Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/08/2016 20:08 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
QUI TRÌNH MỘT BUỔI TẬP KARATE


QUI TRÌNH MỘT BUỔI TẬP KARATE

Một buổi tập thường kéo dài trong vòng 1g30’. Người Huấn Luyện viên giỏi là người biết tuần tự thực hiện những bước cần thiết để buổi tập hứng thú và có hiệu quả. Ngược lại, Huấn Luyện viên tồi là người tiến hành buổi tập không theo trình tự gì cả. Họ, ưa chi làm nấy, ưa đâu làm đó... Kết quả, buổi tập nhàu nát, nhàm chán, luộm thuộm, và chẳng đi đến đâu.

Đúc rút từ thực tiễn, để một buổi tập hứng thú và có hiệu quả, qui trình một buổi tập phải bao gồm các bước sau:

1/ Bước một: Ổn định tổ chức.

- Huấn Luyện viên và phụ tá phải có mặt trước buổi tập 15 phút để sắp xếp cho sân bãi sạch sẻ, thứ tự, ngăn nắp; từ địa điểm thay võ phục, nơi để cặp xách, giày dép; nơi tập kết xe; rồi đón tiếp phụ huynh, đón tiếp võ sinh. Mục đích, sao cho bãi tập là một không gian có tổ chức, có văn hóa.

- Để bắt đầu một buổi tập, phải sắp xếp đội hình có hàng có lối, khoảng cách đều nhau, thấp trước cao sau; sao cho uy nghi, có khí thế, và có hồn. Tuyệt đối không được để hàng lối lộn xộn, đứng ngồi lô xô, trông như một bầy vịt.

2/ Bước hai: Chào.

Đây là một nghi thức truyền thống, không chỉ đơn thuần là chào nhau mà còn ngầm chứa tinh thần Võ đạo. Động tác chào bắt buộc phải chuẩn, nghiêm trang, tôn trọng, và tự trọng. Trong Karate, tư thế chào khi bắt đầu và kết thúc một buổi tập, tốt nhất nên là tư thế ngồi của người Võ sĩ đạo.

3/ Bước ba: Khởi động.

Nhiều Huấn Luyện viên thiếu kinh nghiệm thường bỏ qua bước khởi động trước khi tập. Hậu quả, thường dẫn đến chấn thương, và thường để lại những di chứng cho người tập sau này. Hãy nhớ, khởi động luôn là bước bắt buộc.

4/ Bước bốn: Kỹ thuật căn bản.

Kỹ thuật Karate vô cùng phong phú và đa dạng. Nhưng tất cả đều có chung một nền tảng. Đó là: Cái tấn phải vững, cái hông phải xoay, đòn đánh phải chuẩn, và hơi thở phải đúng. Tôi gọi đó là nền tảng của kỹ thuật căn bản. Khi bạn đã thực hiện được điều ấy một cách thuần thục thì bạn có thể thực hiện tốt bất cứ kỹ thuật nào khác.

Bởi thế, bài tập đầu tiên của một buổi tập bao giờ cũng phải “dợt” lại nền tảng của kỹ thuật căn bản: Từ Hachiji Dachi, bước về trước thành chân trái tấn Zenkutsu. Xoay hông để tay phải đấm Chudan Teken Tsuki cùng lúc điều hơi phát lực. Đòn cuối cùng kèm theo tiếng KIAI! Tiếp theo, bước lui tấn Kokutsu, tay đỡ Age Uke (thuận tấn). Đòn cuối cùng chuyển sang tấn Zenkutsu và đấm Chudan Teken Tsuki (nghịch tấn), kèm theo tiếng KIAI!

Ở trình độ cao, các HLV có thể thay thế Chudan Teken Tsuki bằng Age Tsuki, Mawashi Tsuki, Toho uchi, Mawashi Hiji, v.v...

5/ Bước năm: Ôn bài cũ.

Tập võ cũng như học ngoại ngữ, là sự lặp đi lặp lại. Nếu bài cũ không thuần thục thì bài mới cũng sẽ vứt đi; hậu quả sẽ là, lâu dần, cái mớ hổ lốn ấy dẫn đến quều quào, nhàm chán rồi bỏ cuộc.

Nhờ kiểm tra bài cũ mà biết em nào có tập để khen ngợi và thưởng (5 cái hít đất); em nào không tập để động viên và phạt (5 cái hít đất); ngoài ra còn để có biện pháp tập tiếp bài mới như thế nào.

6/ Bước sáu: Tập bài mới.

Tâm lý người tập: không kiểm tra, không khen chê thì không tập. Không có bài mới thì chán. Nhưng đừng quên, bài mới phải là bài đã được ấn định trong Chương trình; tránh bạ đâu tập đó, hứng chi tập nấy. Và cũng đừng quên, bài mới phải được phân thế chỉ thế tường tận, thị phạm hấp dẫn và thuyết phục. Kinh nghiệm cho thấy, với người tập, phàm cái chi họ hiểu được ý nghĩa, mục đích và cách thức thực hiện thì họ làm tốt; nhược bằng ngược lại, họ sẽ làm qua loa cho xong.

7/ Bước bảy: Kỹ thuật căn bản.

Lặp lại bước bốn. Trong một buổi tập, có đến hai lần “dợt” nền tảng củkỹ thuật căn bản, mỗi lần khoảng 5 phút. Thế mới biết cần chú trọng kỹ thuật căn bản đến mức nào.

8/ Bước tám: Hồi phục.

Cũng như khởi động, đây là bước quan trọng trước khi kết thúc buổi tập.

9/ Bước chín: Củng cố, dặn dò.

Nhận xét về buổi tập, khen ngợi em giỏi, động viên em lếu; hướng dẫn cách tập bài mới ở nhà, thông báo nội dung buổi tập sau, nhắc nhở đi lại trên đường, nhắc nhở hội phí...

10/ Bước 10: Ổn định tổ chức.

Tinh thần của Karate là đầu ra sao cuối phải vậy. Tránh tình trạng bắt đầu thì uy nghi, đường bệ, nhưng kết thúc thì rệu rã như đám tàn quân.

Vậy nên, trước khi chào về, đòi hỏi đội hình đội ngũ cũng phải nghiêm chỉnh như lúc bắt đầu.

11/ Bước mười một: Chào về.

Nghi thức đòi hỏi phải y chang như chào vào.

Lưu ý: Là một Huấn luyện viên chuyên nghiệp, hãy luôn luôn là người đầu tiên có mặt ở sân tập, và, là người sau cùng rời khỏi sân tập.



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024