA THẰNG LEAD đang đánh ra, trường hợp này cũng đúng với cả khi e đang chọn chord để đệm cho người khác hát.

Thường chúng ta hay có tật là lúc "phiêu" ngẫu hứng ít khi nào giữ được bình tĩnh để chọn lựa quãng cho ra giai điệu có "mùi" đúng ý đồ, toàn chụp vào..."bào" đại , thành ra nhiều khi câu cú nghe khá rối rắm, chính bản thân a cũng mắc tật này & đang cố gắng sửa chữa! 
...............................................

Rất mong được các ae cao thủ đóng góp thêm, thanks.

Thunderocker - GuitarPro.vn



Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
23/03/2013 12:03 # 2
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Phản hồi: Nguyên tắc cơ bản để lead/solo ngẫu hứng


Có 1 bạn gửi cho mình thắc mắc như này:



 
Nguyên v***259;n b***7903;i theraining Xem bài vi***7871;t
Em đang phân tích bài The Unforgiven của Metallica.
Nó chơi key là Am, nhưng khi solo lại có thêm cả note F# và C#, và hợp âm đệm có D (chứ không phải hợp âm Dm của scale Am)
Vậy tại sao lại như vậy?
Tác giả sử dụng lý thuyết gì để áp dụng vào đây? Và dùng nó sẽ có tác dụng để làm gì?

Thông qua việc này, mình xin phép đóng góp thêm một ít kiến thức của mình về loại Âm giai mà mình yêu thích & hay dùng nhất: Âm giai Thứ (Minor Scale)

Mình tạm gác các lý thuyết cao siêu qua 1 bên để cố gắng giải thích theo kinh nghiệm ĐỆM HÁT bằng ngôn từ đơn giản nhất có thể, hy vọng các bạn dễ hiểu. Xin lấy A minor scale làm ví dụ minh họa & lấy note A làm bậc I, thì ÂM GIAI Thứ có tới 3 LOẠI:

1> Âm giai thứ TỰ NHIÊN (A Natural minor scale): gồm có các note: A-B-C-D-E-F-G-A, ta có công thức: I-II-III-IV-V-VI-VII-I, ta thấy bậc II-III cách nhau NỬA CUNG (chỗ này thì âm giai minor nào cũng có - ko cần nhắc lại nữa) và bậc V-VI cũng cách nhau NỬA CUNG. Trong âm giai Am tự nhiên này, hợp âm E (cấu tạo theo công thức 1+3+5, cụ thể gồm các note E+G+B: quãng 3 thứ với 1,5 cung + quãng 3 Trưởng với 2 cung) có vai trò là hợp âm bậc V sẽ là dạng hợp âm thứ. Bài nhạc giọng thứ nào mà ae muốn "mùi" của nó nghe hiền hòa thì khi xài hợp âm bậc V cũng nên là dạng minor như này.

2> Âm giai thứ HÒA ÂM (A Harmonic minor scale): gồm có các note: A-B-C-D-E-F-G#-A, ta thấy kết cấu nó cũng hơi giống âm giai 1> NHƯNG cái khác là có bậc VII-I chỉ cách nhau NỬA CUNG, cái quãng NỬA CUNG này nó làm cho Âm giai thứ HÒA ÂM nghe rờn rợn quái quái nên thường được nhạc cổ điển (điển hình là lão Bach)-Rock-Blue dùng đến. Trong âm giai Am HÒA ÂM này, hợp âm E (vai trò là hợp âm bậc V của âm giai) cũng cấu tạo theo công thức 1+3+5 (có thể thêm note D - bậc 7 của e - để tạo ra hợp âm E7 cho thêm màu sắc) nhưng hợp âm E này phải có note G tăng NỬA CUNG lên thành G# CHO PHÙ HỢP VỚI NOTE G# TRONG KẾT CẤU CỦA ÂM GIAI Am Harmonic, kết cấu chính của hợp âm E này phải là E+G#+B: quãng 3 Trưởng với 2 cung + quãng 3 thứ với 1,5 cung. Vẫn với vai trò là hợp âm bậc V trong âm giai Am, nhưng hợp âm E này sẽ là dạng hợp âm Trưởng hoặc 7, chứ nếu là hợp âm E minor thì nó biến âm giai Am trở thành Am TỰ NHIÊN như đoạn 1> ở trên sao? 

