Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/10/2016 23:10 # 1
nhathung
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 42/300 (14%)
Kĩ năng: 26/50 (52%)
Ngày gia nhập: 30/05/2015
Bài gởi: 4392
Được cảm ơn: 126
10 công nghệ ấn tượng xuất hiện trong năm nay: Hyperloop, pin lâu hơn gấp 2, drone chở người, đĩa 5D


Không gì có thể ngăn cản công nghệ tiến hóa. Từ việc tạo ra con tàu có thể di chuyển nhanh hơn máy bay, pin xịn hơn gấp đôi so với Li-ion hay drone có khả năng chở người, tất cả đều là những công nghệ đáng kinh ngạc. Nhưng kinh ngạc hơn, chúng đều đã xuất hiện dưới dạng thương mại hóa hoặc bắt đầu được thử nghiệm trong năm nay, hứa hẹn một tương lai đầy thú vị với những món có thể giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Hyperloop One

Elon Musk là một gã "điên", và khi ông ấy nói ông muốn thay đổi cách mà người ta đi từ chỗ này tới chỗ khác thì ông sẽ biến điều đó thành hiện thực. Không, ở đây mình đang không nói tới xe điện Tesla mà đang đề cập tời giải pháp phương tiện công cộng Hyperloop One. Nếu bạn chưa biết thì nó là một chiếc tàu hơi giống tàu lửa, nó sẽ chạy trong một hệ thống ống nối giữa hai địa điểm với nhau. Cái hay đó là tốc độ di chuyển của tàu sẽ cực kì nhanh.

Dự án này đã bắt đầu được một thời gian nhưng trong năm nay mới bắt đầu trình diễn trước công chúng. Nó nhanh tới mức nào? Tàu có thể chạy với vận tốc 185 km/h trong chỉ 1,1 giây, nhanh hơn bất kì chiếc xe dân dụng hay xe điện nào bạn có thể nghĩ tới. Khi đạt vận tốc tối đa, Hyperloop One có thể chạm ngưỡng 1287 km/h, nhanh hơn nhiều so với máy bay thương mại (khoảng 925 km/h khi bay ở độ cao ổn định).

Hyperloop One được đánh giá là cuộc cách mạng trong ngành vận tải, và nó sẽ thay đổi cách mà chúng ta đi du lịch, công tác giữa hai nơi với nhau. Vẫn còn nhiều năm nữa giải pháp này mới đi vào hoạt động chính thức, nhưng những thử nghiệm ban đầu là vô cùng hứa hẹn.
 

HyperLoop_One.jpg


Pin Liti kim loại

Có lẽ công nghệ "tụt hậu" nhất hiện nay đó là công nghệ pin. Từ laptop, smartphone cho đến smartwatch, pin gần như không có gì đột phá trong khi các thiết bị thì càng ngày càng có nhiều tính năng hơn, càng tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Hầu hết các loại pin hiện nay đều dùng Li-ion, còn công ty SolidEnergy Systems thì phát triển pin Li-Metal với kích thước nhỏ hơn, sạc nhanh hơn trong khi chứa được dung lượng điện tích nhiều gấp đôi. Nói cách khác, một cục pin Li-Metal với cùng kích thước như một cục Li-ion sẽ giúp thiết bị dùng được lâu hơn hai lần. Hoặc nếu thu nhỏ kích thước pin đi phân nửa thì bạn vẫn có thời gian sử dụng bằng với cục pin Li-ion bình thường.

Không biết anh em thế nào chứ mình mong công nghệ này nhất trong danh sách!

Wi-Fi thụ động và Li-Fi

Những nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đã tìm được một cách mới để truyền Wi-Fi với năng lượng thấp hơn bình thường. Với tên gọi Wi-Fi thụ động, nó tiêu thụ điện ít hơn 10.000 lần so với Wi-Fi bình thường, hoặc ít hơn 1.000 lần so với Bluetooth LE hay Zigbee.

Họ làm điều đó bằng nghiên cứu và thấy rằng phần linh kiện analog dùng để phát sóng trong router hiện tại tốn quá nhiều điện, trong khi những món digital thì có hiệu quả tiêu thụ năng lượng rất tốt. Thế là họ tách riêng chúng ra. Bộ phận chứa hầu hết linh kiện analog sẽ gắn thẳng vào ổ điện trên tường, nó sẽ gửi sóng radio đến những cảm biến thụ động đặc biệt nằm riêng bên ngoài. Cảm biến này gần như không cần điện để chạy, nó sẽ nhận sóng và tạo ra các "gói Wi-Fi" rồi đẩy tín hiệu đến smartphone, tablet hay PC của bạn. Wi-Fi được truyền theo dạng này vẫn có thể cung cấp tốc độ lên tới 11 Megabit mỗi giây.

