Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/07/2016 06:07 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
Văn hóa Nhật Bản qua góc nhìn võ thuật


Thấy mọi người chia sẻ về cuộc sống, văn hoá, tiếng Nhật khá nhiều. Hôm nay mình cũng xin phép chia sẻ một chút về văn hoá Nhật Bản nhưng đổi gió một tí, cụ thể là về Karate tại Nhật Bản. Mình sang Nhật được gần 1 năm thì có đến 8 tháng tập Kyokushin Karate ở bên này. Tiếng thì dốt, giao tiếp tàm tạm, kĩ năng nghề nghiệp đủ dùng. Tính ra có mỗi đánh nhau là giỏi nên mình chia sẻ một chút cảm nhận của mình về con người Nhật Bản nói chung và võ thuật, văn hoá, con người Nhật Bản qua cảm nhận của mình nói riêng.

Giới thiệu 1 chút thì Kyokushin là 1 trường phái Karate khá trẻ nhưng rất nổi tiếng trên thế giới vì tính thực dụng của nó. Không màu mè, không hoa mỹ nhưng vẫn đầy cuốn hút, và đặc biệt là FULL CONTACT. Nghĩa là khi tập luyện thì ngoại trừ việc đấm trực tiếp vào mặt thì không giới hạn phương thức, mục tiêu ra đòn.

Trước khi sang Nhật thì mình cũng tập Karate ở VN được khá lâu rồi. Nhưng do sang đây đi làm, tiếng lại kém nên 3 tháng đầu chẳng biết đi đâu mà tập. Sau thời gian rỗi việc, stress quá nên mình quyết định tìm kiếm bừa trên mạng đơn giản với từ khoá Kyokushin Yokohama(vì mình làm việc ở Yokohama). Kết quả cũng khá bất ngờ, nơi tập cũng gần, có địa chỉ liên lạc Facebook của shihan của võ đường nên mình liên lạc luôn và pick 1 cái hẹn tại 1 phòng tập. Lệ phí đăng ký cũng khá đắt, phí gia nhập võ đường là 1.5man, võ phục 1man, lệ phí hàng tháng là 9sen, nộp liền 2 tháng đầu tiên. Vậy là đi toi gần 5 man chỉ trong 1 buổi tối.

Buổi tập đầu tiên ở võ đường kyokushin mới thấy karate ở VN chỉ là một môn thể thao đúng như một sensei cửu đẳng mình gặp ở Việt Nam đã nói. Bọn nhóc con đai nâu với xanh ở đây nó chiến đấu còn bài bản hơn khối đai nâu, đai đen ở nhà. Nhìn nó đấu với các senpai khác nhẹ nhàng như không(mặc dù là các senpai nhường). Nhưng mà chân bọn nhóc nó văng lên đầu senpai bất cứ lúc nào nó muốn, ở VN thì đến người lớn cũng chỉ tập cho vui, cho khoẻ.

Từ những ngày đầu tiên tập ở đây mình đã để ý thấy một số người được thêu chữ này ở trên áo và quần. Hình như là từ đai xanh lá trở lên. Cấp bậc của Kyokushin có hơi khác với Karate noise chung ở nhà, theo thứ tự:

Trắng –> Cam –> Xanh đậm –> Vàng –> Xanh lá –> Nâu –> Đen.

Vì vậy đai Xanh lá ở đây cũng ngang bằng với đai Xanh đậm ở nhà. Tuy nhiên đai xanh lá cũng có người không được thêu chữ này. Nguồn gốc ra sao thì chắc phải đợi trình tiếng Nhật tăng rồi trực tiếp hỏi.

