Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/03/2012 10:03 # 1
lyquochoang
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 7/20 (35%)
Kĩ năng: 2/10 (20%)
Ngày gia nhập: 26/03/2012
Bài gởi: 17
Được cảm ơn: 2
nghiệp và kết quả


  LỜI TỰA 

Vào cuối thế kỷ 20 này, khoa học tiến bộ vượt bậc so với những thế kỷ trước. Tuy nhiên những tin tức về sự xuất hiện của các đĩa bay (UFO) đã thách thức loài người trước nền văn minh cực kỳ siêu việt của người từ vũ trụ đến. Những nhà khoa học chân chính cảm thấy con người cần phải khiêm tốn hơn vì còn quá nhiều điều mà chúng ta chưa biết, chân lý vũ trụ vẫn còn xa xôi, bí ẩn. Những tiến bộ hôm nay đã cho con người hưởng thụ các tiện nghi của đời sống, các lạc thú của trần gian. Tuy nhiên thêm vào đó có quá nhiều phim ảnh đã gieo rắc tư tưởng hận thù bạo lực và dục vọng. Cái thiện và cái ác vẫn đang giằng xé nhau trong nội tâm của con người. Các nhà đạo đức đại diện cho các tôn giáo truyền thống vẫn ra sức kêu gọi con người vượt bỏ cái ác để đi tìm sự toàn thiện.

Đôi lúc con người cảm thấy các thần linh đã vắng bóng vì dường như không còn ai che chở cho điều thiện, cái ác vẫn tồn tại và lan rộng khắp trong cuộc đời này. Nếu như thần linh đã bỏ mặc cho con người tự quyết định lấy số phận của chính mình. Muốn tốt đẹp, họ hãy tìm về nẻo thiện, nếu không, họ phải gánh lấy khổ đau.

Không ai đem cái thiện đến cho con người. Chính con người phải làm cho mình trở nên thánh thiện. Con người sinh ra đều khát khao hạnh phúc và họ có quyền hưởng hạnh phúc.

Đây là một tiêu đề quan trọng mà không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên hạnh phúc là gì thì vẫn còn là một sự suy xét chưa chấm dứt. Có người cho hạnh phúc là cơm ăn, áo mặc. Có người cho hạnh phúc là danh dự và địa vị. Có người cho hạnh phúc là Tổ quốc hùng cường. Các nhà thần học cho hạnh phúc là cuộc sống vĩnh hằng bên cạnh Thượng Đế ở cõi Thiên đàng.Các nhà đạo học Đông Phương cho hạnh phúc là nội tâm thanh tịnh sau khi đã chấm dứt mọi sự ham muốn, phiền não. Các nhà từ thiện quan niệm hạnh phúc chỉ thực sự hiện hữu khi chúng ta quên mình phụng sự tất cả mọi người.

Nếu chúng ta đem câu hỏi hạnh phúc là gì để hỏi luật Nghiệp Báo, luật này sẽ trả lời những gì chúng ta gây ra cho kẻ khác sẽ trở lại với chúng ta một cách công bằng. Còn hạnh phúc là gì thì tùy theo quan điểm của mỗi người.

Mỗi người tùy theo tâm trạng, hoàn cảnh, kiến chấp của mình để chọn cho mình một định nghĩa về hạnh phúc. Đối với người đói, bát cơm là hạnh phúc. Với người hèn kém, sự quyền qúi là hạnh phúc.

Tuy nhiên rất ít người biết tìm hạnh phúc thanh cao. Đa số chỉ vùi đầu trong danh vọng và vật chất. Con người đã tiêu diệt giành giật lẫn nhau. Máu tiếp tục đổ. Máu đã đổ quá nhiều từ khi con người sống đời hoang dã. Máu vẫn còn đổ dù cho con người đã bước sang đời sống văn minh hôm nay.

Nhà bác học Gamov trong truyện ngắn khoa học viễn tưởng "Hành tinh chết" đã dự báo rằng nền văn minh đích thực mà con người sẽ đạt đến không phải nền văn minh vật chất mà chắc chắn sẽ là nền văn minh tâm linh. Khi đó con người có thể không mang hình hài bé bỏng tạm bợ mà chỉ có một thể tánh "hợp nhất với vũ trụ, đạt được ý chí vạn năng và tự do không bờ bến"

Từ trước khi Đức Phật ra đời. Luật Nhân Quả Nghiệp Báo đã được nói đến tại Ấn Độ trong các kinh điển Vệ Đà truyền thống. Đức Phật khẳng định lại tính chất thật hữu của luật này và gạt bỏ mọi bàn tay của thần linh chi phối vào đó. Không một thần linh nào thưởng thiện phạt ác. Chỉ có Luật Nhân Quả khách quan âm thầm chi phối tất cả. Luật Nhân Quả là một chân lý, một nguyên lý của vũ trụ.
Nếu Luật Nhân Quả được chấp nhận rộng rãi trên hành tinh này, đạo đức xã hội sẽ chuyển biến mạnh mẽ, con người sẽ hạnh phúc hơn, niềm vui sẽ nhiều hơn.
Người tin hiểu Luật Nhân Quả Nghiệp Báo sẽ không bao giờ đi tìm hạnh phúc cho mình một cách ích kỷ, độc ác. Họ sẽ đi tìm hạnh phúc bằng cách đem niềm vui đến cho mọi người. Và đương nhiên Luật Nhân Quả sẽ mang niềm vui đến cho họ gấp bội lần.

Xuất phát tự niềm mong ước đó, chúng tôi có tham vọng được trình bày đôi phần về Luật Nhân Quả Nghiệp Báo với lý luận lôgic, hợp với khoa học. Và những điều trình bày nơi đây có thể sẽ là sự gợi ý cho những ai về sau muốn chứng minh Luật Nhân Quả một cách chặt chẽ như một phương trình toán học hoàn chỉnh đa chiều.

Những ý kiến ghi lại trong tập sách bé nhỏ này hy vọng sẽ đóng góp được một chút gì cho nền đạo đức của nhân loại hôm nay. Và nếu có công đức thì công đức đó sẽ thuộc về những vị thầy đã dạy dỗ chúng tôi, những huynh đệ đã yêu mến đùm bọc chúng tôi, những đạo hữu đã giúp đỡ chúng tôi, và sau cùng nó thuộc về tất cả mọi người trong pháp giới.

Tác giả kính bút
Am Thanh Lương, năm Nhâm Thân
Chân Quang 


CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VỀ NGHIỆP BÁO

Nghiệp Báo là từ gọi tắt đầy đủ của nghiệp và sự báo ứng, hay nghiệp và kết quả của nghiệp.

Nghiệp, karma, là sự hoạt động của ý nghĩ, lời nói và hành động của mọi loài hữu tình có thể tạo thành một kết quả vui khổ về sau. Nếu bởi nghiệp thiện, chúng ta đem niềm vui cho kẻ khác, kết quả về sau chúng ta sẽ được vui. Nếu chúng ta bố thí cho người nghèo, chúng ta sẽ được đầy đủ tài vật. Nếu chúng ta chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, chúng ta sẽ được mạnh khỏe. Còn nếu bởi nghiệp ác, chúng ta gieo đau khổ cho người khác, đau khổ sẽ trở lại với chúng ta. ” Mắt phải đền mắt, răng phải đền răng” (* Thánh kinh) (Nghiệp Báo đấu tranh). Đó là sự công bằng vô hình chi phối tất cả.

Đôi khi chúng ta cũng gọi luật Nghiệp Báo là Luật Nhân Quả. Nghiệp được xem là nguyên nhân và sự báo ứng được xem là kết quả.

Tuy nhiên tên gọi Nhân Quả này có một phạm vi quá rộng, bao gồm cả mọi hình thức Nhân Quả khác của cuộc đời, vật lý, xã hội, tâm lý... Còn tên gọi Nghiệp Báo là sự chuyên biệt cho riêng tính chất thiện ác mà thôi.

Ví dụ như cho rằng ngọn lửa là nguyên nhân và nước sôi là kết quả. Cái Nhân Quả này không dính líu gì đến sự báo ứng của nghiệp. Hoặc nhiên liệu là nguyên nhân, sự chuyển động của xe là kết quả, nhờ nhiên liệu làm cho xe khởi động. Cái tương tác Nhân Quả này khác với Nhân Quả của nghiệp.

Hạt được gieo xuống đất, một số các điều kiện được bổ sung như nước, phân, ánh sáng, rồi hạt nẩy mầm, thành cây, kết trái. Cái Nhân Quả của thực vật này cũng cách xa với Nhân Quả của nghiệp mặc dù các nhà đạo học thường dùng hình ảnh này để minh họa cho đường đi của nghiệp.

Các hình thức Nhân Quả của khoa học dễ quan sát trong khi Nhân Quả của nghiệp thì vô hình và ảnh hưởng qua nhiều kiếp luân hồi nên không thể quan sát bằng mắt thường được. Ví dụ cho rằng việc gia tăng dân số là nguyên nhân dẫn đến kết quả suy thoái kinh tế xã hội. Điều này có thể chứng minh rất rõ ràng. Chính vì thế mà các nhà xã hội học ra sức kêu gọi mọi người làm giảm dân số bằng cách sinh đẻ có kế hoạch.

Hoặc việc sử dụng các nhiên liệu địa khai như dầu mỏ, khí đốt, than đá làm tăng lượng carbonic trong khí quyển phát sinh hiệu ứng nhà kính, làm xáo trộn sinh thái Địa cầu, gây nhiều ảnh hưởng tai hại cho đời sống toàn nhân loại. Những loại Nhân Quả như trên không phải là Nghiệp Báo nhưng rõ ràng có ảnh hưởng đến khổ vui của con người.

Thế còn việc sử dụng nhiên liệu địa khai làm ô nhiễm môi trường, sử dụng khí Fréon làm thủng tầng Ozone trên khí quyển thì sao ? Tầng Ozone có tính chất bảo vệ trái đất khỏi các tia vũ trụ độc hại. Nhưng núi lửa, các khí Flor công nghiệp đã làm mỏng và rách lớp Ozone này gây nguy hại cho loài người.

Ngay cả các hàng Alahán được xem là vô học, không còn nghi ngờ gì với vấn đề giải thoát, nhưng nếu quay lại cứu độ mọi người thì kiến thức luôn luôn vẫn cần thiết với các Ngài. Ông Krishnamurti một vị đạo sư của thời đại, không bao giờ xao lãng việc quan sát sự tiến bộ của khoa học trên thế giới.

Một vị chủ trì ngôi tự viện, do thiếu kiến thức, đã áp dụng một Thanh qui sai lầm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm linh của đại chúng. Một nhà thuyết pháp do thiếu kiến thức đã giải thích giáo lý đi ngược với khoa học, gây mê tín và làm giảm giá trị của đạo.

Họ đều phải nhận lấy quả báo nguy hiểm về sau.

Rồi sự tận hưởng những tiện nghi quá đáng đưa đến sự phá hoại sinh thái Địa cầu cũng được xem là một tội lỗi đáng kể. Con người nên tập sống đời đơn giản gần với thiên nhiên hơn là cứ mãi đòi hỏi những tiện nghi sang trọng mà không để ý đến sức chịu đựng có hạn của môi trường.

Hoặc một kẻ phạm tội trộm cắp, giết người bị nhà chức trách bắt giam. Cái Nhân Quả xã hội này giống hệt với luật Nghiệp Báo là một minh chứng của Nghiệp Báo.

Hoặc một bác sĩ tận tụy chữa bệnh nhân, ông được khen thưởng và thăng chức. Cái Nhân Quả xã hội này không khác với luật Nghiệp Báo.

