Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/06/2011 11:06 # 1
monbabie269
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 13

Kinh nghiệm: 0/140 (0%)
Kĩ năng: 53/130 (41%)
Ngày gia nhập: 12/12/2010
Bài gởi: 910
Được cảm ơn: 833
CÁC ĐIỂM DU LỊCH CAO NGUYÊN MIỀN TRUNG


 

Dalat

Hồ Xuân Hương rộng chừng 5km² , nằm tại trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm Hồ Xuân Hương nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19. Hồ Xuân Hương có hình mảnh trăng lưỡi liềm, là nơi thơ mộng, cuốn hút khách nhàn du và cũng là nơi hò hẹn của những đôi bạn tâm tình. Mặt hồ phẳng lặng như tấm kính pha lê, soi bóng những hàng thông reo hát suốt ngày đêm. Những con đường quanh hồ rợp bóng cây tùng, tạo thêm vẻ thơ mộng cho hồ. Du khách có thể ngồi dưới gốc tùng buông lưỡi câu, hoặc đi chơi trên mặt hồ bằng những chiếc xe đạp nước mang dáng con thiên nga, hoặc dừng chân ở nhà thủy tạ với cách kiến trúc đặc biệt để thưởng thức những ly nước ngọt đậm đà hương vị Ðà Lạt.

 

 

 Thung lũng Tình yêu cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc. Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d'Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc thì khi đó cái tên "Thung lũng Tình yêu" được ra đời. Năm 1972, nhờ đắp một con đập lớn vắt ngang thung lũng đã tạo ra một hồ nước lớn có tên là hồ Ða Thiện. Vì có hồ mà thung lũng này càng thêm thơ mộng, tăng thêm sự hấp dẫn đối với du khách và nhất là đối với những lứa đôi ở khắp miền đất nước. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa như một bức tranh, sinh động với những cánh buồm chấp chới trên hồ.

 

 

Thác Pongour nằm trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 45km và cách đường quốc lộ 20 khoảng 7km. Thác Pongour thuộc loại đẹp, hùng vĩ nhất Tây Nguyên với chiều cao chừng 30m, bề mặt dài hàng trăm mét và một thềm thác rộng hàng chục ha có thể tổ chức vui chơi cho hàng ngàn người một lúc.  Theo truyền thuyết của đồng bào dân tộc thì thác gắn liền với câu chuyện về nàng Ka Nai - một Tù trưởng xinh đẹp đã có công xây dựng nên cuộc sống thịnh vượng của đồng bào K’ho. Tương truyền Ka Nai có 4 con tê giác và Pongour là dấu vết các con tê giác cắm sừng xuống đất.

 

 

Thác Đambri nằm cách trung tâm thị xã Bảo Lộc khoảng 18km. nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ và hùng vĩ. Thác Đambri có độ cao khoảng 60m. Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài kilômét còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá với diện tích gần 300ha cùng đủ loài chim. Nhiều cây cổ  thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi... gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây. Khách muốn xuống chân thác có thể đi bằng hai đường: thang máy hoặc đường bộ. Nhưng hầu hết du khách đều chọn đường bộ men theo sườn núi để được thưởng ngoạn phong cảnh. Muốn sang bờ bên kia khách sẽ được một lần thử độ khéo léo và lòng dũng cảm khi chênh vênh đi trên chiếc cầu dây theo kiểu của đồng bào dân tộc ở địa phương vẫn làm. Cầu được bện từ những thứ dây leo rất sẵn ở rừng như song, mây, giang, lồ ô...

 

Ga Đà Lạt nằm cách hồ Xuân Hương 500m về phía đông. Tuyến đường sắt nối Đà Lạt với Tháp Chàm (Tourcham) - khánh thành năm 1938 đã được đánh giá là nhà ga đẹp nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Đoạn đường sắt dài 84km với 16km đường răng cưa (Crémailère) được người Thụy Điển với nhiều kinh nghiệm về đồi núi thiết kế, đã cho phép du khách cùng con tàu leo qua những tầng dốc cao hay chui vào những đoạn đường hầm tối tăm, trong một cảm giác phiêu lưu thú vị khi thấy núi rừng hùng vĩ chầm chậm lướt qua tầm mắt.. Năm 1991, tuyến đường sắt nối Trại Mát với Đà Lạt dài 7km đã được khôi phục. Đến Trại Mát, du khách có thể vãng cảnh chùa Linh Phước gần đó và ngắm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao khi cùng đoàn tàu uốn mình vòng vèo qua sườn núi, chiêm ngưỡng những cảnh sắc thiên nhiên biến hóa kì ảo trong tầm mắt, tận hưởng nguồn không khí trong lành của vùng cao nguyên.

 

 

 

Thiền viện Trúc Lâm Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng, thuộc phường 3 thành phố Ðà Lạt. Chùa do hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng từ đầu thập niên 90, chính thức khởi công xây dựng ngày 08/04/1993 và khánh thành ngày 08/02/1994. Thiền viện có diện tích 24,5 ha; được chia thành 3 khu riêng biệt với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh độc lập - nay là Dinh Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh). Đây là một thiền viện nghiên cứu về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần).

