Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/02/2017 15:02 # 1
thuynganhb
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 5/20 (25%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 22/07/2016
Bài gởi: 15
Được cảm ơn: 1
Cách khoanh bừa trắc nghiệm môn Hóa thi THPT quốc gia


Cách khoanh bừa trắc nghiệm môn Hóa

Khoanh bừa ở đây không đơn giản chỉ là chọn ngẫu nhiên một đáp án mà không mảy may suy nghĩ gì. Khoanh bừa ở đây là bỏ thêm ra 5s để suy nghĩ để loại bỏ đi tối đa khả năng chọn đáp án sai, tăng tỷ lệ chọn đáp án đúng lên cao nhất đối với một câu hỏi mà mình hoàn toàn không có định hướng gì. Đây sẽ là chiếc phao cứu sinh vô cùng hiệu quả khi mà thời gian làm bài chỉ còn lại 5 phút.

 

Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì làm gì?

Sau đây sẽ là những dạng câu hỏi và các dạng đáp án mà các em có thể tận dụng kỹ năng khoanh bừa trong đề thi, chú ý nhé.

Khoanh bừa một: Loại đáp án khác biệt

Nếu em đã đọc bài viết khoanh bừa môn tiếng Anh, chắc hẳn các em cũng thấy bí kíp khoanh bừa này. Đối với môn Hóa vậy, thậm chí là môn Lý hay Sinh. 

Bốn đáp án đứng cạnh nhau mà một đáp án trả lời một mình một kiểu thì chắc chắn nó sai, quy luật thông thường mà đúng không. Sau khi bỏ ra một đáp án, tiếp tục áp dụng kỹ năng với 3 đáp án còn lại, nếu có thể làm tiếp 1 đáp án nữa thì tỷ lệ trả lời đúng đã là 50%.

Ví dụ:

A. Chu kỳ 4, nhóm IIA ................... Loại thứ hai
B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB .................... Loại đầu tiên.
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA

Một chú ý nhỏ nữa, đáp án mà em loại được đầu tiên lại thường chứa một phần đúng, mặc dù có thể rất nhỏ thôi. Ví dụ ở trên chúng ta loại đáp án C vì nó là chu kỳ 3, vậy khả năng nhóm VIB đúng là rất cao. Xem xét đáp án B và D thì có nhóm VIIIB gần với VIB nhất, vậy có thể chắc chắn hơn 50% rằng đáp án đúng là B. Từ đó tự tin "khoanh bừa" thôi.

Khoanh bừa hai: Dữ kiện xuất hiện nhiều nhất là nó đúng

Trong 4 đáp án thường sẽ có những dữ kiện lặp đi lặp lại. Kinh nghiệm cho thấy dữ liệu lặp lại nhiều nhất thường đúng.

Ví dụ
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Zn(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Trong 4 đáp án này Zn(NO3)2 xuất hiện đến 3 lần và Fe(NO3)3  chỉ xuất hiện 1 lần, vậy khả năng lớn Zn(NO3)2 là dữ kiện đúng và Fe(NO3)3 là phương án sai. Từ đó chỉ còn lại hai đáp án A và B. Tỷ lệ đã là 50%, bất ngờ chưa?

Khoanh bừa ba: Các đáp án có "quan hệ" với nhau thì thường chứa đáp án đúng

Quan hệ ở đây có thể là gần giống nhau, chỉ khác số hoặc chỉ khác dấu. Quan hệ cũng có thể là các đáp án gấp đôi nhau, hơn kém nhau 10 lần. Hoặc trong câu hỏi %, các đáp án cộng với nhau thành 100% thường chứa đáp án đúng.

Khoanh bừa bốn: Kinh nghiệm từ thế hệ đi trước

Kinh nghiệm cho thấy rằng những đáp án sau thường đúng:

  • Với những câu hỏi dạng tính pH, hãy chọn những đáp án mang 1 trong các giá trị sau: 1, 2, 12, 13
  • Nếu bắt buộc phải khoanh bừa mà không thể tìm được sự lựa chọn nào để loại trừ, hãy chọn các đáp án "không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất" (vì mình thấy tỉ lệ trúng các đáp án này thường cao hơn).
  • Các câu hỏi lý thuyết:
    • Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong số chúng thường là đúng
    • Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (ví dụ như một cái khẳng định có, một cái khẳng định không) thì một trong 2 thường là đúng
    • Đáp án có những từ "luôn luôn", "duy nhất", "hoàn toàn không", "chỉ có...", "chắc chắn" thường sai.
    • Đáp án mang các cụm từ "có thể", "tùy trường hợp", "hoặc", "có lẽ", "đôi khi" thường đúng
    • Các câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng.

Trên đây là những kinh nghiệm anh tích lũy được cũng như tham khảo và tổng hợp lại ở một số nguồn khác nhau. Hi vọng với những cách khoanh bừa trắc nghiệm môn Hóa tối ưu này, các em sẽ không bỏ sót từng điểm quý giá nào trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Hãy thêm vào kỹ năng ôn thi thpt quốc gia môn Hóa phương pháp khoanh bừa hữu ích này nhé.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024