Nhưng nó vẫn không phải là luật Nghiệp Báo vì nó chưa đạt đến sự công bình tuyệt đối. Kẻ tội phạm ranh ma vẫn có thể che mắt luật pháp. Vô số các vụ án chưa phá được. Và không thiếu những người tận tụy tốt bụng bị trù dập vì không ăn cánh với kẻ xấu.

Những người lãnh đạo chính quyền luôn luôn cố gắng đi tìm sự công bằng cho xã hội, nhưng từ xưa tới nay, cái công bình do con người tạo ra bằng khuôn mẫu pháp luật chỉ đạt được hiệu quả phần nào. Ví dụ một vị chánh án, do thiên kiến cá nhân đã nương nhẹ mức án với người này, gia tăng mức án với người khác. Trước mắt, mọi người đều phải chấp nhận cái công bình tạm thời do con người, do xã hội thành lập.

Nhiều tôn giáo đã nêu lên cái công bình tuyệt đối của Thượng Đế, kêu gọi con người hãy an tâm trước những cái bất công còn đầy trên xã hội, bởi vì Thượng Đế sẽ phán xử lại tất cả sau khi chết hoặc sau ngày tận thế.

Ở đây, với luật Nghiệp Báo, những gì con người làm cho người khác sẽ trở lại cho họ một cách công bình, chắc chắn và hợp lý.

Với một lý luận dễ hiểu, chúng ta có thể nói rằng một nghiệp thiện sẽ tạo thành một kết quả vui, và một nghiệp ác sẽ tạo thành một kết quả khổ. Ví dụ người hay san sẻ vật chất sẽ được giàu sang, người hay tự cao sẽ rơi vào địa vị hèn hạ.
Tuy nhiên để hiểu thế nào là thiện ác chúng ta phải lệ thuộc vào hoàn cảnh thời đại. Thông thường chúng ta quan niệm rằng một hành động được gọi là thiện khi nó đem niềm vui đến cho kẻ khác, được nhiều người khen ngợi.

Hãy xét trường hợp nơi một bộ tộc bán khai có tục lệ giết một cô gái đẹp mỗi năm để tế thần.

Cô gái được chọn cũng cảm thấy vinh dự. Đối với họ hành động này là thiện, trong khi những nơi khác hết sức kinh tởm. Như vậy quan niệm thế nào là thiện ác cũng chỉ tương đối, bị biến thiên theo hoàn cảnh.

Hoặc cha mẹ quở phạt con cái làm nó khó chịu, thấy dường như ác, kỳ thật đem lại ích lợi cho nó lâu dài về sau.

Quan niện về thiện ác bị biến thiên theo nhiều điều kiện, còn luật Nghiệp Báo thì bất biến.

Những điều gì chúng ta làm cho người khác sẽ trở lại với chúng ta một cách công bình.

Ví dụ nơi bộ tộc giết người để tế thần, luật Nghiệp Báo không phê phán thiện hay ác, chỉ lẳng lặng sắp xếp để cho những kẻ giết người cũng sẽ được đưa lên giàn hỏa vào một lúc khác.

Nếu ban phát tình thương, chúng ta sẽ trở thành vị thánh. Nếu truyền bá kiến thức, chúng ta sẽ trở thành nhà bác học. Nếu phổ biến phương pháp thiền định, chúng ta sẽ đắc định sâu thẳm. Những gì đem đến cho người, sẽ trở lại với chúng ta. Những người quên mình để giúp đỡ mọi người sẽ đầy đủ tất cả.
Tuy nhiên, với đôi mắt phàm phu này không ai có thể chứng kiến một nghiệp nhân sẽ đưa đến một quả báo ra sao.

Một tên cướp giết người, lẩn trốn pháp luật rồi mọi chuyện phôi pha, vụ án không phá được. Có chắc là y sẽ phải chịu một quả báo nào xứng đáng vào tương lai hay không ? Có chắc là y sẽ té xuống vực thẳm, bị đụng xe, hay bị người khác giết lại không ?

Hoặc một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình giàu có, có chắc là đời trước nó đã từng biết bố thí giúp đỡ mọi người hay không ? Có chắc là nó đã từng cúng dường cho những bậc thánh thiện hay không ?

Chính cái khoảng thời gian ngăn cách làm cho luật Nghiệp Báo trở nên bí ẩn, khó thấy và khó chấp nhận.

Trường hợp chúng ta giúp đỡ ai, họ mang ơn, sau này họ đền ơn. Cái Nhân Quả này dễ thấy vì đơn giản. Nhưng đôi khi gặp kẻ vô ơn, không đếm xỉa gì đến chúng ta.

Hoặc trước kia chúng ta lầm lỡ hại người, họ mang oán thù và tìm dịp mưu hại chúng ta. Điều này có vẻ công bình và hợp lý với tính chất của Nghiệp Báo. Nhưng đôi khi gặp những người độ lượng tha thư,ù họ không tìm cách trả thù.
Như vậy luật Nghiệp Báo cũng không dựa vào tâm lý vô ơn hay biết ơn, oán thù hay tha thứ của con người. Nó âm thầm đi con đường riêng, mặc cho tâm lý của con người thay đổi.

Giống như một tấm gương bí mật phản chiếu ánh sáng. Người không biết về tấm gương ở trên cao kia sẽ phải ngạc nhiên tại sao với một ngọn đèn ở đây, bị ngăn cách nhiều lớp vách, lại xuất hiện một vầng sáng ở bên kia. Cũng vậy, không thấy được tấm gương phản chiếu Nghiệp Báo, chúng ta sẽ ngạc nhiên tại sao một nghiệp thiện ác ở đây, bị ngăn cách bởi thời gian và không gian dị biệt, lại xuất hiện một quả báo vui khổ ở nơi khác.

Tấm gương tượng trưng cho BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI của vũ trụ. Tính chất phản chiếu của gương tượng trưng cho luật Nghiệp Báo. Ngọn đèn tượng trưng cho nghiệp nhân. Vầng sáng bên kia tượng trưng cho Quả báo, còn những lớp vách tượng trưng cho những khoảng không gian gần xa. Chiều cao của tấm kính chính là chiều sâu tâm linh, không phải chiều cao vật lý.

Không biết về tấm gương Bản Thể này, chúng ta càng không biết gì về tính chất phản chiếu Nghiệp Báo của nó. Đứng trước sự khổ vui của con người, chúng ta không thể hiểu nguyên nhân ban đầu ra sao. Nhìn hành vi thiện ác, chúng ta không lường được kết quả sẽ xuất hiện thế nào.

Chỉ có những bậc thánh chứng đạo viên mãn đã có thể thểånhập trọn vẹn Bản Thể Tuyệt Đối, đạt được sự hợp nhất với toàn thể vũ trụ, mới thấy rõ tính chất phản chiếu của Nghiệp Báo công bình hoàn toàn.

Đức Phật gọi khả năng thấy rõ đường đi của nghiệp là Thiên Nhãn Minh. Như vậy thiên nhãn không phải là con mắt trời để nhìn cảnh vật xa gần cho vui. Ở đây, Thiên nhãn có nghĩa là một trong nhiều khả năng của bậc đạt đạo, có thể tận tường sự vận hành của nghiệp trong việc tạo thành quả báo về sau.
"Như một người trên lầu cao tại ngã tư đường nhìn người qua lại, cũng vậy, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhiên, vị Alahán thấy rõ các hạnh nghiệp và quả báo của mọi người. Những kẻ tạo thiện nghiệp sẽ sinh vào chỗ an vui. Những kẻ tạo ác nghiệp sẽ sinh vào nơi đau khổ"

Vào trước thời kỳ Đức Phật ra đời, đối với Ấn Độ, Trời là tượng trưng cho sự cao cả nhất trong vũ trụ. Thế nên Đức Phật dùng từ thiên nhãn, thiên nhĩ cũng có nghĩa là chỉ cho khả năng hiểu biết cao nhất của bậc đạt đạo. Sau thời Đức Phật, trong Phật giáo, khái niệm "Trời" trở thành kém giá trị nên những luận bản cho ra đời một số từ mới thích hợp hơn như huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn.
Lúc đó từ thiên nhãn bị hiểu thấp hơn ý nghĩa ban đầu. Thật ra, thời Đức Phật tại thế, Phật dùng từ Thiên nhãn là ám chỉ giá trị cao nhất không gì hơn.

Nếu chúng ta bất chợt hỏi một vị Thánh đạt đạo một điều chuyên môn nào đó, các Ngài vẫn có thể không biết. Vì sao các Ngài không biết trong khi khả năng của thiên nhãn là siêu việt và có thể gọi là tuyệt đối ?

Thật ra Bản Thể có hai tính chất: tịch diệt và thông đạt.

Tịch diệt hoàn toàn và thông đạt hoàn toàn.

Một vị đạt đạo, tùy theo ý mình có thể an trụ trong tịch diệt tuyệt đối, và không cần phải biết điều gì, bởi vì đối với bản thân các ngài, biết hay không biết chẳng có gì quan trọng. Tuy nhiên, khi có một vấn đề cần tìm hiểu để hóa độ chúng sanh, các Ngài hướng về tính chất thông đạt và lập tức mọi chuyện phơi bày rõ ràng.

Nếu chúng ta hỏi các Ngài đúng vào điều đã được các Ngài quan sát trong định, các ngài sẽ trả lời rành mạch. Ngược lại các ngài vẫn chưa biết.

Do đã từng "quan sát" sự luân hồi của nhiều người, bậc đạt đạo hiểu rõ tính chất của Nghiệp Báo hơn chúng ta. Các ngài hiểu rõ vì sao một người phải mang thân nữ, vì sao một người được thông minh, vì sao một người chịu hèn kém. Trong đời sống, các Ngài luôn luôn cẩn thận từng hành vi, vì trí tuệ các ngài luôn soi sáng và không chấp nhận một sự sơ hở nhỏ nhặt nào. Cả cuộc sống của các ngài là một bức tranh đạo đức toàn vẹn. Nhìn thấy mọi người tạo nghiệp thường xuyên, quay qua bên phải làm một việc bậy, quay qua bên trái nói một lời bậy, cúi xuống khởi một ý nghĩ xấu, với lòng bi mẫn, các ngài rất thương xót vì biết họ sẽ chịu nhiều bất hạnh ở tương lai.

Đối với bậc thánh đạt đạo, luật Nghiệp Báo là một sự thật hiển nhiên không còn gì phải nghi ngờ bàn cãi. Các ngài tuyên bố giảng dạy về Nghiệp Báo một cách xác quyết hùng hồn, khiến cho chúng ta tin hiểu và biết sống cuộc đời đạo đức hơn. Các tín đồ của đạo Phật, đạo Ấn độ tin sâu vào Luật Nhân Quả Nghiệp Báo bởi vì họ được các giáo tổ dạy bảo rất nhiều. Hơn nữa tính chất công bình của Nghiệp Báo phù hợp với lương tâm của con người.

Tận trong thâm tâm ai cũng cảm thấy kẻ ác đáng bị phạt và người thiện đáng được thưởng. Do đó với luật Nghiệp Báo, điều mong mỏi của họ được đáp ứng, và làm họ yên tâm dù cuộc đời có bất công, con người có thiên vị. Cuối cùng luật Nghiệp Báo sẽ giải quyết công bình tất cả.

Chính vì luật Nghiệp Báo phù hợp với lương tâm con người nên ngay cả những người không có khuynh hướng tín ngưỡng cũng thầm chấp nhận sự thật hữu của Luật Nhân Quả này. Họ tin có một sự công bình âm thầm chi phối đời sống của con người để người tốt sẽ hưởng được nhiều may mắn và kẻ xấu phải chịu nhiều tai vạ.