Ngoài ý nghĩa là một ngôi chùa lớn, một viện thiền học, Trúc Lâm còn là một điểm tham quan lý tưởng cho du khách do được tổ chức tốt và có vị trí khá đẹp - nhìn ra hồ Tuyền Lâm, núi Voi.

 

 

 

Daklak

Buôn Đôn

Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách Tp. Buôn Ma Thuột 42km về phía tây bắc. Buôn Đôn với những cánh rừng tự nhiên trùng điệp; dòng sông Sêrêpôk hung dữ, nước đổ ầm vang núi rừng. Buôn Đôn từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với cảnh quan của núi rừng, các phong tục mang đậm dấu ấn của vùng Tây Nguyên mà còn bởi truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.Đến Buôn Đôn là dịp được cưỡi voi leo núi, lội suối, bơi sông; bạn cũng có dịp tham dự nhiều thú vui hấp dẫn chỉ có ở nơi đây: bắn nỏ, nướng cá, uống rượu cần; sống trong những căn nhà đơn sơ, ấm cúng dựng vắt vẻo trên các cây si cổ. Đặc biệt nếu bạn có mặt vào mùa xuân thì tháng ba là mùa lễ hội đua voi...

 

 

Thác Dray Sáp

Thác Dray Sáp là thác hạ nguồn trong hệ thống 3 thác Gia Long - Dray Nur - Dray Sáp của sông Sêrêpôk, tỉnh Đắk Nông, cách thành phố Buôn Ma Thuột 30km.Thác cao 20m nhưng trải rộng khoảng 100m. Theo tiếng Ê Đê, Dray Sáp nghĩa là thác khói. Bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng ào ào tạo thành khối lớn, bụi nước bay là là như màu khói. Quanh năm suốt tháng cả một vùng vang vọng tiếng thác và ngập trong khói nước 

 

 

Pleiku - Kontum

Biển hồ Tơ Nưng

nằm ở xã Biển Hồ, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai , Biển hồ Tơ Nưng nguyên là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu năm. Hồ có hình bầu dục, diện tích 230ha. Phong cảnh xung quanh hồ thật ngoạn mục, từ những cây cối và các loài hoa khoe sắc ven hồ, ong bướm dập dìu tiếng hót của các loài chim lảnh lót mỗi buổi sớm mai. Kế đó là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng... Những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt nước.

 

 

Nhà mồ Tây Nguyên

Nhà mồ Tây Nguyên có ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên. Nhà mồ Tây Nguyên được xây cất theo phong tục tang lễ ở vùng Tây Nguyên, lúc đầu là chòi nhỏ sơ sài, sau đó một hoặc vài ba năm thân nhân gia đình người chết dựng lại nhà mồ mới khang trang, trang trí nhiều tượng gỗ. Tục phá chòi, dựng nhà mồ mới của một số tộc người ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân (mùa khô) và được coi như một lễ hội lớn (lễ bỏ mả) của dân bản. Người ta đưa đến nghĩa địa rượu, thịt, cá, các vật cúng tế. Thân nhân người quá cố và dân bản cùng vui mừng, ăn uống, nhảy múa trong một hay nhiều ngày bên nhà mồ để chia biệt vĩnh viễn người quá cố.

 

Làng Ba Na Kontum

Dân tộc Ba Na là một trong ba dân tộc bản địa đông người nhất ở Tây Nguyên, họ sống nhiều nhất ở tỉnh Kon Tum.  Ba Na Kon Tum là tên cộng đồng người Ba Na tập trung ở thị xã Kon Tum. Theo tiếng Ba Na thì Kon nghĩa là làng, Tum nghĩa là hồ, ao. Kon Tum là làng có nhiều ao, hồ. Ðàn ông Ba Na thường có vết sẹo ở ngực. Ðó là vết tích do họ tự gây nên bằng cách lấy lửa hoặc than hồng dí vào ngực khi trong nhà có người chết, để tỏ lòng thương tiếc người quá cố Đến thăm làng Ba Na, du khách sẽ nhìn thấy những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu. Người Ba Na là dân tộc đầu tiên ở Tây Nguyên biết dùng chữ viết trong đời sống và dùng trâu bò để cày ruộng. Tuy nhiên họ cũng chưa biết tổ chức cuộc sống khoa học, gạo chỉ giã đủ ăn từng ngày. Trước đây người Ba Na có truyền thống săn bắn giỏi, tới gia đình nào bạn cũng có thể nhìn thấy có vài cái nỏ bằng gỗ rất chắc.

 


 


Nguyễn Thị Thanh Lệ
K16DCD4 - Khoa Du Lịch
Email: monbabie269@gmail.com

 
Các thành viên đã Thank monbabie269 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024