Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/10/2023 18:10 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
HỌC TRÁI NGÀNH? ĐỪNG ĐỂ ĐỊNH KIẾN LẤY ĐI ƯỚC MƠ CỦA BẠN


Khi đọc được rất nhiều những trăn trở về tương lai của các bạn trẻ, mình nhớ lại hồi “mình còn trẻ” ghê gớm. Thế nên, mình cũng muốn chia sẻ về câu chuyện của mình và hi vọng là giúp đỡ được các bạn trẻ có được cái nhìn “thoáng mát” hơn.
Mình hiện đã học thạc sĩ ĐH Umea Thụy Điển ngành Hóa học, và mình làm công việc của một BA (Business Analyst) của 1 công ty management consulting. Công việc mình làm và ngành mình học chẳng liên quan gì đến nhau hết. Sở dĩ có chuyện quái đản này xảy ra là vì:
Mình rớt ĐH mong muốn! (Là rớt trường mình muốn thi vào chứ không phải rớt ĐH nhé)
Vài năm trước khi mình còn là 1 cậu học sinh lớp 11, mặt ngây thơ ngáo ngơ, bơ bơ mọi thứ trên đời. Mình thấy thích kinh doanh, thích giải business case study. Mình thích thi vào FTU2 vì bị “hút hồn” bởi những con người năng động trong đó, và mình cũng chẳng thiết tha gì những trường khác nên chẳng “buồn” tìm hiểu thông tin. Thế nên cuối cùng khi nộp đơn thi Đại học, mình điền đại KHTN ngành Hóa vì mình học Hóa cũng khá, chứ chưa biết ra trường sẽ làm gì. (cơ bản vì mình “ảo tưởng” là sẽ đậu FTU2 thôi). Mình thật sự không hề biết đó là quyết định tệ hại nhất mà mình từng làm.
Nhưng muộn rồi! Mình rớt FTU2!
Mình vào KHTN với sự thất vọng nặng nề về bản thân, thất vọng về việc kiêu ngạo, chảnh thì chết chứ bệnh tật gì đâu. Mình thật sự cảm thấy bế tắc trước suy nghĩ 4 năm tới sẽ như thế nào với cái ngành Hóa học này, mình chỉ học tốt hóa do bị bắt làm quá nhiều bài tập ở cấp 3, còn nếu bàn về đam mê, mình đảm bảo là từ 0 trở về âm với ngành này. Lúc này mình đứng trước 3 lựa chọn:
1. Ôn thi lại để vào FTU2, chấp nhận chậm 1 năm so với bạn bè
2. Bỏ hoàn toàn đam mê kinh doanh, thử “sống thử” với khoa học xem sao. Biết đâu khác!
3. Vừa học khoa học, vừa học kiến thức về kinh doanh. Song tu cả 2 mảng.
Sau này mình nhận ra một cái bẫy ở 3 lựa chọn này mà lúc đó những ai như mình đều không tránh khỏi là chúng ta thường ngần ngại với lựa chọn 1 vì quá sợ thi và không muốn chấp nhận mất 1 năm so với bạn bè, bên cạnh đó còn là sự ngăn cản của phụ huynh, kiểu thi rớt thì ráng mà chịu, không quan tâm hay thi lại sẽ bị bắt đi nghĩa vụ các kiểu. Thành ra lựa chọn mang tính thời điểm như 1 thường qua đi cái khoảng thời gian dễ quyết định là khi chưa đi học lâu. Chúng ta sẽ tiếp tục thỏa mãn với lựa chọn 2 vì nghĩ là cái thích đó cũng chỉ tức thời thôi, ở đây bạn bè tốt, học cũng không tệ, thầy cô lại cute. Biết đâu ai rồi cũng sẽ khác. Sau này ai hỏi sao mình không thi lại ngay thì mình cũng trả lời như vậy, có nhiều yếu tố khiến mình không thể quyết định ngay trong thời điểm đó.
Nhưng mọi thứ bắt đầu sáng tỏ sau khoảng 1 năm, khi mình bắt đầu thấy nó cứ bức bối thế nào ấy, khi mà cứ hễ về đến nhà buổi tối không phải là lôi sách Hóa ra xem hay nghiên cứu về chủ đề khoa học mà thay vào đó là những kiến thức về kĩ năng mềm, kinh doanh. Mình kinh hoàng nhận ra cái thích ấy nó vẫn còn âm ỉ trong lòng, vẫn còn nguyên sơ sự háo hức về những cuộc thi, những case study business. Thôi rồi tiêu rồi, trễ quá rồi. Và lúc này, mình buộc phải lựa chọn cái thứ 3.
Định nghĩa đam mê của mình lúc này rất đơn giản: “Đó là môn học sau 8 giờ tối mà bạn nghĩ đến”. Hãy thử đi, bạn sẽ bất ngờ với đam mê của mình đấy.
Vậy là cuộc chiến bắt đầu! Nhưng làm thế nào để “song tu” 2 mảng một cách bài bản đây?
