Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/04/2017 19:04 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Kỹ thuật thủ môn (I)


I. Mục tiêu:

Trang bị cho người học khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa và phận loại các kỹ thuật thủ môn, những yếu lĩnh của kỹ thuật thủ môn như bắt bóng, phát bóng, ném bóng… và nắm vững dược phương pháp giảng dạy, lỗi sai thường mắc, cách khắc phục lỗi sai đó.
Khái niệm
Kỹ thuật thủ môn gồm có:
+ Kỹ thuật bắt bóng
+ Kỹ thuật bắt bóng lăn sệt
+ Kỹ thuật bắt bóng nửa nảy
+ Kỹ thuật bắt bóng trên không
+ Kỹ thuật bay người với bóng
+ Kỹ thuật đấm bóng
+ Kỹ thuật phá bóng
+ Kỹ thuật đẩy bóng
+ Kỹ thuật ném bóng
+ Kỹ thuật phát bóng
Phương pháp giảng dạy
Chỉ ra được các sai lầm thường mắc và phương pháp khắc phục
 

III. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của kỹ thuật thủ môn:

 
1. Khái niệm:
Chỉ những động tác của thủ môn, thông qua việc sử dụng hợp lý các bộ phận của cơ thể dể thực hiện hiệu quả những kỹ thuật đỡ bắt bóng hoặc giúp đồng đội triển khai tân công sau khi bắt được bóng.
2. Nhiệm vụ:
Giữ khung thành ngăn cản không cho đối phương đưa bóng vào lưới và đồng thời khi có bóng phải phối hợp với đồng đội triển khai tấn công.
*Yêu cầu: Thủ môn phải có thể lực tốt, kỹ thuật thuần thục và cơ bản.
3. Ý nghĩa:
Trong thi đấu bóng đá bất cứ một hình thức chiến thuật nào cũng đều phải ca một đội hình tương ứng
Việc sắp xếp và bố trí đội hình đòi hỏi phải đảm bảo sự cân bằng giữa công và thủ,
Lựa chon vị trí: Tùy theo góc độ sút bóng, tùy từng tình huống tấn công của đối phương mà thủ môn lựa chon vị trí sao cho phù hợp để cản phá không cho bóng vào lưới.
Tư thế: Hai chân đứng rộng bằng vai đàu gối hơi gập lại, gót chân hơi nâng lên, trọng tâm cơ thể rơi và một trong hai chân, thân trên nghiêng về phía trước hai tay hơi gấp để ở trước ngực, mắt nhìn thảng vào đường bóng đến.
Di chuyển: Thủ môn phải căn cứ vào sự biến đổi về khoảng cách với bóng để điều chỉnh vị trí của mình.
4. Yếu lĩnh kỹ thuật bắt bóng:
 
Bắt bóng lăn trên mặt đất, chia ra làm hai loại: Kỹ thuật bắt bóng thẳng chân và bát bóng quỳ gối chống một chân xuống đất.
Khi bắt bóng lên trên mặt đất thẳng chân, đứng ở tư thế hai chân song song, mũi chân hướng về trước thân người hơi ngả về phía trước khuỵu gối hai tay co tự nhiên.
Khi bắt bóng quỳ gối chống một chân thì động tác tay giống bắt bóng thảng chân.
Kỹ thuật bắt bóng thẳng: Kỹ thuật này được chia làm hai loại bắt tầm dưới ngực và cao ngang ngực
Bắt bóng tầm dưới ngực, trước hết phải xoay người về hướng bóng đến mở hai chân, thân trên hơi lao về phía trước hai tay duỗi tự nhiên lòng bàn tay hướng về phía bóng đến.
Bắt bóng tầm cao ngang ngực cũng xoay người về hướng bóng đến, hai chân mở, hai tay hơi gập khuỷu, lòng bàn ty hướng lên trên và hướng vào bóng
 
5. Kỹ thuật bắt bóng bổng
Đây là kỹ thuật đòi hỏi người thủ môn phải có năng lực phán đoán đẻ xác định điểm rơi của bóng
Khi bóng đến bật nhẩy lên cao bằng một chân, hai tay đưa lên cao và hơi gập kuỷu, lòng bàn tay hướng về phía trước, các ngón tay xòe ra tạo thành hình túi.
Khi tay chạm bóng, dùng lực bắt chặt bóng rồi gập khuỷu tay đưa bóng xuông ôm trước ngực. Khi rơi phải để chân giậm tiếp đất trước, chân kia xuống sau và hơi khuỵu để giảm xung
6. Kỹ thuật vồ bắt bóng
Khi đối phương sút bóng mà không thể thực hiện các kỹ thuật khác thì phải vồ bắt bóng.
Vồ bắt bóng hai bên: khi vồ bắt bóng thấp ở bên trái chân phải nhanh chóng đạp xuống đất, chân trái gập gối hướng sang bên trái bước một bước thân người ngả về bên trái.
7. Bay người vồ bóng
Khi bay trước hết gập gối hạ thấp trọng tâm. Khi thân người ngả về phía bóng đến thì chân cùng bên phải đồng thời dùng lực đạp mạnh xuống đất để đẩy thân người lên không trung
Vồ bắt bóng cao trung bình ở hai bên: trọng tâm cơ thể chuyển sang chân ở gần hướng bóng rồi lấy chân nay làm trụ bật nhảy sang bên
Vồ bóng trong chân đối phương:
Khi đối phương dẫn bóng áp sát cầu môn và chuẩn bị sút bóng ở sát cầu môn thì thủ môn xông lên phía trước để thu hẹp góc sút, khi đối phương đưa bóng lên phía trước thì phải xông ra vồ bóng ngay dưới chân đối phương
 
8. Kỹ thuật đấm bóng.
Kỹ thuật này được thủ môn sử dụng khi thủ môn bị cầu thủ đối phương nhảy lên tranh chấp kỹ thuật đấm bóng được thực hiện bằng hai cách.
Đấm bóng bằng một tay thì thủ môn phải xác định chính xác đường bay và điểm rơi của bóng rồi lấy đà bật nhảy, vươn một tay lên cao đến vị trí thuận lợi nhất thì đấm thẳng vào phần dưới của bóng
Đấm bóng bằng hai tay sau khi xác định được đường bay và điểm rơi thì thủ môn bật nhảy lên, hai tay nắm lại để sát vào nhau và đấm thảng vào bóng. Đây là kỹ thuật dùng để phá các đường bóng bổng bay theo đường vong cung hoạc những đường bóng cùng nguy hiểm.
Khi thực hiện thủ môn phải bật người ưỡn cong người về phía sau hai bàn tay, ngửa lòng bàn tay hướng vào bóng lên trên và dùng lực đẩy bóng ngược ra phía sau hoặc hai bên
10. Kỹ thật ném bóng.
Nếu ném hai tay thì phải đứng chân trước chân sau trong một khoảng cách hợp lý tay cầm bóng đưa lên cao trên vai xoay thân nghiêng sang bên lợi dụng lực đạp thân lực vung cánh tay và lực gấp cổ tay để ném bóng từ cao xuống về phía trước.
Tung phát bóng là kỹ thuật truyền bóng trực tiếp của thủ môn cho đồng đội ở cự ly xa. Phát bóng tung có hai loại : phát bóng tung lên không và khi bóng chạm đất.
Cơ bản động tác tung phát giống như sút bóng bằng chình diện mu,nhưng do thường thực hiện trong khi chạycho nên khoảng cách và vị trí tung phất thích hợp để đảm bảo bóng sẽ được phát đi xa.
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024