Tục ngữ Anh có câu:
"Man reaps what he sowed" (Người ta gặt những gì mình gieo). Hoặc người Việt Nam nói "Ở hiền gặp lành" "Gieo gió gặt bão"... đều phản ánh niềm tin sâu sắc vào luật Nghiệp Báo này.

Chỉ có hai hạng người không tin Nghiệp Báo, đó là kẻ độc ác không muốn tin vì sợ mình phải trả Nghiệp Báo sau này, hai là kẻ đòi hỏi phải có một sự chứng minh lôgic, chứ họ không tin nơi cái trực cảm của nội tâm.

Trong bộ phim "Chiến tranh giữa các vì sao" một nhà bác học đã dạy cho học trò để trở thành hiệp sĩ Reidei phải biết tin vào cái trực cảm của nội tâm hơn là cái thấy nghe của tai mắt, vì có những sự thật mà tai mắt không nhìn thấy, chỉ có cái trực quan mới cảm nhận đuợc mà thôi.

Ở đây cũng vậỵ, trong khi khoa học chưa đủ sức chứng minh luật Nghiệp Báo, nếu không sử dụng cái trực cảm này, chúng ta cũng không hiểu được sự có mặt của luật Nghiệp Báo âm thầm chi phối đời sống của ta trong từng phút giây nhỏ nhiệm. Một mặt chúng ta cố gắng đi tìm sự chứng minh cho luật Nghiệp Báo, mặt khác chúng ta cũng phải biết dùng cái trực quan của nội tâm để tin hiểu luật kỳ diệu này.

Khoa học ngày nay còn quá hạn chế, chưa thể biết nhiều về các nguyên lý của vũ trụ. Chúng ta có thể chụp hình một nguyên tử, biết gần hết mọi hatï cơ bản của nguyên tử, nhưng đây chỉ là một lãnh vực nhỏ so với vô số quy luật khác. Một thời gian dài người ta còn cho các định luật của Newton (1642-1727) là hoàn hảo. Đến khi Einstein (1879-1955) đưa ra thuyết Tương đối, mọi vấn đề đã khác hẳn, khoa học bước vào một kỷ nguyên mới, phải dùng đến tư duy vô cùng trừu tượng làm điên đầu các nhà bác học đương thời. Trước kia Geothe đã ca ngợi Newton bằng đoạn thơ:

"Ngày xưa vũ trụ mờ mịt tối tăm
Nhưng Thượng đế bảo có Newton
Thế là mọi vật trở nên sáng sủa trật tự”
Sau này một người khác đã khôi hài thêm vào :
“Rồi qủy Satan hiện ra bảo: Có "Einstein"
Thế là mọi vật lại chìm trong bóng tối”

Với Newton, các lý thuyết về luật hấp dẫn, chuyển động rất cụ thể rõ ràng như hai với hai là bốn. Nhưng với Einstein, Lý thuyết về vũ trụ cực kỳ trừu tượng, biến ảo khôn lường. Ví dụ như ông cho rằng không gian và thời gian bị thay đổi theo nhiều điều kiện như trọng trường, vận tốc, tỉ trọng... Một người di chuyển một vận tốc như vận tốc ánh sáng, họ sẽ cảm thấy trải qua vài giờ trong khi cùng lúc đó ở Địa cầu cảm thấy đã trải qua vài chục năm. Hoặc ông cho rằng không gian và thời gian có liên hệ với vật chất của vũ trụ. Nếu không còn một vật chất nào, không còn một ngôi sao nào, thì mọi người sẽ tưởng vẫn còn một khoảng không gian bao la vô tận, nhưng ông cho biết sẽ chẳng còn có không gian và thời gian nào cả.

Lý thuyết như vậy quá sức trừu tượng, vượt khỏi cái tư duy truyền thống của con người vốn quen với các điều cụ thể. Để hiểu được lý thuyết của Einstein, các nhà bác học phải sử dụng nhiều đến trực quan hơn là sử dụng lý luận thông thường của ý thức.

Những lý luận của Einstein mở ra một chân trời mơiù mẻ cho tư duy trong khoa học. Con người được làm quen dần với những chân lý mới lạ, không thể dùng tai mắt để nhận biết, mà chỉ có thể dùng trí tuệ trực quan để hiểu mà thôi.
Mặc dù nhờ vào Einstein, khoa học bước được một bước dài, nhưng để chứng minh được đường đi của Nghiệp Báo, chúng ta cũng còn phải chờ nhiều sự phát minh của các thiên tài sau này nữa.

Khoa học hiện nay chưa biết hết tính chất của não bộ với hơn 10 tỷ neuron (vào thời điểm 1991)

Sự phối hợp của các neurone để giải quyết các tín hiệu tư duy, sự trao đổi chất một cách nhịp nhàng vẫn còn là bí ẩn. Hơn nữa, tính chất chủ quan của não bộ vẫn xa lạ với sự nghiên cứu khách quan từ bên ngoài vào. Do đâu não bộ hình thành một bản năng sống mãnh liệt, con người luôn luôn tìm cách duy trì sự sống của mình một cách gay gắt. Do đâu một ước muốn của một nhà ngoại cảm có thể làm tan mây trên trời ?

Như Ignatenko, ở Ukraines đưa bàn tay lên bầu trời đen kịt, với một tâm niệm duy nhất "Mây hãy tan ra" .Vài phút sau mây tan dần trước mắt mọi người, trời bắt đầu hừng nắng.

Vô số các hiện tượng ngoại cảm làm các nhà khoa học ngạc nhiên và chưa thể giải thích được.

Rồi các đĩa bay (UFO) từ đâu bay đến bay đi một cách ung dung thoải mái với các phương pháp di chuyển ngoài sự hiểu biết của người Địa cầu. Làm thế nào họ có thể đến đây sau khi vuợt qua đoạn đường dài mấy trăm năm ánh sáng. (Chòm sao Veda cách 100 năm ánh sáng. Chòm Orion cách 1300 năm)
Tất cả vẫn còn là bí ẩn, có nghĩa là khoa học vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể hiểu được. Nếu ai đó đòi hỏi phải dùng lý luận của khoa học hôm nay để chứng minh luật Nghiệp Báo như một phương trình toán học chặt chẽ, họ sẽ thất vọng. Ngày đó còn xa lắm. Nhà toán học L.A.Zadeh vào năm 1965 đã đưa ra lý thuyết TẬP MỜ (Fuzzy Lozic) để đưa toán học đi vào lãnh vực trừu tượng. Lý thuyết này đang được áp dụng vào máy vi tính hiện đại để tạo ra người máy thông minh, và áp dụng vào các ngành xã hội học, ngôn ngữ học, y học, sinh học... tức là những ngành trừu tượng.

Có thể nói khoa học đang đi dần vào các lãnh vực trừu tượng ngoài cái thấy biết cụ thể của tai mắt. Đây là một khởi điểm đáng mừng vì chân lý luôn luôn rất trừu tượng, và nơi chân lý tột cùng này, tính chất phản chiếu của nghiệp mới hy vọng được hiện bày trọn vẹn.

Muốn chứng minh sự thật hữu của nghiệp, khoa học cần phải mở rộng qua nhiều lãnh vực khác, đa dạng hơn, trừu tượng hơn và phổ quát hơn. Với một tập sách nhỏ bé này, chúng tôi có một tham vọng gợi ý một tiến trình cho mục đích chứng minh đó bằng cách kết hợp với các kiến thức sớ đẳng, về lý thuyết tương đối của Einstein, kiến thức về vô thức, trường sinh học, khái niệm về Bản Thể Niết Bàn của Phật giáo. Sự hiểu biết và trình bày của chúng tôi quả là quá sơ đẳng, đơn giản và ít ỏi, nhưng hy vọng nó cũng vạch ra một vài tia sáng mong manh nào đó, giúp con người tin vào sự thật hữu của luật Nghiệp Báo hơn trong khi chờ đợi sự phát minh vĩ đại của người khác. Dù sao trong đêm tối hoang vu, một vài tia sáng cũng có thể làm vui lòng khách lữ hành đang tìm về chân lý. 

CHƯƠNG 2
KHÔNG GIAN VẬT LÝ

Không gian vật lý là đối tượng được nhận thức rõ ràng của khoa học hôm nay. Với người xưa, không gian này là một thế giới nhỏ bé với vòm trời phủ lên mặt đất, các ngôi sao lấp lánh vào ban đêm, ánh trăng treo nghiêng nghiêng và ánh mặt trời rực rỡ.

Hôm nay không gian là cả một vũ trụ bao la với vô số thiên thể tập hợp thành thiên hà. Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao nhỏ bé nằm trong một thiên hà có tên là Ngân hà.

Với sự quan sát theo điều kiện của trái đất, thời gian có một hệ thống căn bản là giây phút giờ. Đơn vị đo thời gian được lấy theo vòng quay của trái đất, hoặc sóng giao động của các nguyên tử.

Với một hệ thống không gian thời gian này, mọi qui luật vật lý đang được khám phá dần dần tới từng electron điện tử và tới những hạt bức xạ vô cùng nhỏ hơn nữa.

Các tàu ngầm lang thang dưới biển để tìm hiểu thế giới đại dương. Các mũi khoan dò vào lòng đất tìm hiểu cấu tạo địa chất. Các tấm kính thiên văn hướng vào vũ trụ mênh mông để tìm hiểu thiên thể xa xăm. Các kính hiển vi điện tử đang đột phá vào thế giới vi mô của cấu trúc nguyên tử.

Các nguyên tắc về chuyển động được tìm hiểu khá rõ ràng (trừ nguyên tắc chuyển động của các UFO) đủ cho con người thực hiện các chuyến bay ra khỏi trọng trường của trái đất.

Môi trường sinh thái của Địa cầu được theo dõi chặt chẽ để con người có thể phát hiện ra từng biến đổi nhỏ nhất. Các sóng điện tử phủ trùm cả mặt đất để làm phương tiện thông tin khắp nơi. Máy vi tính đã có thể thực hiện những tính toán vô cùng phức tạp và người ta đang ra sức tìm kiếm trí tuệ nhân tạo. Những bệnh nan y như ung thư, AIDS được hiểu thấu tới từng đường tơ kẽ tóc (thực ra đường tơ kẽ tóc quá lớn) và việc tìm cách chữa trị cho hiệu quả chỉ là vấn đề thời gian. Tia laser xâm nhập vào mọi ngành nghề làm tăng thêm hiệu quả.
Khoa học phát triển với tốc độ chóng mặt. Và tội ác cũng chạy đua với tốc độ tương đương.

Khắp nơi, con người vẫn tiếp tục lừa đảo, giết hại, chia rẽ, thù hận lẫn nhau không giảm bớt chút nào. Phương tiện về vũ khí, liên lạc làm cho kẻ khủng bố gia tăng mức độ phá hoại nguy hiểm hơn. Sức tàn phá của chiến tranh dữ dội hơn.

Những điều mà khoa học tìm thấy nơi không gian vật lý này không giúp ích gì cho con người cải tạo đạo đức của họ!

Với hình học Euclide và vật lý học Newton, không gian này khá ổn định, ngay ngắn, đơn giản. Hai đường thẳng song song sẽ không bao giờ giao nhau. Lực hấp dẫn tuỳ thuộc vào khối lượng vật thể, khoảng cách và với hằng số K. Ba ngày ở trái đất cũng giống như ba ngày ở một ngôi sao xa xăm nào đó.

