Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/09/2015 22:09 # 1
triprodota
Cấp độ: 21 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 71/210 (34%)
Kĩ năng: 41/110 (37%)
Ngày gia nhập: 13/09/2014
Bài gởi: 2171
Được cảm ơn: 591
Những kiến thức về mưa bão


KHUYẾN CÁO, HIỆU ỨNG GIÓ NHÀ CAO TẦNG VÀ TRƯỜNG HỢP CẦU TRẦN THỊ LÝ.

Hôm nay tôi có đi qua cầu Trần Thị Lý lúc khoảng 13 giờ chiều, chứng kiến rất nhiều người đi xe máy đứng nấp phía sau của trụ cầu căng dây cáp để tránh những đợt gió cơn bão số 3 đang rít lên rất mạnh. Chiều nay có xem thêm đoạn video ngay tại vị trí này nhiều xe máy ngã, đồ đạc của mọi người bị gió cuốn bay xuống sông. Lúc đi qua cầu, tôi đã cố gắng ra hiệu cho mọi người cứ tiếp tục đi, đừng nên đứng ngay tại vị trí này, nguy hiểm hơn cả việc tiếp tục đi qua cầu.

Tại sao vậy?

Nguyên nhân chính là "Hiệu ứng gió nhà cao tầng" mà hầu hết người dân không hoặc chưa biết. Đây chính là hiệu ứng gây ra khi áp lực gió gặp vật cản lớn sẽ làm cho áp suất các mép của vật cản tăng lên (tuỳ theo diện tích vật cản). Đối với công trình xây dựng, "mép" của vật cản ở đây chính là các cạnh góc nhà đón gió và khuất gió, sê nô và bao gồm cả cạnh tiếp giáp với mặt đất (chân công trình).

Do vậy, tại vị trí mặt đất kể cả mặt đón gió và khuất gió, áp lực thay đổi đột ngột, làm vận tốc gió tăng lên đáng kể. Mặt khác, có 2 luồng gió luôn gặp nhau tại chân công trình (mặt đón gió): một là gió thổi trực diện, hai là gió từ trên cao men theo nhà cao tầng xuống đất. Kết quả của 2 luồng gió này tạo ra hiệu ứng xoáy gió tại chân công trình rất nguy hiểm. Độ nguy hiểm tăng lên khi mặt đón gió và chiều cao công trình, vận tốc gió tăng lên.

Thực tế, hiệu ứng này đã gây ra nhiều vụ người đi đường bằng xe máy ngã khi đi qua ngang các cao ốc Hoàng Anh Gia Lai, Novotel, RiverSide... gặp lúc trời có gió lớn trong những năm vừa qua.

Với cầu Trần Thị Lý, trụ căng dây cáp có kiểu dáng, chiều cao cũng không khác nhà cao tầng là mấy. Do đó, tại phạm vi gần chân trụ căng cáp này xuất hiện hiệu ứng gió nhà cao tầng cũng khá nguy hiểm khi gió lớn. Điều này giải thích tại sao cùng lúc với sức gió như nhau, nhưng cầu Trần Thị Lý thường xuyên xảy ra các vụ xe máy té ngã hơn nhiều so với Cầu Rồng hay cầu Tuyên Sơn.

Vì vậy, qua page này tôi muốn gửi khuyến cáo đến tất cả mọi người những lưu ý sau khi mùa mưa bão đã đến, phòng tránh những nguy hiểm gây ra do hiệu ứng gió này:

1. Không nên hay hạn chế đi xe máy hay dừng xe lại tại các vị trí chân công trình nhà cao tầng rất nguy hiểm. Nếu gặp gió lớn, nên tránh tạm vào những vị trí khác.

2. Đối với cầu Trần Thị Lý, các bạn cũng khuyên mọi người không nên dừng lại tại trụ căng cáp tránh gió, cứ tưởng sẽ đỡ được gió nhưng thực tế lại nguy hiểm hơn. Gặp trường hợp này, nếu đi xe máy, các bạn cứ cho xe chạy bình thường, chậm và giữ chắc tay lái (tốc độ khoảng 20 đến 25km/h, phòng trường hợp có ngã xe cũng không gây nguy hiểm nhiều), chân rà xuống đường để dễ xử lý nếu xe bị ngã. Đồng thời, để giảm bớt lực gió tác động lên người và xe, ta nên cuối người xuống càng thấp càng tốt, và người hơi nghiêng 1 chút về phía hướng gió thổi đến để tạo sự cân bằng trọng tâm khi có lực gió. Trường hợp gặp gió bão lớn, nên đi cầu khác (cầu Rồng, Tuyên Sơn, Sông Hàn...) sẽ bớt nguy hiểm hơn.

 

mua-bao.jpg ​
nguồn : http://huongdan.f1508.com/


Trần Minh Trí  -   Mod Box Góc Tin Học

Email :  triprodota@gmail.com

facbook: https://www.facebook.com/tran.tri.334

Hỗ trợ Cài Win nhanh chóng. tư vấn Mua laptop


 
Các thành viên đã Thank triprodota vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024