Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/03/2021 15:03 # 1
Vovanhung77h120
Cấp độ: 23 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 6/230 (3%)
Kĩ năng: 3/20 (15%)
Ngày gia nhập: 06/03/2018
Bài gởi: 2536
Được cảm ơn: 13
Các nhà khoa học phát triển thành công công nghệ tạo ra đĩa quang có dung lượng lên tới 700TB đầu tiên trên thế giới



Các nhà khoa học vừa tìm được cách "nhồi" một lượng dữ liệu tương đương 28.000 đĩa Blu-ray dung lượng 25GB vào một chiếc đĩa quang với kích thước đường kính chỉ 12cm. Điều đó có nghĩa là họ vừa tạo ra chiếc đĩa quang có dung lượng lên tới 700TB đầu tiên trên thế giới.

Cụ thể các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải (USST), Đại học RMIT, và Đại học Quốc gia Singapore, đã cũng nhau hợp tác để tìm ra một cơ chế cải thiện mật độ dữ liệu của đĩa quang. Nghiên cứu của họ là một phần trong những nỗ lực không ngừng nhằm tìm ra các phương tiện lưu trữ dữ liệu hiệu quả, đồng thời giảm lượng khí thải carbon của các trung tâm dữ liệu bằng cách chấm dứt sự phụ thuộc của chúng vào các loại đĩa từ vốn có tuổi thọ hạn chế.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học cho biết rằng, trong khi hệ thống lưu trữ dữ liệu quang học bằng công nghệ laser vẫn là lựa chọn tốt nhất để đáp ứng nhu cầu dữ liệu ngày càng tăng hiện nay, tuy nhiên bản chất nhiễu xạ của ánh sáng đã giới hạn kích cỡ các bit thông tin có thể được ghi lại, qua đó giới hạn dung lượng lưu trữ của đĩa quang.
 


Để giải quyết hạn chế này, các nhà khoa học đã sử dụng vật liệu nanocomposite mới, đây là sự kết hợp giữa các mẩu graphene oxide với hạt nano đã được chuyển đổi tần số (UCNP) nhằm đạt được mật độ dữ liệu chưa từng có. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng công nghệ này sử dụng laser sóng liên tục với chi phí rẻ, điều này sẽ giúp giảm chi phí vận hành hơn nữa so với kỹ thuật ghi quang học truyền thống dựa trên laser xung đắt tiền và cồng kềnh.

Trong khi các tiến bộ là cần thiết để tối ưu hóa công nghệ, nghiên cứu này mở ra con đường mới để giải quyết thách thức toàn cầu về lưu trữ dữ liệu. Công nghệ này phù hợp với việc sản xuất hàng loạt đĩa quang, vì vậy tiềm năng là rất lớn, ”các nhà nghiên cứu khẳng định.
 

Theo Techradar



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024