Nhưng với Einstein, không gian và thời gian bị biến dạng một cách kỳ cục theo các điều kiện. Ví dụ ở một thiên thể mà mật độ trọng trường cao hơn, nghĩa là một người nặng 50 kg ở Địa cầu, sẽ nặng cả tỷ ký ở đó, thì thời gian và không gian không giống như ở Địa cầu.

Chuyện này giống như chuyện cổ tích Từ Thức lạc vào động tiên vài năm đến khi trở lại trần gian thì ở đây đã trôi qua vài chục năm rồi.

Khoảng cách cũng bị thay đổi tương tự. Một vật dài ba mét ở Địa cầu, có thể chỉ còn vài phân ở thiên thể kia.

Hoặc vận tốc cũng làm thay đổi thời gian và không gian. Với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, vật thể còn lại phân nửa chiều dài ở quả đất, và thời gian dường như chỉ vài giờ, trong khi ở quả đất vài mươi năm.

Một sự biến đổi nơi này đều có ảnh hưởng đến toàn thể vũ trụ, dù rất ít. Vì cả vũ trụ là sự tổ hợp cấu thành chặt chẽ bởi toàn bộ vật chất - năng lượng - không gian -thời gian. Nếu không có vật chất thì không có cái khoảng không mênh mông kia. chúng ta đừng nghĩ đơn giản không gian tức là không có gì, không bị ảnh hưởng bởi không có điều gì. Trái lại không gian là cái được tạo thành bởi vật chất.

Với cấu trúc của các thiên thể như hiện nay thì không gian là như khoảng không bây giờ. Nếu các thiên thể có cấu trúc khác hẳn, gần hơn, xa hơn hình dáng lạ lùng hơn thì không gian sẽ biến đổi kỳ cục hơn. Nhưng kỳ cục như thế nào thì hãy đợi tính toán.

Một xác thú vật bị mục rữa, tan hoại, mất dần dường như không có ảnh hưởng gì đến toàn nhân loại đang nhởn nhơ sinh sống và giành giật. Thật ra nó đã thải vào không khí nhiều thành phần mới lạ do các vi khuẩn tạo ra trong khi gặm nhấm xác chết. Ảnh hưởng của các khí thải đó tuy nhỏ nhưng cũng góp phần làm biến đổi môi trường.

Một người bị giết hình như không ảnh hưởng gì đến toàn trái đất đang tỉnh bơ ăn uống hưởng thụ. Nhưng đằng sau đó là sự thay đổi lớn lao cho gia đình thân quyến. Người vợ có thể sẽ tái giá. Con cái có thể sẽ hư hỏng và xã hội thêm nhiều nguy hiểm.

Điều chúng ta quan tâm là chính nơi không gian vật lý này, mọi người gây lấy nghiệp nhân và nhận lấy quả. Nhưng chúng ta không thể tìm thấy đường đi của Nghiệp Báo nơi đây vì sự ngăn cách của thời gian và không gian
Ví dụ, một tên cướp giết người và trốn được sự điều tra của pháp luật, mười năm sau y lái xe qua dốc núi, tay lái bị tuột ốc, xe không thể giữ phương hướng đã lao xuống vực thẳm.

Có thể suy luận viễn vông rằng sau cái chết của nạn nhân, người vợ tảo tần nuôi cho con ăn học, nhưng không đủ sức, đã cho người con đi học nghề ở xa. Người con này về sau có nhiều bạn bè và một trong những người bạn đó là thợ sửa xe hơi. Vào lần giỗ thứ mười của người cha mình, người con đã mời bạn bè đến dự tiệc. Vì vội vàng lo đi dự đám giỗ, người thợ máy đã lắp không kỹ volant cho đúng chiếc xe của tên giết người ngày xưa. Khi leo lên dốc núi, tên này nhận lấy quả báo

Hoặc viễn vông hơn, ví dụ như ông Đình đã bố thí một số tiền lớn để đắp con đường trong làng rồi ông chết, sinh qua một quốc gia khác. Nhờ con đường đó đời sống trong làng dễ dàng hơn. Nhiều đứa trẻ trong làng được ăn học tới nơi tới chốn. Một trong những đứa trẻ đó đi du học, trở thành giáo sư dạy cho ông Đình (lúc này còn trẻ). Nhờ vị giáo sư đùm bọc, ông Đình ở kiếp này thành công lớn lao.

Có thể là nghiệp đã đi theo con đường ngoằn ngoèo đó để đến được quả báo. Nhưng nếu đi tìm Nghiệp Báo theo không gian vật lý này, thì chúng ta sẽ bối rối vì mỗi trường hợp đều có đường đi riêng, không trường hợp nào giống trường hợp nào. Khó hơn nữa là sự ảnh hưởng lan truyền dần đến khi người tạo nhân đã sinh qua kiếp khác mà vẫn nhận được ảnh hưởng do chính mình đã tạo nên từ kiếp trước. Làm sao kiểm soát được một người sẽ tái sinh về đâu, trong khi khoa học chưa có loại máy dò tái sinh này.

Hoặc như anh Khải học rất giỏi toán nhờ một vị giáo sư am tường toán học dạy dỗ. Chính vị giáo sư này giỏi toán nhờ vào một số sách được soạn rất công phu. Không ngờ rằng các sách đó là do Khải soạn từ kiếp trước.

Có những trường hợp phải qua cả trăm trung gian, người ta mới hưởng được thành quả của mình. Tìm đường đi của nghiệp trong trường hợp này thật không đơn giản.

Có những điều được xem là may mắn hay rủi ro. Kỳ thực, nó hoàn toàn là kết quả của một nghiệp từ trước. Ảnh hưởng của nghiệp đó đi lang thang trong không gian vật lý (cuộc sống thực tại) qua nhiều trung gian, cuối cùng gặp lại người đã tạo ra nó.

Tác giả Kim Dung chuyên viết các truyện võ hiệp của Trung Hoa, người mà tên tuổi vang lừng khắp thế giới vì tính triết lý sâu thẳm chứa đựng trong tác phẩm, đã tâm đắc loại Nghiệp Báo có tác dụng trực tiếp ngay trong cuộc sống thực tại này. Các tác phẩm của ông đều có một cấu trúc chặt chẽ về Nhân Quả. Ông không bỏ sót một hành vi thiện ác nào mà không nói đến quả báo của nó.

Thạch phá Thiên hy sinh ăn giùm cháo lạp bát cho các đồng đạo võ lâm, ai cũng nghĩ cháo có độc, nên vô tình được tăng công lực lên nhiều lần (Hiệp Khách Hành).

Tây Độc Âu Dương Phong vì tâm niệm độc ác nên cuối cùng trở thành người điên. Nhưng trong khi điên,ông trở nên hiền lành tốt bụng, và cuối cùng ông tỉnh lại, chết trong hân hoan.

Quách Tĩnh giúp cho Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm khắp nơi, cuối cùng phải tự tử vì giữ không được thành Tương Dương trước quân đội của nhà Nguyên (Võ Lâm Ngũ Bá)

Toàn bộ những tác phẩm của Kim Dung đều không bị sơ hở về Nghiệp Báo. Tuy nhiên ông thích chứng minh loại Nghiệp Báo cụ thể, dễ thấy được ảnh hưởng của nghiệp đưa đến quả báo như thế nào ngay trong cuộc đời của nhân vật.
Dĩ nhiên là đường đi của nghiệp trong không gian vật lý này không phải là cốt lõi của luật Nghiệp Báo vì nó không đi theo một quy luật nào. Đôi khi chúng ta thấy nó có tính may rủi. Ví như việc mà người thợ máy vì vội vàng đi ăn giỗ đã ráp cái volant không kỹ cho tên cướp, sự kiện này giống như vô tình hên xui vậy thôi chứ không có vẻ chắc chắn, Nhưng chính sức mạnh Nghiệp Báo trong vô hình đã ráp nối các sự kiện lại, để cho tên cướp nhất định phải đưa xe đến sửa vào lần giỗ thứ mười của nạn nhân của y.

Như vậy trong không gian vật lý này, chúng ta có thể quan sát ảnh hưởng của nghiệp đi dần đến quả báo như thế nào, nhưng chúng ta vẫn không thể "thấy" bản chất của luật Nghiệp Báo ở đâu vì luật Nghiệp Báo là một tính chất của Bản Thể Tuyệt Đối. Chỉ những vị thánh siêu phàm đã chứng đạt Bản Thể mới “nắm” được quy luật này một cách tường tận mà thôi.

Tuy nhiên, vũ trụ vật lý này là bề ngoài của Bản Thể. Vũ trụ vật lý không tách rời với Bản Thể. Chúng ta có thể ví Bản Thể như gốc cây mà vũ trụ vật lý giống như là hoa trái muôn màu muôn vẻ. Dù cho vũ trụ có ngàn sai muôn khác nhưng đều quy đồng ở Bản Thể. Chúng ta có thể ví Bản Thể như bóng đèn mà vũ trụ vật lý giống như ánh sáng qua lăng kính nhiều màu. Ánh sáng tuy nhiều màu sắc nhưng đều quy đồng tại bóng đèn. Cũng vậy, các hiện tượng của vũ trụ vật lý sinh sinh hóa hóa vô cùng tận nhưng đều chung đồng ở Bản Thể. Chính trong Bản Thể này luật Nghiệp Báo hình thành và chi phốí đời sống của mọi người trong thế giới vật lý. Sức mạnh của luật Nghiệp Báo vô cùng to lớn dù chúng ta không thể trông thấy bằng mắt thường.

Trong thế giới vật lý, ảnh hưởng của một nghiệp nhân đi ngoằn ngoèo lang thang qua trung gian người này đến người khác rồi giống như vô tình, gặp lại tác giả đã tạo ra nghiệp ban đầu để đem cho tác giả niềm vui hay nỗi khổ. Nếu quan sát trên thế giới hiện tượng, chúng ta thấy đường đi có vẻ mông lung, hên xui, nhưng tại sao nó luôn luôn gặp lại tác giả. Thật ra trong vô hình, luật Nghiệp Báo trong Bản Thể chi phối một cách không sơ hở.

Một tay buôn ma tuý bị bắt, bị kết án chung thân. Theo luật pháp, y đã nhận lấy hậu quả của tội lỗi mình một cách thỏa đáng. Nhưng ảnh hưởng của nghiệp chưa buông tha y. Sau khi chết y sinh vào một gia đình có cha mẹ là những kẻ nghiện ngập ma túy nằm trong đường dây buôn lậu của y từ kiếp trước. Cha mẹ y phạm tội rồi bị giam. Y trở thành kẻ lêu lỏng, sa vào ma tuý, đi cướp giật và bị bắn chết. Chưa hết, nhiều đời sau nữa, cái nghiệp ma tuý vẫn đeo đuổi y, y tiếp tục sinh vào những môi trường chung quanh nhiều người nghiện ngập. Cái sa đọa mà y gieo rắc cho kẻ khác đã trở thành máng nhện quấn lấy y trong nhiều kiếp luân hồi.

Như vậy cái bản án của luật pháp dành cho kẻ phạm tội không phản ảnh được cái quả báo của luật Nghiệp Báo. Luật này có đường đi riêng mà luật pháp xã hội chỉ là một khía cạnh nhỏ của nó. Kẻ vào tù chưa phải là đã trả xong mọi món nợ trước kia.

Ví dụ một tay lừa đảo bị bắt đi tù. Những đời sau y luôn luôn rơi vào tình trạng nghèo túng thiếu thốn và bị lừa gạt liên tục.

