Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/04/2018 07:04 # 1
hoanghuydtu
Cấp độ: 32 - Kỹ năng: 24

Kinh nghiệm: 233/320 (73%)
Kĩ năng: 16/240 (7%)
Ngày gia nhập: 09/04/2010
Bài gởi: 5193
Được cảm ơn: 2776
Mong manh Chất lượng, nặng nề Học Phí tại Đại học Đà Nẵng


Câu chuyện chất lượng đào tạo kém tại nhiều trường đại học công lập ở Việt Nam thường được bỏ qua vì xã hội xưa nay vẫn không có mấy chọn lựa nào khác. Hệ thống đại học tư thục, ngoài công lập trong khi đó lại phần nhiều là những trường non trẻ, thiếu bề dày, chưa phát triển được như mô hình ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Vì thế, xã hội ít chú ý thực tế là nhiều đại học công lập, đại học vùng, đại học trọng điểm quốc gia vẫn tiếp tục cách thức đào tạo kém với nhiều tiêu cực học đường trong khi đó lại liên tục gia tăng học phí trong những năm gần đây, chạy theo mô hình lợi nhuận dưới cái mác những chương trình Chất Lượng Cao (CLC). Đại học Đà Nẵng là một ví dụ rõ nét.

DHKT

Đại học Kinh tế - Đà Nẵng

 Sự thật chương trình Chất Lượng Cao (CLC)

Từ năm 2016, báo chí nhiều nơi đã lên tiếng phản ánh về nội dung chương trình Chất Lượng Cao của ĐH Đà Nẵng, cụ thể là ở Đại học Kinh Tế Đà Nẵng sau một đêm “đổi nhãn” biến nhiều chương trình bình thường thành các chương trình CLC (!?) mà không có một cơ sở xét duyệt hay thẩm định cụ thể nào. Lời tuyên truyền liên tục từ đội ngũ tuyển sinh của trường là ĐH Kinh tế Đà Nẵng là đã nhập chương trình đào tạo từ một số đại học danh tiếng trên thế giới nên việc nộp học phí cao gấp đôi (lên mức 17.5 triệu đồng) so với trước đây là thiết yếu. Dù vậy, chẳng bao giờ ĐH Kinh tế Đà Nẵng chỉ rõ ra được đó là những trường nào trên thế giới, dẫu là danh tiếng hay không, hay cụ thể thời gian của các lễ ký kết đó là khi nào. Gần 10 năm trở lại đây, Đại học Kinh tế Đà Nẵng cũng chưa lần nào nhận được cấp phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiếp nhận bất kỳ chương trình tiên tiến hay tài năng hay quốc tế nào. Năm nay, tiếp tục với chiêu bài đó, Đại học Kinh tế Đà Nẵng tăng mức học phí và kể thêm các phụ phí lên mức hơn 10.5 triệu đồng/học kỳ.

Lý do Tự chủ về Tài chính

Khoát lên mình chiếc áo “tự chủ đại học” mà thực ra chẳng có mấy thay đổi ngoài việc không được nhận đầu tư từ Nhà nước và phải tự lo... tài chính, các trường thành viên ĐH Đà Nẵng như ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa đang ra sức nâng học phí từ mức 6 triệu đồng một năm trước đây nhảy phóc lên đến hơn 19,5 triệu đồng hay 21 triệu một năm ở hầu hết các ngành học. Đồng thời, biến tất cả chương trình đại trà qua đêm thành các chương trình CLC nhằm có chính danh trong việc tận thu học phí, bỏ mặc chất lượng. Học sinh không chấp nhận học chương trình CLC này thì sẽ bị đẩy xuống học những ngành không mong muốn, những ngành xưa nay hiếm ra khi ra trường có việc làm như Kinh tế Chính trị, Kinh tế Lao động, Kinh tế Phát triển, Thống kê, ...