3> Âm giai thứ GIAI ĐIỆU (A Melodic minor scale): gồm có các note: A-B-C-D-E-F#-G#-A, ta thấy kết cấu nó KHÁC âm giai 1> và 2> ở chỗ bậc VI (note F) đã tăng lên NỬA CUNG, khoảng cách V-VI thay vì NỬA CUNG như âm giai 1> và2> đã NỚI RỘNG thành 1 CUNG (quãng 2 Trưởng, có đặc trưng tươi sáng phấn khởi), đồng thời khoảng cách VI-VII thay vì 1,5 cung (quãng 3 thứ - buồn) như âm giai 1> và 2> đã RÚT NGẮN lại thành 1 cung (quãng 2 Trưởng, có đặc trưng tươi sáng phấn khởi). Với kết cấu có tới 5 cái Quãng 2 Trưởng chiếm ưu thế, âm giai MELODIC Minor sẽ có "màu" tươi sáng hơn. Trong âm giai Am MELODIC này, hợp âm bậc V (E) vẫn kế thừa tính chất y như trong âm giai 2>,nhưng hợp âm bậc IV (D) sẽ phải KHÁC. Cụ thể, hợp âm D này phải có note F tăng NỬA CUNG lên thành F# CHO PHÙ HỢP VỚI NOTE F# TRONG KẾT CẤU CỦA ÂM GIAI Am Melodic. Kết cấu chính của hợp âm D này phải là D+F#+A: quãng 3 Trưởng với 2 cung + quãng 3 thứ với 1,5 cung. Vẫn với vai trò là hợp âm bậc IV trong âm giai Am, nhưng hợp âm D này sẽ là dạng hợp âm Trưởng, chứ nếu là hợp âm D minor thì nó biến âm giai Am trở lại giống 2> và1> hay sao? 

Vận dụng vào bài The Unforgiven chơi tone Am nhưng có dùng note F# và hợp âm D major: Âm giai của bài này thiên nhiều về dạng 3> cụ thể là A Melodic Minor scale. Cũng xin nói thêm: đôi khi trong cùng một bài nhạc giọng Thứ nhưng nó cũng có thể biến chuyển qua lại trong cả 3 LOẠI âm giai Thứ (Natural, Harmonic, Melodic) ghi trên nữa nha các bạn. Có khi đoạn đầu là Thứ TỰ NHIÊN, đoạn solo giữa thành Thứ HÒA ÂM, kết bài lại ở dạng Thứ GIAI ĐIỆU...ngả nghiêng tùy theo ý đồ của tác giả !

Thông thường trong một âm giai ta có bao nhiêu note thì cũng có bấy nhiêu hợp âm tương ứng, và tính chất đặc trưng của hợp âm là dạng gì (Trưởng? Thứ? Hay 7?) thì cùng còn tùy theo nó đang nằm trong LOẠI Scale gì đã phần nào được giải thích trong 1> 2> 3> ở trên.

Tiếp tục lấy Am scale để minh họa: Khi solo Am scale, bên cạnh việc sử dụng các note KO THĂNG GIÁNG vốn có trong âm giai Am TỰ NHIÊN, ta cũng có thể dùng thêm note G# (nếu có ý chơi âm giai Am này thành dạng HÒA ÂM - cho nó "quái quái") & dùng thêm note F# vào (nếu có ý chơi âm giai Am này thành dạng HÒA ÂM - cho nó tươi sáng hơn một chút)

Làm ly cafe cái đã...Giờ giải thích tại sao có note C# "kỳ cục" trong âm giai Am :

Ngoài việc solo các note trong âm giai (scale)/hợp âm (chord) GỐC là Am, người ta cũng có quyền TẠM THỜI "mượn/biến" một vài Hợp âm (chord) phụ còn lại trở thành Âm giai (scale) TẠM THỜI để ĐÁNH SOLO ở một/vài đoạn trong bài cho nó phá cách & thêm màu sắc lạ & "la cà" một tí trước khi trở về với scale/chord gốc. Ví dụ nhé: sau khi tan sở, trên đường về thay vì đi thẳng như thường ngày thì bạn ghé quán làm vài chai...Hennessy để tạm xả stress, nhưng bạn ko thể...ở lại luôn tại quán đó được, mà cuối cùng cũng phải về nhà thôi! 

Cụ thể, bài The Unforgiven thuộc A Melodic minor scale nên nó dùng chord D để đệm bậc IV thì phần solo Metallica cũng "mượn" âm giai D đó để solo luôn, mà trong âm giai D này có chứa note F# VÀ CẢ NOTE C# NỮA. Đến đây chắc bạn đã hiểu ra?

Các ae cao thủ còn có ý kiến đóng góp khác xin mời ạ...



Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024