Trong suốt một cuộc đời, chúng ta đã tạo nên vô số nghiệp bằng ý nghĩ, lời nói và việc làm. Cả mấy tỷ người cũng như vậy. Tất cả tạo nên một ảnh hưởng của nghiệp lan đi khắp muời phương bốn hướng gieo xen chằng chịt lẫn nhau mà không có cái nào lẫn lộn với cái nào. Nếu đưa vào máy tính để giải mã, có lẽ đây là một bài tính cực kỳ thú vị và phức tạp. Khoa học đang dồn hết sức mình để tìm hiểu cho hết mọi quy luật của không gian vật lý này. Các quy luật ở đây có tính cách khách quan. Ý muốn của con người không thể làm thay đổi các quy luật này. Như cỏ cây có khuynh hướng hướng về ánh sáng. Chúng ta có thể chặt đứt ngọn cây, hoặc bẻ uốn ngọn cây đi vào bóng tối, nhưng rồi sẽ có những chồi khác vươn ra ánh sáng. Chúng ta chỉ tác động một cách hình thức chứ không thể thay đổi quy luật đó.

Các nhà khoa học đi tìm quy luật của Virus gây bệnh tật để tùy theo đó tìm cách chữa trị. Nếu chưa nắm vững qui luật, sự chữa trị không hiệu quả, có khi còn nguy hiểm. Một chất kích thích tố steroid từ ngoài đưa vào cơ thể gây nên hưng phấn nhất thời, nhưng sẽ gây tác hại về sau.

Nguyên lý bảo toàn động lượng là cơ sở cho máy bay phản lực, theo đo,ù khi hỏa tiễn phun ra phía sau một khối lượng vật chất với vận tốc lớn, thì bản thân hỏa tiễn sẽ di chuyển về phía trước với một vận tốc tương ứng. Hiện nay nguyên tắc này là cao nhất về phương pháp di chuyển của người Địa cầu. Còn các đĩa bay thì có phương pháp khác rất lạ mà chúng ta chưa biết.

Các kính hiển vi với tia quét điện tử đã giúp con người đi vào thế giới vi mô, có thể thấy được hình ảnh nguyên tử, hoạt động của tế bào, và từ đó, họ biết rõ hơn những quy luật chưa được biết.

Con người chỉ có khám phá các quy luật của vũ trụ và tìm cách áp dụng có lợi cho mình. Các quy luật này tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Chính vì tính khách quan này mà khoa học được đề cao. Người ta không dùng quyền lực để thay đổi được sự thật của vũ trụ, quy luật của xã hội, người ta không thể dùng các lý thuyết về tín ngưỡng, đảng phái... để che lấp chân lý. Cuối cùng Khoa học sẽ khám phá, giải đáp tất cả và ai đi ngược với khoa học sẽ bị đào thải không thương tiếc. Đã đến thời kỳ mà các nhà hoạt động tôn giáo không được quyền thiếu kiến thức khoa học. Hầu hết các triết lý tôn giáo đều có tuổi từ mấy nghìn năm trước. Các tín đồ đều tự mãn cho rằng tôn giáo của mình là chân lý, dù thời gian có trôi mãi, khoa học có tiến bộ đến đâu thì các giáo lý, giáo điều của tôn giáo họ vẫn bất biến.

Quan niệm tự mãn, độc tôn, cố chấp này hoàn toàn bất lợi cho con người muốn tìm chân lý tối thượng.

Con đường không có ích lợi cho kẻ không muốn đi. Ánh sáng không có ích lợi cho kẻ không muốn nhìn thấy. Cũng vậy, chân lý không giúp gì được cho kẻ tự chôn mình trong những niềm tin lạc hậu.

Nếu chúng ta hỏi các tín đồ của các tôn giáo, họ sẽ luôn luôn cho con đường của họ là hơn hết. Ngay trong đạo Phật, mỗi hệ phái đều cho mình là cao hơn hết và chê bai các hệ phái khác. Cuốn "Hành trình qua phương Đông" gần đây đã nêu ra việc này rất rõ. Các tu sĩ để dành nhiều thì giờ đả kích nhau hơn là lo tu hành thật sự.

Muốn tìm được chân lý đích thực, chúng ta phải cởi bỏ mọi thành kiến từ trước. Đừng vì chấp ngã để rồi luôn luôn cho những cái gì liên hệ với mình đều tốt đẹp cả như ý kiến của tôi, hệ phái của tôi, tôn giáo của tôi, chủ thuyết của tôi... Chân lý không liên quan đến những cái tôi này.

Đức Phật dạy mọi người phải có tinh thần hoài nghi khi đi tìm lẽ thật. Không nên tin bất cứ điều gì dù đó là do truyền thống để lại, do người khác truyền đạt, do người khả kính nói ra, do ý riêng mình chấp nhận. Chúng ta phải biết hoài nghi trong khiêm hạ. Hoài nghi tất cả kể cả ý nghĩ của chính mình. Không nên hoài nghi ý nghĩ của người khác nhưng lại cả tin vào ý nghĩ của mình.

Các nhà hoạt động tôn giáo trong thời đại khoa học tiến bộ hôm nay càng phải biết hoài nghi hơn nữa. Những tư tưởng, những giáo lý được giảng dạy từ xưa đến giờ có vẻ hợp lý, nhưng nếu được suy xét kỹ hơn,vẫn có thể bộc lộ nhiều sai lầm lớn lao.

"Những gì giáo chủ tôi đã dạy, thầy tôi đã giữ gìn, là luôn luôn đúng". Tư tưởng bảo thủ này không thích hợp cho xã hội loài người của thời đại hôm nay.

Chân lý là sự khách quan không tùy thuộc vào ý muốn của mỗi người. Quá tin vào ý nghĩ của cái tôi, chúng ta sẽ rời xa chân lý. Tính khách quan của vũ trụ vật lý càng khiến chúng ta phải rời bỏ những thiên chấp chủ quan của mình nếu muốn hiểu được sự thật.

Ai cũng nói mình đi tìm chân lý, sống với chân lý. Nhà khoa học nói như thế và nhà đạo học cũng nói như thế. Nếu cùng đi tìm chân lý thì ắt phải có ngày gặp nhau. Nhà đạo học phải có tinh thần, có hiểu biết về khoa học, cũng như nhà khoa học phải biết những vấn đề của đạo giáo. Đôi khi tinh thần của tôn giáo gợi ý nhiều vấn đề cho khoa học. Ví dụ như đạo Phật đã từng nói đến vô số thế giới trong vũ trụ. Và ngược lại khoa học cũng giúp cho nhà hoạt động tôn giáo bớt đi vào mê tín, cuồng tín. Nhiều người đã e ngại về sau này, sự bạo động không bắt nguồn từ các tổ chức thuần túy chính trị mà lại bắt nguồn từ các tôn giáo có khuynh hướng cuồng tín.

Tóm lại không gian vật lý này có tính khách quan và tương đối. Những qui luật của nó không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Đồng thời tính chất của không gian, thời gian, khối lượng...bị thay đổi theo nhiều điều kiện. Trong không gian này con người tạo nghiệp và nhận lấy quả báo. Những nghiệp do con người tạo ra đã gây ảnh hưởng vào trong cuộc đời và ảnh hưởng đó lan đi mãi cho đến khi nó gặp lại tác giả đã tạo ra nó và đem đến cho tác giả niềm vui hay nỗi khổ một cách tương xứng.

Tuy nhiên không gian này không phải là duy nhất trong vũ trụ. Nó chỉ là hiện tượng của Bản Thể và mọi sự vận động sinh hóa của nó đều xuất phát từ những quy luật bí mật từ Bản Thể. Ngay cả một ảnh hưởng của nghiệp đi lang thang trong cuộc đời cũng không phải tự phát ngẫu nhiên, nó luôn luôn chịu sự chi phối của Nghiệp Báo từ Bản Thể. 

CHƯƠNG 3
KHÔNG GIAN TÂM LINH

Câu chuyện này được hòa thượng Thiền Tâm kể và chúng tôi đã từng thuật lại trong cuốn "Luận về Nhân Quả".

Có lũ trẻ chăn trâu, lùa trâu về ngang qua bờ đất. Chợt một đứa trong đám ngã lăn ra giãy dụa la hét thảm thiết. Những đứa trẻ khác sợ hãi chạy đến giữ tay, giữ chân nó lại. Nhưng nó vẫn gào thét dữ dội. Qua một lúc lâu thì nó mới thôi làm dữ, nhưng khắp người nó nhiều vết cháy xém. Khi được hỏi nguyên do, nó kể rằng khi đi đến bờ đất, chợt nó thấy hiện ra một cổng thành lớn bên trong lửa cháy rừng rực. Nó bỗng cảm thấy kinh hoàng tột độ. Nhưng liền khi đó như có sức mạnh vô hình cuốn hút nó bay vào bên trong để bị thiêu đốt đau đớn vô cùng. Và bây giờ thì thành lửa đã biến mất, mọi chuyện trở lại bình thường với cái bờ đất, cánh đồng, đàn trâu và lũ bạn, nhưng da thịt còn vết cháy xém và nỗi sợ hãi còn để lại dư âm.

Cái thành lửa có thật hay chỉ là ảo tưởng ? Nếu không thật chỉ là ảo tưởng của thằng bé thì tại sao vết cháy xém xuất hiện ? Nếu thật thì tại sao những đứa bạn của thằng bé không thấy ?

Đứng trên lập trường của không gian vật lý, chúng ta sẽ không bao giờ đủ sức giải thích hiện tượng kỳ lạ này cũng như vô số hiện tượng kỳ lạ khác đã và đang xảy ra khắp nơi.

Thật ra không gian vật lý không phải là cõi không gian duy nhất của vũ trụ. Cao hơn không gian vật lý còn có không gian tâm linh với những quy luật hoàn toàn mới lạ mà tai mắt con người không thể biết được. Hầu hết các tôn giáo đều chú trọng vào thế giới tâm linh này với niềm tin và thêm thắt các phỏng đoán, các tưởng tượng vô cùng hấp dẫn.

Khoa học có thể đặt chân đến mặt trăng, nhưng chưa có thể đặt chân đến thế giới tâm linh này. Vì thế đây cũng là môi trường hoạt động tự do cho các nhà thần bí. Họ tô điểm đủ chuyện thần thoại vào không gian này để thu hút tín đồ với một lý lẽ đơn giản: Khoa học không thể biết được!

Điều may mắn cho chúng ta hôm nay là khoa học đã nhìn nhận sự thật hữu của các hiện tượng ngoại cảm như thần giao cách cảm, thôi miên, tiên tri, chữa bệnh bằng sức mạnh tinh thần, khinh thân... và đang tìm chìa khóa để đi vào tìm hiểu sâu xa các vấn đề này. Sự nghiên cứu khách quan của khoa học sẽ trả lại cho thế giới tâm linh đúng với bản chất của nó. Không tô điểm cho nó quá sức cầu kỳ thần bí, cũng không phủ nhận nó một cách võ đoán cạn cợt.

Các sinh vật, gồm cả động vật và thực vật đều có bản năng sinh tồn. Bản năng này là khuynh hướng tự duy trì sự sống của chính mình và truyền lại nòi giống của mình lâu dài về sau. Cây có khuynh hướng mọc rễ đi tìm nguồn thức ăn trong lòng đất như nước, chất đạm, chất khoáng... Lá vươn về ánh sáng để thực hiện sự quang hợp, hấp thải các thành phần trong không khí... Rồi chúng hoặc kết trái rơi hạt để cây con mọc lên, hoặc hạt bay theo gió đến vùng đất khác, hoặc rễ luồn trong đất đi xa để mọc nên cây mới.

Các loài động vật thì không bám rễ, đứng một chỗ mà linh động hơn, di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm thức ăn. Chúng chia thành hai giống cái và đực. Sự phối hợp giữa hai giống này sản sinh ra các loài con để nối tiếp nòi giống. Một vài động vật lưỡng tính thì cũng có cách sinh sản thích hợp.

Khác với các máy móc xe cộ vô tri vô giác không có bản năng sinh tồn, phải do con người điều khiển mới hoạt động, còn các sinh vật thì tự có một khuynh hướng mãnh liệt duy trì sự sống. Khuynh hướng đó ẩn dấu trong các gen của tế bào, cụ thể là chuỗi DNA hình xoắn (Desoxyribo Nucleic Acid) Các nhà khoa học khẳng định rằng không có hai sinh vật hoàn toàn giống nhau về phân tử DNA. Các nhà tội phạm học đã dựa vào tính chất này để truy tìm thủ phạm một cách chính xác khi chỉ có một mẫu tóc, ít máu, da, tinh dịch còn sót lại nơi hiện trường.

Các gen có một cấu trúc phân tử cực kỳ phức tạp mà khoa học vẫn đang lần mò tìm hiểu dần dần. Chính các gen này qui định một sinh vật sẽ phát triển như thế nào, sẽ có một hình dáng tính tình sức khoẻ sẽ ra sao. Người ta còn mơ ước việc xen vào thay đổi các gen đó để uốn nắn sự phát triển của sinh vật theo ý muốn. Họ sẽ tạo ra các con người hoàn hảo hơn.

Hiện nay một số nhà sinh học đã cấy gen người vào gia súc để các con vật này tiết ra các dược chất hiếm trong sữa. Tinh luyện sữa người ta thu được các dược chất quan trọng, đắt tiền, cần thiết trong y học. Người ta còn cấy gen để tạo ra cây có thân vuông thay vì tròn để khi xẻ gỗ đỡ phải bỏ phí ván bìa. Những bệnh tật có liên quan đến gen sẽ được chỉnh lại để chữa lành.

Bí mật của sự sống đang dần dần hiện rõ trước sự thành tựu của khoa học.
Bản năng sinh tồn cũng xuất phát từ các gen bé nhỏ nhưng có cấu trúc phức tạp này. Một điều vô cùng quan trọng nữa bị bỏ quên là chính cái bản năng sinh tồn của sinh vật đã tạo thành vùng không gian tâm linh cho chính sinh vật đó.
Bất cứ sinh vật nào, dù là động vật hay thực vật, hễ có bản năng sinh tồn đều tự tạo thành một vùng không gian tâm linh chung quanh mình. Vùng không gian tâm linh này đang được các nhà khoa học gọi là trường của sinh học (bio-field). Khoa học biết rõ về từ trường, chưa rõ lắm về trọng trường,về môi trường chân không, trường hấp dẫn (trường hấp dẫn ở khoảng cách gần thì thành trọng trường, ở khoảng cách xa gọi là trường hấp dẫn) môi trường lan truyền âm thanh, ánh sáng. Nhưng còn vô cùng xa lạ với trường không gian tâm linh xuất phát từ bản năng sinh tồn này. Chính trường không gian tâm linh là viễn ảnh tươi đẹp cho nền văn minh của con người ở tương lai. Nhiều nhà khoa học đã cảm nhận rằng nền văn minh tương lai của con người không phải là nền văn minh vật lý mà chính là nền văn minh tâm linh.

Chúng tôi dùng từ “vùng không gian tâm linh “ xuất phát từ bản năng sinh tồn để chỉ một phạm trù khác hẳn với cõi giới siêu hình .

Theo các tôn giáo, ngoài không gian vật lý này, vũ trụ còn có cõi giới siêu hình thiên đường, địa ngục... các cõi giới siêu hình đó tồn tại một cách khách quan giống như không gian vật lý chứa đựng nhiều sinh vật cao cấp như các vị trời, các vị thần linh, các loài qủy sứ, yêu ma... Có khi có cả lâu đài, cung điện, hoa cỏ. Ở đây chúng ta chưa đề cập đến loại hình này, chỉ nói đến một vùng không gian tâm linh hoàn toàn chủ quan của mỗi sinh vật đang được các nhà khoa học quan tâm và gọi là Trường của Sinh học. Chính cái Không Gian Tâm Linh chủ quan này mới là cửa ngõ để tiếp xúc với các cõi giới vô hình khác trong vũ trụ chứ không phải bằng các phương tiện vật lý thông thường.

Khác với không gian vật lý tồn tại một cách khách quan với những quy luật tự nhiên vận động không phụ thuộc vào ý muốn của con người, ở đây không gian tâm linh có tính cực kỳ chủ quan, hoạt động lệ thuộc vào mỗi người (hay nói rộng hơn là mỗi sinh vật) với những quy luật lạ lùng đối với các quy luật vật lý hiện có. Vùng không gian này có hào quang riêng của nó.

Năm 1939, S.D.Kirlian kỹ sư điện tử tài ba ở thành phố Krasnoda của Liên Xô, phát minh máy chụp hào quang.

Một hôm trong một bệnh viện, anh điều khiển một máy phát tần số cao. Bỗng nhiên anh nhận xét rằng sự phóng điện giữa lòng bàn tay anh và điện cực của máy phát hoàn toàn không giống sự phóng điện giữa cườm tay và điện cực đó. Có cái gì sai biệt về điện thế giữa hai vùng cơ thể chỉ cách nhau không đầy một tấc. Tại sao? Đó là cái gì? Tốt nhất là chụp ghi lại hiện tượng lạ thường đó. Nhưng làm thế nào bây giờ? Vì như thường lệ nếu chiếu ánh sáng bình thường vào cho sáng để chụp thì không còn thấy rõ tia điện phóng ra nữa!

Sau một thời gian loay hoay, Kirlian quyết định chụp hiện tượng phóng điện đó bằng một cách khác, không cần dùng máy ảnh thông thường nữa.

Kirlian sáng tạo một thiết bị mới để chụp như sau: Trên bàn đặt một tấm Ébonic dùng để cách điện. Trên tấm Ébonic đó là một điện cực bằng kim loại và trên tấm điện cực đó là một tấm kính ảnh.

Kirlian đứng trên một tấm thảm con để cách điện khỏi nền nhà, rồi nối điện cực thứ hai vào lưng bàn tay. Còn lòng bàn tay ông ép chặt vào tấm kính ảnh. Ông gọi anh thợ trẻ đến giúp, bảo anh thợ đóng cầu giao để dòng điện cao tần chạy qua bàn tay ông. Người thợ trẻ hoảng sợ, nhưng rồi cũng đóng cầu chì và sau đó tắt mạch.

Họ rửa tấm kính ảnh: Họ thấy một hình ảnh tuy không rõ nét lắm, nhưng dù sao cũng có bóng dáng của bàn tay và trên các ngón tay hiện rõ các lóng xương trắng. Tất nhiên đây không phải là bức ảnh Renghen. Đây là một cái hoàn toàn mới, một hình ảnh của đối tượng sinh học trong một điện trường tần số cao.
Một chiếc lá đặt trong máy Kirlian hiện ra như cả một thế giới điểm sáng. Xung quanh, chiếc lá người ta thấy những tia lửa nhỏ màu ngọc lam, màu da cam, phát ra từ trung tâm và đi xa theo những kinh xác định. Một ngón tay hiện ra như cả một bức tranh, một bản đồ chi tiết gồm các điểm, đường, các hố ánh sáng, các hố lửa.

Sau đó Kirlian và vợ ông đã nghiên cứu một cái máy tối tân hơn và đã chụp được hào quang của mọi sinh vật. Hào quang này bước đầu cho biết về tình trạng sức khỏe của các sinh vật. Sau đó hào quang còn cho tất cả tâm trạng của mọi sinh vật. Khi sức khỏe hoặc tâm trạng thay đổi, hào quang bị thay đổi theo.
Các nhà đạo học Đông Phương đã nói nhiều về hào quang của cơ thể. Theo họ, các vị Thánh có hào quang chói sáng rất xa, còn các kẻ phàm tục có một hào quang tối tăm nhỏ bé. Bây giờ qua phát minh của Kirlian, hào quang này đang được thấy bằng mắt thường của mọi người. Vùng không gian tâm linh đang được vén bức màn bí mật một ít. (Xem thêm ở “Các Lạt Ma hóa thân")

Còn ứng dụng của Trường không gian tâm linh này thì sự thật đã làm kinh ngạc mọi người. Nó có tính chủ quan triệt để. Với người có năng lực tâm linh mạnh (trường không gian tâm linh rộng hơn, có mật độ dày đặc hơn), có thể dùng ý muốn của mình thực hiện một hành động phi thường phá vỡ quy luật vật lý nào giờ.

Uri Geller (gốc Do Thái) với ý muốn của mình, ông làm cho các vật bằng kim loại cong lại, làm cho đồng hồ Big Ben đứng lại chỉ bằng cách “nhìn” chúng mà thôi.
Ermolaiev (Liên Xô) có thể bay cách mặt đất 60cm. Hoặc ông đưa tay về phía người khác, không chạm đến họ, làm cho người đó bay lên khỏi mặt đất.

Djuna (Grudia, Liên Xô) có thể dùng đôi bàn tay để chẩn và chữa bệnh. Kết quả làm giới y học thán phục. Năm 1984 bà chấp nhận sự thí nghiệm của một ban nghiên cứu của Mỹ và Liên Xô và chứng tỏ bà có khả năng nhìn thấy cảnh vật tại California (Mỹ) từ Liên Xô.

Anh Thadi-Ichu người Nhật, có cặp mắt tuyệt vời. Khi tập trung nhìn sẽ phát sáng một năng lượng siêu tự nhiên có thể làm nát vụn những hòn đá nhỏ.

Edgar Cayce (Kentucky, Mỹ) có thể chẩn bệnh, hướng dẫn dùng thuốc và cho biết tiền kiếp của người bệnh. Có khi ông ra đơn là một loại thuốc còn ở trong phòng thí nghiệm. Ông thường nói đến Nghiệp Báo, chính một hành vi bất thiện ở kiếp trước đã tạo thành những chứng bệnh hiện tại, và khuyên bệnh nhân làm phước thiện kết hợp với thuốc để chữa bệnh.

Các nước lớn như Mỹ, Liên Xô... đều đang lặng lẽ và ráo riết nghiên cứu về thần giao cách cảm, sự liên lạc thông tin từ một khoảng cách xa, giữa hai người, không cần một phương tiện máy móc nào, và đã có nhiều kết quả nhất định. Họ cũng sử dụng các nhà ngoại cảm trong lĩnh vực tình báo, an ninh để phát hiện ra gián điệp và tội phạm.

Có những truyền thuyết về các nhà luyện khí công Trung Hoa có thể lướt trên mặt nước; các Lạt Ma Tây Tạng có thể bay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia. Đối với các tôn giáo Đông Phương, năng lực tâm linh của con người khi đạt đạo là điều hiển nhiên và được gọi là thần thông.

Bởi vì tính cách vô cùng chủ quan của không gian tâm linh nên các nhà khoa học đã gặp khó khăn không ít khi muốn nghiên cứu vấn đề này theo phương pháp khách quan của không gian vật lý.

Khi một người có năng lực tâm linh mạnh mẽ, họ sẽ sử dụng nó một cách đa dạng theo ý muốn chủ quan của mình. Họ tập trung tinh thần để đoán biết chuyện từ xa, gửi đi một thông điệp, chữa bệnh, khinh thân, tiên tri, phân thân, thôi miên... Nơi ý muốn chủ quan này, họ vượt qua các quy luật không gian vật lý. Đây là điều cực kỳ hấp dẫn cho giới khoa học. Nếu mọi quy luật của tâm linh được nắm bắt và áp dụng, con người sẽ tiến rất xa.

