Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/02/2016 18:02 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 264/400 (66%)
Kĩ năng: 28/210 (13%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8064
Được cảm ơn: 2128
Dạng câu hỏi trong bài thi IELTS Listening và IELTS Reading (Part 3)


Đến hẹn lại lên, