Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/03/2012 11:03 # 1
Akuma
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 16

Kinh nghiệm: 53/190 (28%)
Kĩ năng: 72/160 (45%)
Ngày gia nhập: 25/09/2010
Bài gởi: 1763
Được cảm ơn: 1272
Khi đạo đức "giả" lên ngôi


( Nguồn: vn.thegioisao.yahoo.com/news/khi-%C4%91%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%A9c-gi%E1%BA%A3-l%C3%AAn-ng%C3%B4i-013854809.html )

Để chứng minh sự cao thượng và đạo đức tuyệt đỉnh của mình, người ta sẵn sàng đẩy người khác xuống địa ngục...

Có làm ngôi sao trong thời đại này mới thấy cái miệng lưỡi dư luận thật đáng sợ. Bởi vẫn công chúng đó, vẫn thần tượng đây, nhưng trên tay công chúng lúc nào cũng là những cục đá. Khi chẳng may thần tượng có sa chân sảy miệng, thì công chúng chẳng những đã không nâng đỡ mà còn sẵn sàng ném đá không thương tiếc, đẩy ngôi sao đó xuống địa ngục nếu có thể, chỉ để chứng minh sự cao thượng và đạo đức tuyệt đỉnh của mình.

Khi chụp bộ ảnh “Áo dài khoe nét xuân thì” mấy năm trước đây, hoa hậu Mai Phương Thúy có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được nó sẽ “di họa” đến ngày hôm nay. Và chỉ vì mấy tấm ảnh cô ngả nghiêng “uốn éo” với áo dài ấy, chiếc vương miện danh giá cô từng phải trầy vi tróc vẩy trong các cuộc đua tài mới giành được và kiêu hãnh đội trên đầu suốt sáu năm qua đang có nguy cơ bị tước phăng, bất chấp quy định, luật lệ nào.

Khi đạo đức
Bộ ảnh “Áo dài khoe nét xuân thì” của Mai Phai Thúy

Giữa cái thời nền báo chí lá cải đang đói tin hot, bỗng dưng trên trời rơi xuống một cái “sự kiện động trời”, nhanh như chớp, Mai Phương Thúy trở thành miếng mồi ngon cho các trang mạng cắn xé, đấm và xoa, đùn qua và đẩy lại. Trên trang mạng phunutoday.vn là ý kiến của  GS.TS Trần Lâm Biền: “Nếu HHVN mặc áo dài mỏng tang như thế thì không thích hợp với tâm hồn người Việt... Cứ đi bắt chước để rồi cải tiến một cách thiếu suy nghĩ chỉ làm cho tàn phai, mất đi cái truyền thống. Đồng thời, nó làm mầm mống cho đạo đức bị suy đồi”. Hoảng hơn là phản biện của một độc giả ký tên Đinh Huyền Sương, từng nhận tiền từ thiện của Hoa hậu Mai Phương Thúy trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ năm 2007: “Tôi mong các nhà chức trách, nhà quản lý văn hóa có biện pháp cụ thể, ngăn chặn kịp thời những con người đang làm méo mó giá trị truyền thống, cái đẹp của cả dân tộc. Trước hết tôi thỉnh cầu là để cho con gái tôi sau này được sạch.”

Có vẻ ném đá chưa chán tay, người ta xoay sang ném cả một “cục đạo đức” to đùng ngã ngửa vào mặt Mai Phương Thúy. Người ta không chỉ e con gái người ta sẽ bị vấy bẩn bởi bộ ảnh của hoa hậu, lại lo xa hơn khi nguy cơ “dâm hóa” áo dài lan rộng trong khắp các nữ sinh cả nước thì thật xấu hổ với bạn bè quốc tế. Ai cũng làm “ô uế” tà áo dài như  thế thì “quốc phục” (chả biết được công nhận từ bao giờ?!) sẽ mất thiêng. Đáng sợ hơn, người ta khoác vào mấy bức ảnh (vô ý chứ chẳng cố tình) của cô gái trẻ này cả trăm mối lo, cả ngàn vạn nguy cơ suy đồi đạo đức xã hội có thể xảy ra.

Chuyện mới của Mai Phương Thúy lại nhắc người ta nhớ lại một chuyện đã kịp cũ, nhưng cũng là nỗi khổ một thời của diễn viên Lê Vân. Khi tự truyện Lê Vân Yêu & Sống ra đời, giông bão lại thêm một lần ập đến với cuộc đời vốn đã chẳng bình yên của người đàn bà đẹp trên màn ảnh Việt một thời này. Công chúng đội lốt các nhà đạo đức học thi nhau bới lông tìm vết để lên án cuốn tự truyện thẳng thắn đến chưa từng có tiền lệ của chị. Người ta lên án Lê Vân vì chị đã yêu ba người đàn ông đang có vợ, đã thế không biết giấu ỉm đi, còn công khai trước bàn dân thiên hạ với những lời sám hối đáng khinh, đáng ghét... Người ta thậm chí còn gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhân thế khi quy kết hành động của chị: “Đó là trò chơi gian ác của một kẻ thiếu nhân tâm”, “người đàn bà lăng loàn”, và yêu cầu chị “hãy trả lại những thứ chị đã ăn cắp của người phụ nữ khác”… Thậm chí họ còn lo sợ đến kinh hãi nghĩ đến viễn cảnh con mình rồi sẽ lấy phải người đàn bà như chị... vân vân và vân vân.

 

Thêm một bài học đạo đức cũng chẳng kém phần kinh hoàng từ “nghi án Ngọc Trinh lộ ảnh sex”. Người ta thương vay khóc mướn cho thể diện quốc gia khi than “Thật đau lòng khi trên nhiều trang mạng quốc tế, người ta giật những cái tít: Ảnh sex hoa hậu Việt Nam 2011…”. Chuyện ảnh sex đã không còn là vấn đề của riêng Ngọc Trinh nữa mà đã hủy hoại thanh danh của phụ nữ Việt, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia… Xa hơn nữa, người ta bàn đến bài học nhân quả, nói đến “hiệu ứng cánh bướm” từ vụ ảnh sex, rồi những bài học đạo đức về sự hy sinh của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, chuyện biết bao người đã nằm xuống để cho Ngọc Trinh được hưởng cuộc sống như ngày hôm nay…

Người ta sợ hãi là phải! Vì nếu phụ nữ Việt Nam ai cũng “dâm hóa” áo dài như Mai Phương Thúy, ai cũng yêu và sống như Lê Vân, và ai cũng làm ô uế quốc thể như Ngọc Trinh trong nghi án lộ ảnh sex thì đất nước này còn gì? Ai đảm bảo cho tương lai con em họ sẽ được “sạch”, ai đảm bảo cho xã hội này sẽ không bị “suy đồi về đạo đức”, và đất nước này sẽ không bị “mất danh dự”?

Nhưng cái cách mà họ phản ứng mới ghê gớm làm sao. Nó khiến người ta rùng mình về thái độ, về cách hành xử của con người với con người. Trong khi hùng hồn giao giảng bài học đạo đức với những con người trên, họ - những người đang dệt lên bản án đạo đức treo trên đầu những người đẹp kia - đã vô tình để lộ ra rất nhiều cái bản chất thật của mình. Họ đố kỵ và họ tự ái vặt. Họ tự động viên mình bằng kiểu AQ và để rồi họ tự thêu dệt lên bản thân mình những tấm áo “đạo mạo” về đạo đức con người, về cách hành xử cho đáng mặt một con người. Họ thích ném đá (giấu tay), họ thích được dạy khôn người khác. Và họ cũng sẵn sàng đầy người ta xuống địa ngục nếu có thể để chứng minh sự cao thượng và đạo đức tuyệt đỉnh của mình. Chính điều đó đang ảnh hưởng xấu đến đầu óc thế hệ trẻ và làm mất đi thể diện của đất nước này chứ không phải những thứ như chuyện “dâm hóa” áo dài, chuyện yêu và sống, hay một vài bức ảnh nude của cá nhân một ai đó, thưa những nhà đạo đức học (giả)!

 

Theo Sành Điệu

Bài viết đã được sửa lại bởi có chứa hình ảnh hơi phản cảm!


I'm Akuma ... And I will teach you the meaning of pain !!!
               


 
Các thành viên đã Thank Akuma vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024