Mình đã mất năm đầu để chắc chắn mình sẽ không tiếp tục theo ngành này nữa mà tập trung phát triển kiến thức cùng kĩ năng để phục vụ kinh doanh và những cuộc thi lớn chọn “hạt giống” của doanh nghiệp. Điều đầu tiên mình bận tâm về 2 thứ:
1. Thời gian:
Làm sao mình có thời gian để học thêm bên cạnh việc học ở trường mà vẫn đảm bảo qua môn và đích đến cuối cùng là ra trường với GPA >= 3.0 (Do các cuộc thi đòi vậy)?
2. Môi trường:
Không có điều kiện, không có thầy cô, mình sẽ tạo môi trường cho mình như thế nào? Làm sao để 1 đứa tự học trái ngành có thể đủ cạnh tranh lại những bạn được đào tạo bài bản?
Về thời gian, mình sử dụng 2 nguyên tắc chính: Pareto (80/20) và đánh giá tính bắt buộc hay không. Năm 2 trở đi mình không có mặt ở lớp nếu không điểm danh và chỉ nhận đề cương rồi về học vì cơ bản mình chẳng đam mê nên không cần thêm kiến thức mở rộng từ thầy cô mà chỉ cần đề cương là đủ điểm, kết hợp với trên mạng để xem 20% quan trọng nhất là cái gì. Hiểu và áp dụng làm bài tập để hấp thụ nhanh nhất cho thể.
Điểm khuyết là mình do không lên trường nên rất ít cơ hội hỏi bạn bè. Tuy nhiên nó cũng tránh được việc quá nhiều thông tin không cần thiết. Đặc biệt trong khi học, luôn chú ý dành thời gian cho những môn có số tín chỉ cao, không được học lại hay học cải thiện vì rất tốn thời gian. Để đạt được 7.0, thực tế chỉ cần 2 - 2.5 tuần ôn luyện kĩ cho một môn bất kì ở đại học. Số thời gian còn lại mình có thể đầu tư vào việc khác. Năm 2 tổng số thời gian mình lên trường để học chỉ có tầm nửa năm, năm 3 còn 1/3 và năm cuối mình gần như nghỉ hoàn toàn chỉ làm tầm 2 tháng cuối cùng cho khóa luận. Tốt nghiệp GPA > 3.0/4.0, đủ như dự tính ban đầu. 
Cơ bản ngành học đại học giống 1 khóa đào tạo ngắn hạn 18 tháng đối với mình. 2 năm rưỡi còn lại mới là đại học thật sự.
Tính mình nó hơi “ngông” một chút, nhưng mình sẵn sàng trả giá cho việc ấy. Mình không muốn nhảy ngành và ra làm cho cty nhỏ, mình muốn dù trái ngành nhưng khi ra trường vẫn cạnh tranh và vào được cty lớn như những bạn đúng ngành.
Mình phải tự set up lịch học như các bạn học chính quy trường kinh tế và tham khảo học liệu mà mấy bạn học. Ngoài ra còn phải tham khảo chương trình nước ngoài để học. Nhiều khi nhìn thấy mấy bạn được học đúng ngành mình tủi thân chịu không nổi. Không hiểu bài, tự đi mà làm quen rồi hỏi người ta, rồi tham gia diễn đàn để hiểu. Đã không ít lần mình cảm thấy cực cô đơn, lạc lõng trong môi trường đang học. Đã không ít lần mọi người hỏi sao Quý Đăng không lên trường, sao Quý Đăng ít xuất hiện quá vậy. Không ít lần mình rơi nước mắt vì vậy, mình cũng muốn lắm, nhưng mình lúc nào cũng cảm thấy chán khi học ở trường cả, đại học như một gánh nặng gì đó mà mình cứ muốn trút xuống, vào lớp học dù một chút thôi đã thấy bức bối, khó chịu, chỉ muốn thoát ra ngay lập tức.
Mình nghĩ, cái lý do để mình hiểu được “mình là ai”, chính là những lúc “mình không phải là mình”
Nhưng chiến lược học sẽ là gì?
Mình đi tìm hiểu giáo trình cả bên UEH và FTU2 thì phát hiện ra nó quá là giáo điều, những phần nâng cao không cần thiết đều được đưa vô làm rối. Vậy nên mình tự học theo phương pháp “IDM 360” – Bạn chưa nghe bao giờ phải không? Dĩ nhiên rồi, vì mình chế ra nó mà =]].