Đúng, tốc độ 11Mbps là rất thấp so với mức hàng Gbps của mạng Wi-Fi hiện đại theo chuẩn AC, nhưng lợi ích về pin mà nó mang lại thì rất đáng giá.
 

Router_thu_dong.jpg


Một công nghệ cũng rất hay nữa đã bắt đầu được thử nghiệm là Li-Fi. Li là viết tắt cho Light, và đúng như bạn dự đoán, Li-Fi chính là Wi-Fi nhưng được truyền bằng ánh sáng. Công nghệ này hứa hẹn sẽ đem lại tốc độ rất ấn tượng. Mời anh em xem thêm ở topic: Tìm hiểu về Li Fi.

In 4D

In 3D có lẽ anh em đã nghe nói tới nhiều, còn in 4D là công nghệ mới ra mắt trong năm nay. Về cơ bản, in 4D chính là in 3D nhưng sử dụng một loại hợp kim có thể thay đổi hình dạng theo thời gian. Sự thay đổi này chính là chiều thứ 4 đấy. Việc thay đổi có thể được kích hoạt khi bạn đưa vào một tác nhân kích thích nào đó, ví dụ như va chạm vật lý hoặc áp điện vô, khi đó bạn sẽ có một sản phẩm mới. In 4D sẽ được áp dụng cho rất nhiều thứ, ví dụ như chế tạo giày hay làm phụ kiện smartphone. Mình sẽ có một bài chi tiết hơn để chia sẻ với anh em về in 4D nhé.

Drone chở người

Drone chẳng phải là thứ gì mới, nó cơ bản là một chiếc máy bay không người lái bay trên trời với kích thước to nhỏ khác nhau. Việc điều khiển tất nhiên vẫn cần người làm, nhưng người đó không ngồi trên khoang mà sẽ ở dưới mặt đất. Vấn đề là drone từ trước tới nay không hề chở người nào trên đó cả, vậy lỡ cần chở khách thì thế nào? Ở dưới đất có taxi tự hành, vậy tại sao lại không có drone tự hành đúng không nào?

Một CEO người Trung Quốc đã tạo ra chiếc drone như thế sau khi 2 người bạn phi công của ông thiệt mạng vì tai nạn máy bay. Về thiết kế, Ehang 184 được làm từ sợi carbon và nhựa epoxy, với phần khung hợp kim nhôm. Máy bay sở hữu bộ 8 động cơ 142 hp/106 kW giúp vận hành 8 cánh quạt tương ứng. Có tổng cộng 4 ‘cánh tay’, hướng đều về bốn phía. Mỗi cánh tay như vậy được bố trí 2 cánh quạt nằm chồng lên nhau. Các cánh tay này có thể gập lại khi đậu trên mặt đất nhằm tiết kiệm không gian. Hiện tại chiếc drone này chỉ mới chỉ được 1 người và có giá từ 200.000$ đến 300.000$, dự kiến bán ra vào cuối năm nay.

Alpha Go: trí tuệ nhân tạo

Google đã tạo ra một bộ não nhân tạo mang tên AlphaGo với khả năng chơi cờ vây vô địch. AlphaGo đã thắng Lee Sedol, kỳ thủ Hàn Quốc 9 đẳng, và là người thật. Tuy có sai lầm trong những nước đi đầu tiên nhưng AlphaGo đã nhanh chóng khắc phục và liên tục thay đổi chiến thuật để dồn ép Lee Sedol. Thậm chí kỳ thủ đại diện cho loài người còn bị hết thời gian suy nghĩ sớm, và hệ quả là về phía cuối trận anh chỉ có 1 phút cho mỗi nước đi trong khi AlphaGo còn khá nhiều thời gian.

Điều đáng nói là việc thắng con người trong môn cờ vây đang được xem là không khả thi cho công nghệ nói chung và máy tính nói riêng ở thời điểm hiện tại. Vậy nên việc AlphaGo có thể đánh bại một kì thủ là chuyện gây ra rúng động trên phạm vi toàn cầu. Nó chứng minh rằng trí tuệ nhân tạo sẽ còn làm được nhiều thứ khác nữa trong tương lai.