Ở võ đường có 1 ông anh 27 tuổi, chỉ nhớ tên là Iwahana, đai đen nhất đẳng. Thuộc loại siêu pro, chọc ngoáy sao mình cũng ko sờ được vào người ông ấy lúc đấu. Ông anh này lúc mặc võ phục nhìn đẹp trai, phong độ bao nhiêu thì lúc mặc đồ thường nhìn ngố bấy nhiêu. Lắm hôm tập xong nhìn ông ấy mặc quần đùi Hulk(rách nham nhở), áo thủng lỗ chỗ nốt thì thấy ko thể nhịn được cười. Đã thế ông ấy có bộ răng và điệu cười không thể ngố hơn. Nhưng dù sao thì ông ấy cũng rất quý mình. Nhiều lúc ông ấy giải thích tiếng Nhật mình không hiểu nên ông ấy quay sang bập bẹ tiếng Anh, đụt mặt ra giải thích rất là ngộ. Và điều khá khác biệt là anh này không dùng Smartphone.

Mấy thằng nhóc ở đây cũng rất là quý mình. Khi có mình đến tập thì bọn nó vui lắm, đặc biệt là nhóc đai nâu đứng bên trái. Nhìn nó con con vậy thôi, ko cẩn thận nó đốp cho vào mặt đấy. Còn thằng nhóc bên phải mình thì đánh theo kiểu tốc độ cao, mặc dù đá vào mình phát nào lăn ra ôm chân phát đấy nhưng vẫn hăng hái đá nhiệt tình đấm đá. Chỉ là cơ thể của bọn nhóc chưa đủ độ cứng, chưa đủ sức nặng so với người lớn chứ đọ tốc độ, kỹ thuật, độ dẻo thì bọn nhóc con ko ngán bất kỳ ai đâu.

Còn 1 cái khá là vui, tên mình là Ni nên ông shihan hay gọi mình là Nii-san, có nghĩa là anh trai. Thế là mình được bọn trẻ con ở mình cũng gọi mình như thế và mấy senpai hay bảo mình là anh trai bọn nó.

Thứ 4 là buổi tập địa ngục nhất trong tuần. Tuy nhiên nó là ngày cày level và sức bền với luợng kinh nghiệm đạt được vô cùng nhiều. Bởi vì sao, buổi tập thường kéo dài từ 2 tiếng đến 2 tiếng rưỡi, không có khởi động. Có chăng khởi động cũng là những trận “Shadow Spalling”, 2 trận, mỗi trận 3 phút, cái này là tự tưởng tuợng ra đối thủ rồi đánh. Sau đó là 3-6 trận liên tục xông vào hành cái đích, một thằng ôm một thằng giã liên tục, mỗi trận 2-3p, nghỉ 30s. Giải trí sau 3 trận bằng cách quay lại cầm đích cho người khác giã. Trong khi cầm đích thì cũng phải gồng mình lên mới không bị lực đánh xuyên thấu. Có hôm mình cầm đích cho 1 senpai dùng 20% sức giã vào mà cảm tưởng còn mệt hơn cả lúc mình lao vào đánh đấm cái đích. Sau khi nghỉ ngơi 2p sẽ giã tiếp 4-6 trận “Light Spalling” mỗi trận 2p, đấu va chạm nhẹ tay trần. Nghỉ tiếp 2p rồi tiến đến màn chính của buổi tập, 8 trận full contact với găng và bảo hộ chân, mỗi trận 2p, nghỉ sau mỗi 4 trận 2p.

Trước đây ở nhà tập chiến đấu thể thao, mỗi trận chỉ có 2-3p, một buổi lên 2 trận chắc hết xí quách. Sau chỉ gần 2 tháng luyện tập, với số luợng trận đấu tính ra như trong buổi tập địa ngục là từ 15-20 trận thì sức bền của mình đã cải thiện một cách vô cùng đáng kể. Hơn nữa full contact kumite khác kumite thể thao ở chỗ nó không có điểm dừng, chỉ dừng khi đối thủ hoặc mình không thể chiến đấu tiếp.

Tổng kết 1 buổi tập nặng nề khoảng 2 tiếng, cường độ tập gần như gấp 5 gấp 10 lần trước đây mình từng tập ở Việt Nam. Nửa tiếng liên tục chiến đấu tự do, đến cuối buổi mình không nhấc nổi tay lên đỡ nữa, ăn đến 7, 8 quả đá vào đầu. May là ko đến nỗi choáng vì chắc mấy senpai chỉ giữ khoảng 30% sức thôi. Đầu buổi đá đấm máu me tè le, tuởng ít mà lật ra nó đỏ cả gấu quần.