Nhiều nhà khoa học đã nghi ngờ rằng phương pháp di chuyển của các UFO (đĩa bay) chính là sự áp dụng được năng lực tâm linh vào máy móc. Các UFO coi thường sức hút của quả đất, coi thường quán tính. Nó bay là là chậm chậm rồi đột ngột bằng tốc độ cực nhanh, hoặc tàng hình biến mất. Thêm nữa, để vượt khoảng cách mất trăm ngàn năm ánh sáng ắt hẳn các UFO phải có cách di chuyển vượt hơn tốc độ ánh sáng nhiều lần.

Vận tốc ánh sáng là 299.992 km/giây. Theo Einstein, trong không gian vật lý này, vận tốc ánh sáng là tuyệt đối. Nếu một vật thể nào bay với vận tốc này, nó sẽ bị triệt tiêu kích thước.

Tuy nhiên, với không gian tâm linh, quy luật vật lý tương đối của Einstein vẫn bị phá vỡ. Sử dụng năng lực tâm linh cực kỳ mạnh vào máy móc, các UFO có thể đạt được vận tốc hơn vận tốc ánh sáng nhiều lần. Nếu cần, nó có thểù tàng hình trong khi di chuyển. Người viết kịch bản phim “Chiến tranh giữa các vì sao” đã gọi hiện tượng này là sự đi vào “không gian rút gọn”.

Nhưng tại sao máy móc lại có được năng lực tâm linh? Như chúng ta đã biết, chính bản năng sinh tồn đã tạo ra vùng không gian tâm linh chung quanh cá thể đó. Mà bản năng sinh tồn phát xuất từ cấu trúc tế bào, trong nhân có phân tử DNA làm gène di truyền.

Có thể với phương tiện cực kỳ tiến bộ, họ tạo ra các mảnh vật chất lớn, trong đó, từng nguyên tử được sắp xếp chặt chẽ phỏng theo cấu trúc của tế bào có chuỗi phân tử DNA hình xoắn. Mảnh vật chất này trở thành một cơ thể sống có bản năng sinh tồn khi được cung cấp một dòng điện. Từng nguyên tử phối hợp hoạt động một cách hoàn chỉnh. Thế là một vùng không giam tâm linh nhân tạo xuất hiện chung quanh mảnh vật chất đó. Bây giờ, với ý muốn của mình, người ta điều khiển mảnh vật chất di chuyển.

Hiện nay, khoa học của chúng ta cũng bắt đầu đi vào “thời kỳ nguyên tử”, có thể trông thấy và đang tìm cách sắp xếp nguyên tử.

Khoa học đã áp dụng phỏng sinh học khá nhiều. Họ bắt chước da cá heo để tạo nên vỏ tàu ngầm, sóng siêu âm của dơi để tạo ra radar, khả năng tích điện của loài cá đuối điện... Nhưng đỉnh cao nhất của môn phỏng sinh học là tạo ra được một vật thể lớn, sắp xếp từng nguyên tử trở thành một cơ thể sống có bản năng sinh tồn khi có một dòng điện chạy qua và không gian tâm linh nhân tạo xuất hiện. Chúng ta hãy chờ ngày đó, ngày Địa cầu đuổi kịp nền văn minh của các hành tinh khác.

Không gian tâm linh có hào quang. Đĩa bay cũng có hào quang sáng lòa. Phải chăng một trường năng lực tâm linh quá mạnh, quá đậm đặc, hào quang của đĩa bay hiện ra khiến mắt thường vẫn trông thấy được, trong khi nơi sinh vật, hào quang này quá yếu, đòi hỏi phải những nhà ngoại cảm dị thường mới thấy được?

Rồi vùng không gian tâm linh của động vật và thực vật cũng khác nhau. Động vật có não bộ, có các hoạt động tâm lý phức tạp, biến động. Não bộ có các tế bào não, tế bào thần kinh khác hơn các tế bào của bắp thịt. Vì thế, bản năng sinh tồn của động vật mạnh hơn hẳn thực vật và không gian tâm linh của động vật cũng hơn hẳn thực vật.

Vào năm 1966, ông Backster, nhà bác học chế tạo ra bộ máy điện tử dò nói dối. Nhờ bộ máy đó mà ông trở thành huấn luyện viên cho sở cảnh sát Mỹ về phương pháp sử dụng máy dò nói dối.

Trong một đêm thức trắng để huấn luyện, tâm trí quá mệt nhọc đưa ông đến vô tình cắm hai cọc điện của một điện kế tinh vi vào hai đầu của một chiếc lá cây trong phòng. Thứ lá cây đó lớn và dày như lá đa. Cây đang rất khô. Ông tự hỏi xem nếu gốc cây được tưới nước, nước sẽ chuyển lên thân, cành, lá và hoa thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra. Điện kế sẽ đo hiện tượng đó.

Nước dần dần lên thân và lá. Nhưng không, kim điện kế vẫn đứng im, không có sự phản ứng nào cả. Đáng lẽ thì kim phải nhích lên, vì có thêm nước thì sức dẫn điện phải tăng thêm.

Tự nhiên ông Backster nghĩ rằng, nếu con người hay con vật có một sự xúc động, một sự sợ hãi thì kim nhẩy, vậy thì tại sao ông không làm một cái gì khác thường? Nhà bác học nghĩ đến việc lấy lửa đốt thử lá cây kia xem sao. Nhưng mới nghĩ như vậy và chưa hề làm một cử chỉ nào để cầm lấy hộp quẹt thì ông đã vô cùng kinh ngạc khi thấy kim điện kế nhích một cái.

Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao! Chẳng lẽ cái lá cây đọc được tư tưởng của ông mà biểu lộ phản ứng sợ hãi của nó. Ông Backster quyết định đốt chiếc lá thật. Ông ta bèn đứng dậy để lấy quẹt, tức thì điện kế nhảy một cái nữa. Không do dự gì, ông ta châm quẹt để nhất quyết đốt chiếc lá, kim điện kế lại nhảy tiếp một lần nữa.Nhưng ông không đốt lá. Lần sau, ông ta cầm lấy quẹt và giả bộ như sắp đốt, nhưng trong óc đã tự nhủ trước là không đốt, thì điện kế không nhảy. Rồi ông nhất quyết đốt thật, thế là điện kế lại nhảy một cái mạnh. Lúc đó, trong phòng lặng gió và ông Backster không có đụng tới cây cũng không có đụng tới máy.

Vậy có thể kết luận rằng: Cây đã đọc được tư tưởng người. Backster, ngay lúc đó reo lên và đã có ý đi báo với mọi người rằng cây cỏ có một năng khiếu lạ thường. Chúng biết tư tưởng người khác, tức là chúng biết nghĩ, chúng có tâm hồn. Nhưng ông ta kịp dừng lại. Thái độ đúng của nhà khoa học là phải nghiên cứu đầy đủ để không có kết luận sai lầm. Và ông quyết định phát triển nghiên cứu khoa học của ông sang các loài cây khác.

Ông tập hợp các cộng sự viên lại và sử dụng 25 loại cây khác nhau trong cuộc nghiện cứu, thí nghiệm vào lá như: lá xà lách, lá cải, vào củ và quả như củ hành, quả cam, trái chuối... Những cuộc nghiên cứu theo đúng phương pháp khoa học cho phép khẳng định rằng: Cây có phản ứng thật sự khi chúng gặp sự nguy hiểm.

Đó là một hình thức đặc biệt của một thứ giác quan vô hình như năng khiếu linh thị, thần nhãn của một vài người. Nhưng đây là những danh từ mơ hồ. Giác quan đặc biệt có nghĩa là một năng khiếu trên những giác quan. Nhưng cây cỏ đâu có mắt, tai, mũi, miệng... Chúng không có óc, không có thần kinh hệ, thì cái biết của chúng hẳn là phải khác.

Như thế có thể cho rằng các giác quan con người chỉ là những giác quan sơ đẳng, chỉ cảm giác trong một phạm vi rất là hạn chế, còn cây cỏ lại có thứ giác quan khác. Suy nghĩ như vậy, càng ngày Bachster càng mở rộng cơ sở nghiên cứu và càng khám phá những mới lạ.

Những máy móc tối tân hơn được ông thu nhận, nhất là những máy ghi các nhịp luồng điện. Và cuộc nghiên cứu được tiến hành với kế hoạch rất tinh vi, được ghi chép đầy đủ. Các tài liệu được thu thậpï và xếp loại cẩn thận.

Từng mảnh lá tách rời cũng có phản ứng như nêu ở trên (người ta gọi là phản ứng Backster). Lá xé ra từng mảnh thì từng mảnh cũng có phản ứng đó. Lạ lùng hơn, cây cỏ phản ứng không phải chỉ trước những mối nguy do con người tạo ra bằng ý định mà cả trước một mối nghi bất thường không tạo ra bằng ý định. Một con chó bất thần bước vào phòng, một người vốn ghét cây cỏ bước vào, cũng làm cho điện kế nhảy. Những cử động của một con nhện tiến đến cây cũng gây ra phản ứng cho cây. Ông Backster đã làm thí nghiệm và chứng minh điều đó trước các sinh viên đại học Yale (Mỹ). Trong trường hợp trên một khi có người tới đuổi nhện và ngay trước khi nhện chạy đi, kim điện kế đã hạ xuống. Y như là trước khi nhện chạy thì quyết định rút lui của nhện đã được cây tiếp nhận. Cây đã thấy hết nguy và không phản ứng nữa.

Một cuộc thí nghiệm chứng minh rằng khi sống cạnh nhau, cây để ý canh chừng nhau (sợ bị quấy rầy) nhưng khi có một động vật tới gần, mối nguy gần hơn, cây cỏ quay sang canh chừng động vật. Những cuộc nghiên cứu còn dài và còn nhiều khám phá lạ lùng hơn nữa.

Ông Backster còn khám phá ra cách tự vệ của cây. Khi ta ăn lá rau nó phản ứng thế nào đây. Cây còn có trí nhớ, nhận biết những kẻ chuyên phá hoại chúng. Chúng còn biết thương yêu người chăm sóc và biết sung sướng khi người đó trở về.

Hiện đã có 7000 nhà bác học yêu cầu ông Backster thông báo cho biết kết quả nghiên cứu kèm theo các tài liệu khoa học. Mọi nhà thảo mộc học đều say sưa nghiên cứu những khám phá dị thường này, và mọi người sẽ thấy yêu loài cây cỏ hơn (Hoàng Vũ sưu tầm, đăng trên báo Thế giới kỳ lạ số 5).
Bà Djuna khẳng định hào quang tâm linh mỗi loại cây cỏ khác nhau mà bà trông thấy được.

Như vậy phản ứng tâm linh của thực vật có tính cách trực giác, biết trực tiếp, không cần các biểu hiện trung gian, thẳng vào ý thức của đối tượng chung quanh, rất giống với khả năng đọc ý nghĩ kẻ khác của những nhà ngoại cảm tài ba. Phản ứng tâm linh này chứng tỏ sự hiện diện của vùng không gian tâm linh chung quanh cây cỏ.

Những loài thảo mộc lâu năm có năng lực sinh học mạnh có thể sử dụng làm thuốc tăng cường sức khỏe cho con người. Huyền thoại về củ nhân sâm làm cho giới y học lao vào nghiên cứu phân chất những muốn tìm ra một hoạt chất kỳ lạ nào đó. Tiếc thay, họ không tìm thấy hoạt chất đặc biệt nào trong củ nhân sâm. Nhưng rõ ràng người dùng nhân sâm vẫn được cải thiện sức khỏe. Hiệu quả này không phải do hóa chất, mà chính là do năng lực sinh học (tâm linh) của củ nhân sâm.