Nếu so sánh hai loại chương trình CLC và chương trình đại trà trước đây người ta thấy ngay ĐH Kinh tế chỉ thêm vào chương trình một số tín chỉ tiếng Anh, bố trí sinh viên học ở các phòng có điều hòa mát mẻ thay vì tống sinh viên vào các phòng học “lò nướng” của trường và cứ thế gọi đấy là chương trình CLC, thu học phí ngất ngưỡng,… Một hai năm trước đây là vậy, thế nhưng đến nay khi gần hết sinh viên ĐH Kinh tế Đà Nẵng là CLC thì việc lại phải trải đều ra học cả trong các phòng học kém chất lượng đang trở lại như cũ.Kịch bản này năm nay được rập khuôn bởi ĐH Bách Khoa Đà Nẵng khi lãnh đạo trường này phát biểu rằng “nhiều chương trình đào tạo được thiết kế lại dựa trên các chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới, đã được kiểm định theo tiêu chuẩn ABET”. Tuy nhiên khi tìm hiểu trên website của trường thì không thấy có thông tin nào cho thấy trường này liên kết hay hợp tác với đại học uy tín nào trên thế giới cho các chương trình CLC, chứ nói đến trường đó được kiểm định ABET hay không. Ở cả Việt Nam hiện nay chỉ có Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh là có 2 chương trình đã qua kiểm định ABET. Và chắc chắn, ĐH Bách khoa Đà Nẵng không dám nêu tên đối tác quốc tế nào theo yêu cầu minh bạch thông tin trong tuyển sinh của Bộ Giáo dục vì như thế họ có thể bị nước ngoài khiếu kiện. Phải chăng, thông tin mà trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng đưa ra qua cách thức tuyên truyền lắt léo nhằm lừa người đọc, đánh lận con đen (?!)

Chất lượng Cao thua... Chất lượng thường

Những năm gần đây, người học ở Miền Trung dần nhận ra chất lượng đào tạo và học tập ở ĐH Đà Nẵng không còn như xưa nữa do công tác tuyển sinh ngày càng khó khăn bên cạnh nỗ lực gia tăng tuyển sinh các hệ B của ĐH Đà Nẵng để tăng nguồn thu. Chương trình CLC về thực chất là các chương trình hệ B, tuyển tăng cường để hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động khi lãnh đạo ĐH Kinh tế Đà Nẵng hạ chuẩn đầu vào của CLC so với các chương trình thường khác. Trong khi, một mặt tuyên truyền trên nhiều báo rằng điểm thi THPT phải “ít nhất là 18 điểm” mới có cơ hội vào được ĐH Đà Nẵng thì các nhân viên tư vấn tuyển sinh và lãnh đạo Đại học Kinh tế Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Đà Nẵng lại xác nhận nhiều lần ở các sự kiện tuyển sinh tại địa phương là điểm đầu vào của các chương trình CLC chỉ ở ngưỡng 16 điểm. Mức điểm này thấp hơn so với hầu hết các đại công lập có uy tín nhỏ hơn so với ĐH Đà Nẵng ở hai đầu đất nước và chẳng khác bao nhiêu so với các trường công lập và cả tư thục khác ở miền Trung. Ngịch lý sinh viên học chương trình CLC có trình độ kém hơn sinh viên học chương trình bình thường ở ĐH Đà Nẵng thực ra là có lý cho hướng phát triển chú trọng nguồn thu tài chính trong tương lai tới đây của lãnh đạo ĐH Đà Nẵng.

ĐH Đà Nẵng còn bạo miệng tuyên bố “cam kết 100% sinh viên CLC tốt nghiệp loại Khá có việc làm”. Đến như ĐH FPT với cái bóng hùng hậu của Tập đoàn FPT trước đây cũng chỉ dám cam kết việc làm cho 3 4 khoá đầu, và về sau cũng không đảm bảo được điều đó thì không rõ cơ mang nào mà lãnh đạo ĐH Đà Nẵng có thể tuyên bố vậy. Nhiều phụ huynh và học sinh sẽ vẫn nghĩ ngay rằng đây là cơ hội để ra trường có việc làm ngay, chẳng phải chạy xin đâu xin xỏ, … Tuy nhiên, đây là cái bẫy vô hình mà nhiều sinh viên không nhận ra, bởi lẽ nhu cầu tìm kiếm việc làm ngày càng khó, tìm đúng công việc chuyên môn của mình càng khó hơn thì làm sao có thể đặt niềm tin ở những giảng viên trường công vốn đa phần thụ động và “ngồi chờ” khi nói đến công tác quan hệ doanh nghiệp. Chính vì cái bẫy tương tự mà trong quá khứ ĐH FPT phải bóp chặt đầu ra, dìm điểm sinh viên để xem như vẫn đúng với lời cam kết. Số phận của hàng chục ngàn sinh viên điểm cao vào các ĐH Quốc gia và vùng để rồi mỗi năm hàng ngàn em trong số đó bị đình chỉ học tập, bị cho thôi học theo nhiều lý do từ lâu cũng chẳng phải là đề tài mới lạ gì trên báo chí. Lời cam kết về việc làm của lãnh đạo ĐH Đà Nẵng sẽ tạo ra số lượng lớn các sinh viên thụ động, ngồi chờ nhà trường tìm việc giúp, trong khi con số “biết nói” trong lần kiểm định quốc gia gần đây nhất cho thấy tất cả các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng đều chỉ đạt trên dưới 85% cho số lượng sinh viên ra trường có việc làm. Con số này nhỏ hơn của nhiều trường khác ở Đà Nẵng, Miền Trung cũng như ở hai đầu đất nước. Lời cam kết sẽ được giữ đến đâu sau 4 năm nữa thì không rõ nhưng trước mắt việc “pha loãng chất lượng đào tạo” mà Đại học Đà Nẵng đang làm là một thực tế.

 Phương pháp Đào tạo lỗi thời

Không chỉ dừng lại ở việc cam kết quan hệ đủ số doanh nghiệp để đảm bảo việc làm, lãnh đạo ĐH Đà Nẵng còn tuyên bố 30% khối lượng học tập tại trường là gắn liền với doanh nghiệp. Chỉ cần làm phép tính cơ học thì cần đến ít nhất 40 tín chỉ (trên tổng số 120) gắn với doanh nghiệp để có thể tuyên bố vậy. Chẳng trường nào ở Mỹ hay phương Tây làm điều đó (dù có làm được) và những sinh viên học ở ĐH Đà Nẵng đều biết thực tế khó mà có doanh nghiệp tham gia giảng dạy ở chỉ vài ba môn chớ chưa nói đâu xa.

 

DH Bach Khoa

Đại học Bách Khoa - Đà Nẵng

Để khẳng định thêm cho việc thay đổi và áp dụng những phương pháp đào tạo mới ở trường, Đại học Kinh tế và Bách khoa Đà Nẵng gần đây nhấn mạnh ý là trường đã thành công trong việc áp dụng phương pháp PBL (Project-based Learning) và CDIO. Nhưng kỳ lạ, ĐH Đà Nẵng vẫn chưa phải là thành viên của cả hai tổ chức này trong khi có khá nhiều trường đại học Việt Nam khác đã tham gia, bao gồm cả ĐH Tư thục Duy Tân trên cùng địa bàn thành phố Đà Nẵng. Không có một khoản ngân sách rõ ràng hay mấy buổi tập huấn cụ thể hay những thay đổi chương trình cần thiết cho các phương pháp đổi mới đào tạo này; thế nên, nếu hỏi các giảng viên ĐH Đà Nẵng thì phần nhiều đều chẳng biết các phương pháp đó là gì cụ thể. Chưa được các tổ chức tạo ra các phương pháp đó công nhận việc đã áp dụng nhưng đi đâu lãnh đạo ĐH Đà Nẵng đều nói họ “đã áp dụng thành công”.

 Người học cần phải là “người tiêu dùng khôn ngoan”, học cách tìm kiếm, chọn lọc và đánh giá thông tin để có hiểu biết đúng đắn về những gì một đại học thực sự có thể mang lại, giữa cái đại học đó nói và cái họ thật sự làm. Nếu bạn vẫn tin rằng các chương trình CLC của ĐH Đà Nẵng có đối tác uy tín cụ thể trên thế giới bảo đảm, hay sinh viên CLC của ĐH Đà Nẵng có đầu vào chất lượng tốt hơn thường, hay giảng viên ĐH Đà Nẵng xưa nay rất năng động trong việc kiếm việc làm cho sinh viên, hay ĐH Đà Nẵng đã thành công trong nhiều phương pháp giảng dạy mới PBL hay CDIO dù không cần các tổ chức đẻ ra chúng công nhận, thì thực sự bạn nên đăng ký theo học ở ĐH Đà Nẵng, và xứng đáng để trả cho lãnh đạo trường mức học phí luôn tăng theo từng năm như vậy.

Hải Huỳnh

 



 
Không được phép bỏ link vào chữ ký 
Không Spam link dưới mọi hình thức
Thanks all

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024