Mình không đọc sách đầu tiên mà bắt đầu với các bài viết về kinh doanh ở nhiều mảng. Sales là thứ đầu tiên mình đọc vì kinh doanh là bán hàng mà phải không? Đọc vài bài, mình ra thêm vài từ khóa, ra thêm vài tên mấy ông kì cựu, tiếp tục mở rộng ra Marketing, HR, Communication, quản lý tài chính, etc. Coi mấy clip về cuộc thi hay hoạt cảnh của FTU2 và UEH cho vui. Coi mấy cuốn inspiring như Cha giàu – cha nghèo, Adam khoo, Do thái, etc. Quá trình này cực kì quan trọng trong phương pháp này vì:
1. Giai đoạn này bạn chưa biết gì hết, bạn cần nạp “khái niệm” vào đầu, nó bao gồm những thứ như mô hình, phương pháp, nguyên lí gì đó (4P, 4C trong marketing chẳng hạn), đọc những bài viết nhiều chủ đề giúp bạn quen với các khái niệm đó. Mấy cuốn sách inspiring cũng giúp bạn nạp “khái niệm” 1 cách dễ dàng. Khi đó giống như trong đầu bạn có nhiều mảnh ghép rời rạc vậy đó.
2. Sau khi bạn đã quen dần với các khái niệm rồi. bạn bắt đầu bằng 1 cuốn giáo trình bất kì. Lúc này, bạn sẽ bất ngờ khi bạn đọc đến đâu là bao nhiêu kiến thức tự động hiện ra rồi ghép ghép lại thành một chuỗi rất logic. Bạn học cực nhanh mà không mất bao nhiêu sức lực.
Bạn có đề ý phần mềm IDM không? Nó tải nhanh vì nó tải nhiều phần 1 lượt rồi ghép lại, chứ không có tải một lượt. “IDM 360” cũng vậy, bạn tích cực tìm nhiều mảnh ghép rời rạc nhất có thể, rồi khi bạn vào giáo trình thì bạn sẽ kinh hoàng khi thấy sao mình “feel like a superman” thế. =]]
Nhờ tự học theo phương pháp đó, mình dễ dàng nắm kiến thức hơn một số bạn đang học bài bản từng chương trong giáo trình. Ngoài ra, kĩ năng problem solving của mình cũng tăng lên đáng kể nhờ tự nghĩ ra những phương pháp để rút ngắn quá trình học lại.
Nhưng mà học không đủ các bạn ạ, để ra trường người ta tuyển, thì mình phải có CV hoành tráng, kinh nghiệm thực tập các thứ chứ ai khi không mà tin bạn giỏi. Thế nên mình làm CV. Làm CV ngay từ năm nhất luôn mới ghê =]]]
Nhưng năm nhất thì có gì mà viết? Đúng rồi, năm nhất chưa có, nên mình “chém” ra, đại loại mình cần giải thưởng, 1 project làm leader, 1 chương trình quốc tế, 1 cv thực tập. Và cái CV này là 1 cái “career plan” cho mình luôn, cứ theo đó thực hiện, thì ra trường là có CV như mong muốn. Và mình nhất quyết phải làm cho được.
Cuối cùng mình đạt được tương đối những “điều kiện cần” :
+ Giải nhì Sáng tạo sinh viên S-ideas của KHTN (Người ta bỏ ra 1 tuần chuẩn bị, mình bỏ ra 1 tháng chuẩn bị, không đi học để làm, mời rất nhiều người tham khảo và “tính toán” cặn kẽ những đối thủ khác không có cách nào ngăn được mình lấy giải)
+ Học bổng chương trình Fulbright Summer School và champion của vài business case study các hội thảo của AIESEC (Những bài viết luận và chuẩn bị dàn ý, dù chỉ có 300 từ thôi, nhưng mình dành ra cả tuần mỗi ngày 8 tiếng để suy nghĩ và chỉnh sửa, đến khi nào mình nghĩ nát cả óc mà không thể chỉnh được nữa thì mới submit. Đơn giản, vì mình không cho phép có sự thất bại lần nữa xuất hiện)
+ Thực tập Marketing Analyst của Tiki (Vẫn vậy thôi các bạn, chỉ cần có chiến lược tốt, well-prepared, thì không có gì lọt khỏi được. Ak mà mình đậu là nhờ đạt được mấy giải thưởng trước ấy nhé,:vkhông phải dửng dưng người ta chịu nhận 1 đứa ất ơ trái ngành đâu).
Anh sếp phỏng vấn mình hỏi: “Vì sao em chọn làm nghề này, không giống cái em học”
Mình trả lời: “Dạ tại em đam mê nó”
Ảnh hỏi: “Em chứng minh đam mê đó như thế nào?”
Mình nói: “Những gì nãy giờ em nói với anh, những thứ em đã làm, và sự hiện diện của em trong căn phòng này, nếu không phải là đam mê, thì anh nghĩ là gì?”
Nghĩ lại thì cũng “shock” thật, nhưng mà sau này sếp nói là rất ấn tượng bởi câu đó. Nói “trái ngành” là khuyết điểm, nhưng thật sự là “rất ưu điểm”, nếu bạn chứng minh được thực lực của bạn.
Vậy đó, mình đã nhảy ngành như vậy. Và lúc đi làm chính là năm 4 của mình, mình làm full time và nếu thuận lợi thì khi ra trường đã có 1 năm kinh nghiệm trong “ngành” rồi. Có kém gì người đúng ngành đâu.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024