Một số loại cây ngãi có năng lực sinh học rất mạnh được các thầy pháp nuôi trồng. Họ tập trung tinh thần vào cây ngãi với những lời nguyện có khi thiện có khi ác. Khi muốn làm hại ai, họ dùng tư tưởng của họ, cộng với năng lực sinh học của cây ngãi, chú nguyện cho kẻ thù phải đau đớn. Dù cách rất xa, kẻ kia ngã lăn ra vô cùng đau đớn. Năng lực sinh học (tâm linh) có thể gây tác dụng vượt không gian và thời gian.

Tâm linh của cây cỏ phát xuất từ bản năng sinh tồn, còn tâm thức của loài người có cả hoạt động tâm lý phức tạp. Con người là đỉnh cao của hoạt động tâm lý. Tâm lý của con người được chia ra làm hai phần: ý thức và vô thức. Ý thức là bề mặt nổi nhỏ bé của cả một khối băng đảo to lớn. Chính phần chìm sâu vô thức mới choán cả một khối lượng hoạt động mãnh liệt .

Chính vô thức đã ghi nhớ, sáng tạo, linh cảm và phát huy mọi thần lực kỳ diệu của con người. Đôi khi chúng ta ghép cả bản năng sinh tồn và hoạt động của vô thức làm một.

Hệ thần kinh thực vật thuộc về vô thức, nó điều khiển các hoạt động của nội tạng, làm cho tim đập, mạch nhảy, các tuyến tiết hormone một cách tự động.
Ý thức tuy có vẻ linh hoạt; có thể suy nghĩ, lý luận, phân biệt và nhận biết, nhưng nó không thể biết trực tiếp như vô thức (trực giác).

Cây cỏ còn có thể biết trực tiếp ý nghĩ của người với không gian tâm linh đơn giản của nó thì ắt hẳn con người sẽ phải nhận biết nhiều hơn như thế vì không gian tâm linh của con người cao cấp hơn. Nhưng tại sao dường như chúng ta không thể biết được điều gì ngoài tai mắt ?

Tại sao chúng ta không thể biết bản chất tư tưởng của người đối diện, của một ai ở cách xa?

Chính vì ý thức cạn cợt đã che lấp tất cả! Chúng ta quen sử dụng ý thức mà ý thức thì lệ thuộc vào giác quan thế nên chúng ta không nghe được vô thức đã cảm nhận được điều gì.

Hãy lắng nghe vô thức !
Chúng ta hãy thực hành theo sự khuyên bảo của các nhà đạo học Đông Phương, các thiền sư trong đạo Phật, các linh mục có kinh nghiệm tĩnh tâm sâu thẳm và hãy buông xả ý thức để đi sâu vào lắng nghe vô thức. Khi ý thức suy nghĩ dừng lắng thì trực giác của vô thức sẽ xuất hiện. Khả năng của vô thức với không gian tâm linh vĩ đại sẽ mở ra muôn điều kỳ diệu mà chúng ta chưa bao giờ ngờ được. Những nhà ngoại cảm nổi tiếng trên thế giới đều có khả năng định tâm để sử dụng năng lực tâm linh tuyệt vời này.

Một số loài động vật mà chúng ta cho là thông minh như cá heo, chó và loài chim... Thật ra chúng không có ý thức lý luận lanh lợi như người và khỉ. Hầu hết chúng sử dụng trực giác. Những loài khác như rắn, rùa, mèo, cọp... cũng nhận biết được ý định, tâm tính của các động vật khác bằng tâm linh vô thức. Nhưng đôi khi chúng phản ứng yếu ớt không rõ rệt, hoặc chúng cũng bị ý thức cản trở.

Tính chất của trường không gian tâm linh này cực kỳ chủ quan. Nó phát huy tác dụng theo ý muốn của chủ thể. Chủ thể muốn cái gì, nó làm theo cái đó. Chúng ta muốn biết ý nghĩ người khác, lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng thông tin tiếp nhận tư tưởng. Chúng ta muốn người nhẹ đi (khinh thân) lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng hoá giải khối lượng (chứ không chống lại trọng lực). Chúng ta muốn chữa bệnh cho người khác, lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng điều chỉnh cơ thể. Chúng ta muốn có một sức nóng nơi lòng bàn tay, lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng tạo nhiệt cục bộ... Vô số tác dụng của khả năng tâm linh liên hệ trực tiếp với ý muốn chủ quan của con người. Các nhà khoa học quen với lối nghiên cứu khách quan của không gian vật lý nên rất bỡ ngỡ trước tác dụng kỳ lạ của năng lực tâm linh này. Họ không để ý đến ý muốn của chủ thể, trong khi năng lực tâm linh thì hoàn toàn lệ thuộc vào ý muốn. Có sức định và có ý muốn, năng lực tâm linh sẽ phát huy tác dụng.

Mặc dù, so với không gian vật lý thì không gian tâm linh có vẻ cao cấp hơn, kỳ diệu hơn, nhưng nó vẫn chịu sự chi phối của định luật Nghiệp Báo.

Những nhà lãnh tụ thiên tài, khi phước còn sung mãn, thường có khả năng đoán từ xa ý định của kẻ địch để phòng thủ và phản công. Khổng Minh là một điển hình tiêu biểu. Dường như ông đoán được hầu hết hành động của đối phương. Họ còn có khả năng đánh giá năng lực và lòng trung thành của người dưới. Trực giác này giúp họ thành công trong việc củng cố quyền lực chính trị. Đến khi phước đã cạn, trực giác giảm sút, họ phán đoán sai và cuối cùng bị sụp đổ.

Những doanh nhân cũng vậy, trực giác giúp họ tiên liệu những biến động của thị trường, từ đó vạch ra kế hoạch đầu tư chính xác. Bên cạnh sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của máy tính, họ vẫn có sự phán đoán riêng bằng trực giác.
Ngoài ra, do phước đời trước, những người lãnh đạo có cái uy lực vô hình làm cho mọi người nể phục vâng lời. Cái uy lực này cũng là năng lực của tâm linh. Đôi mắt họ sáng, nhìn xuyên suốt người đối diện và như có sự thôi miên tự nhiên, làm cho kẻ dưới bị khuất phục tự bao giờ. Các nhà độc tài, các bạo chúa thì uy lực dữ dằn, mạnh mẽ. Các giáo chủ chân chính như Đức Phật, chúa Jésus, Mahomet (Xem “Lịch sử văn minh Ả rập” của Will Durant) có cái nhìn từ ái thăm thẳm làm cho mọi người xúc động và dạt dào niềm kính mến. Đến gần các bậc chân sư, chúng ta cảm nghe một cái bình an tươi mát vô hình lan tỏa chung quanh làm chúng ta dễ chịu. Krishnamurti cũng có cái không gian bình an như thế được nhiều người cảm nhận.

Những nhà ngoại cảm tài ba đều là những người tu thiền tập định từ kiếp trước và hướng tâm về thần thông. Một nhà Yogi ở Hy Mã Lạp Sơn từng đạt định và hay dùng năng lực tâm linh để chữa bệnh cho dân làng. Đời sau sinh ở Liên Xô, vị này tự nhiên xuất hiện khả năng chữa bệnh bằng năng lực sinh học. Một nhà thôi miên từng luyện đôi mắt tràn đầy sức mạnh với nội tâm định tĩnh vững chắc. Đời sau sinh qua Anh, vị này tự nhiên có đôi mắt kỳ lạ, có thể di chuyển đồ vật bằng đôi mắt nhìn từ xa.

Tuy nhiên cũng có trường hợp kết quả không xuất hiện mà bị che lấp bởi một nghiệp khác. Ví dụ, một nhà Yogi có khả năng đi trên mặt nước. Vị này thường khoe khoang tự mãn và chê bai những ai không đạt được thành quả như mình. Đời sau, vị này không còn khả năng khinh thân nữa. Nghiệp tự mãn và chê bai đã chận đứng kết quả tu tập.

Nhiều người đặt vấn đề rằng nếu quả thực bệnh hoạn có thể được chữa bằng năng lực tâm linh, thì y học hiện đại đâu còn cần thiết nữa, nhà ngoại cảm đã đảm đương từ việc chẩn đoán và chữa trị cả rồi!

Thật ra, từ trong Bản Thể Tuyệt Đối, nghiệp vẫn âm thầm chi phối tất cả, không phải ai cũng có cơ may gặp được nhà ngoại cảm tài ba để được chữa trị. Chỉ những người có phước duyên mới gặp được cơ hội này. Phước duyên gì đã khiến cho chúng ta được chữa trị bằng năng lực tâm linh, trong khi những người khác phải nhận chữa trị bằng hóa dược, giải phẫu?

Trong những thế kỷ trước, tín ngưỡng còn rất mạnh. Một số tín đồ tốt bụng đã cầu nguyện ơn trên ban phước lành cho các bệnh nhân được khỏi bệnh. Lời cầu nguyện chân thành của họ với niềm tin sâu sắc vào ơn trên đã khơi dậy sức mạnh tâm linh nơi chính họ. Sức mạnh này đã vượt không gian làm dịu bớt cơn bệnh của người kia. Dĩ nhiên là họ chưa đủ năng lực phi thường để chấm dứt cơn bệnh của nạn nhân, nhưng lòng tốt của họ được đáp ứng. Qua kiếp sau, khi mắc bệnh, họ thường được may mắn gặp các nhà ngoại cảm tài ba chữa trị, ít tốn tiền và không đau đớn. Đó là lý do tại sao không phải ai cũng nhận được sự chữa bệnh bằng năng lực tâm linh. Còn những người thầy thuốc chỉ tin vào hiệu quả của thuốc thang, siêng năng điều chế lá thuốc, hóa chất để chữa bệnh cho mọi người, thì đời sau họ sẽ gặp được sự chữa trị tương tự mỗi khi mắc bệnh.
Tuy nhiên, các thiền sư khuyên không nên sử dụng thần thông nhiều khi chúng ta chưa đạt đạo viên mãn, bởi vì ngã chấp chưa hết. Khi dùng đến năng lực tâm linh, chúng ta phải khởi ý muốn, muốn trời kéo mây và rơi mưa, muốn người bay lên khỏi mặt đất, muốn biết chuyện tương lai như thế nào... Chính “cái muốn” này làm cho chấp ngã tăng trưởng, và khi chấp ngã tăng trưởng, chúng ta không thể giải thoát để tan hòa vào Bản Thể vũ trụ vô biên.

Chỉ những vị Alahán đã chứng ngộ viên mãn, ngã chấp đã hết, mới có thể sử dụng thần thông thường xuyên mà không bị chấp ngã ràng buộc. Chính vì thế khi một người tu tập thiền định, chỉ nên lắng tâm sâu thẳm cho đến tận cùng của sức định, không nên khởi phát thần thông nửa chừng kẻo bị trì trệ về sau.
Một số thầy pháp, thầy phù thủy có năng lực tâm linh mạnh mẽ và lạm dụng nó quá đáng để luyện pháp thuật. Họ tập trung tinh thần để ếm hại kẻ thù. Họ vẽ một hình người, ghi tên họ của đối phương rồi thắp hương, tụng chú cầu nguyện các vị thần linh phò trợ. Sau đó, họ lập một ý muốn hướng về đối thủ, tưởng tượng rằng đối thủ bị đau đớn bệnh tật... Do sức mạnh tâm linh và cũng do người bên kia đến lúc trả nghiệp, người kia chợt thấy trong mình đau thắt từng cơn có thể chết được.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024