HDMI Alt Mode: xuất hình từ USB-C ra HDMI

Cái này thì gần với chúng ta hơn một chút. Cấu hình HDMI Alt Mode sẽ cho phép bạn sử dụng cổng USB-C trên máy tính, điện thoại để truyền hình ảnh ra màn hình ngoài có cổng HDMI mà không cần thêm bất kì sợi dây nào khác, cũng chẳng cần adapter gì đặc biệt như MacBook hiện nay. Và bởi vì nó hỗ trợ chuẩn HDMI 1.4 nên bạn có thể xuất hình ảnh 4K@30Hz ra TV, hỗ trợ hình ảnh 3D, ARC (truyền 2 chiều tín hiệu âm thanh) và nhiều tính năng khác. Đáng tiếc là chưa có 4K@60Hz hay chế độ HDR vì đó là chức năng của HDMI 2.0.

Theo dự kiến, HDMI Alt Mode sẽ bắt đầu được hỗ trợ trên các sản phẩm thương mại từ đầu năm sau và không tương thích ngược với những thiết bị USB-C cũ.
 

HDMI-Over-USB-Type-C.jpg


Ultra HD Blu-Ray

Đây là một loại đĩa Blu-ray mới có khả năng chứa cả bộ phim 4K, đồng thời bổ sung thêm những tính năng mới như HDR cho video. Amazon thậm chí đã bắt đầu bán đĩa Ultra HD Blu-ray với giá tầm 30$. Nhưng để xem được các đĩa này, bạn sẽ cần những đầu đĩa hỗ trợ Ultra HD Blu-ray, thứ mà không nhiều người sở hữu nhất là ở Việt Nam. Tại CES 2016 Samsung có giới thiệu sản phẩm UBD-K8500 hỗ trợ phát đĩa Ultra HD Blu-ray, công nghệ hình ảnh HDR, kết nối internet. Đầu đĩa tương thích với các chuẩn âm thanh Dolby 7.1, Dolby True HD, DTS-HD.

Đĩa 5D

Một chiếc đĩa thủy tinh 5D có thể chứa tới 360TB dữ liệu. Nó có thể tồn tại trong nhiệt độ phòng trong thời gian 14 tỉ năm mà không làm mất dữ liệu nên hữu ích để làm thiết bị lưu trữ dài hạn và không cần tốc độ cao, ví dụ như để backup cho dữ liệu của công ty chẳng hạn. Nếu cần, đĩa vẫn có thể sống được khi nâng nhiệt độ lên 1.000 độ C. Công nghệ mới này từng được giới thiệu vào năm 2013, tuy nhiên mãi cho đến bây giờ mới được hoàn thiện và hướng đến mục tiêu thương mại.
 

Xem thêm về đĩa thủy tinh 5D ở đây: https://tinhte.vn/threads/dia-thuy-...du-lieu-tuoi-tho-len-den-13-8-ty-nam.2551493/



Động cơ phản lực cá nhân

Một người đàn ông với bộ jetpack ( động cơ phản lực cá nhân) đã thu hút sự chú ý của nhiều cư dân địa phương khi bay ngang qua sông Hudson tại thành phố New York (Mỹ) vào tháng 10 năm 2015. Người này lượn một vòng quanh Tượng Nữ thần Tự do, trước khi hạ cánh an toàn trên boong của một chiếc thuyền được bố trí sẵn.

Nhân vật đề cập bên trên chính là David Mayman - doanh nhân người Úc đã miệt mài nghiên cứu và thiết kế nguyên mẫu của thiết bị bay đặc biệt này, trong suốt 10 năm qua. Sự hợp tác giữa Mayman và một người khác tên Nelson đã cho ra đời mẫu jetpack với trọng lượng nhẹ mang tên JB-9. Mặc dù có kích thước khiêm tốn (đủ để nằm vừa vặn trong cốp xe), tuy nhiên, nó đủ mạnh để nâng người sử dụng lên đến độ cao 3.050 mét so với mặt đất và có thể đạt tốc độ tới 102 km/h. Thời gian hoạt động của JB-9 cho một lần nạp đầy nhiên liệu chỉ vào khoảng 10 phút nhưng đây mới chỉ là nguyên mẫu mà thôi. Trong năm nay, JB-9 có thể sẽ trở nên xịn hơn và bay được lâu hơn.

tinhte.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024