Có 1 lần mình gặp 1 bà chị cao có khi còn hơn mình(mình cao cỡ 1m72), nặng bét cũng phải 70kg. Bà chị đến muộn và mặc đồ công sở nên mình tuởng là nguời đăng ký mới. Nhưng mình đã nhầm to vì lúc sau thấy bà chị đeo cái đai đen cũng có dấu hiệu “tã” do việc tập luyện liên tục vài năm liền. Và do đến muộn nên được ghép cặp với mình. Bắp chân bà ấy to bằng nửa bắp đùi mình và bắp tay thì to bằng bắp chân mình. Ko biết lúc đấu với mình dùng bao nhiêu % sức nhưng lúc tập với đích thì nắm đấm ko thua gì búa tạ đâu nhá.

Nhận định cuối buổi tập: trong võ thuật, sức mạnh của cân nặng và thể chất là không thể lấp đầy và đừng bao giờ khinh thuờng phụ nữ. Cỡ bà chị này ra đường thì 2 3 thằng cỡ mình bà ấy cho 1 nốt nhạc(tất nhiên là 2 3 thằng đánh đấm kiểu chưa được tiếp xúc với võ thuật bao giờ.

Tuy nhiên thì ở đâu thì cũng thế, VN hay Nhật Bản, võ đường to hay nhỏ, nổi tiếng hay không nổi tiếng vẫn luôn có những người bất hảo. Võ đường mình cũng có khá nhiều thanh niên trẩu tre, đánh chả nể nang ai bao giờ và khá là bẩn tính.Mình cũng đã từng tập cùng với những thanh niên như vậy, nói thật là tập chả vui tí nào. Thậm chí có cả những ông đứng tuổi cũng thế luôn.

Hồi mình mới vào khoảng 2 tháng, có buổi tập có thằng nhóc tập cùng mình. Tất nhiên là tập với trẻ con thì mình kệ nó đánh thôi, mình cũng chả đỡ, thế nhưng nó lao vào mình xong ngã ra đất, và rồi nó khóc, vì nó trẻ con mà. Nhưng mà chưa kịp giải thích, tiếng Nhật mình lại dốt, ông bố nó lao vào giã mình từ đầu sàn tập đến cuối sàn tập. Mình biết là ông này có vấn đề rồi nên thôi mình cứ đỡ đòn không đánh trả, mặc dù không xi nhê lắm và cuối buổi tập ông bố cũng xin lỗi mình vì đã nóng tính. Nhưng chỉ như vậy thôi cũng tạo ra 1 cái ác cảm và 1 cái nhìn hoàn toàn khác về người Nhật đối với mình. Dẫu sao thì đây cũng chỉ là 1 địa điểm để mình nuôi dưỡng sở thích cá nhân mà thôi.

Thêm thắt 1 chút về thành quả của mình sau hơn nửa năm tập. Nhiều nhất là kĩ năng của mình đã lên đáng kể hơn rất nhiều so với thời gian mình tập ở nhà. Ngoài ra là khả năng giao tiếp. Các loại nghệ thuật nói chung và võ thuật nói riêng luôn có thể kết nối những con người khác biệt về ngôn ngữ, sắc tộc. Trong những lúc mình chả biết phải giải thích bằng tiếng Nhật như thế nào thì đôi khi các senpai đã hiểu và giải thích lại bằng thứ “tiếng Nhật đơn giản nhất”. Qua đó mình học được khá nhiều về tiếng Nhật. Đồng thời mình cũng tự tin hơn rất nhiều trong lĩnh vực giao tiếp. Mặc dù lắm lúc mình chả biết cóc gì nhưng mình cũng cứ chém bừa đi, sai người ta sửa giúp mình mà.

 

 

 

 

 

 



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024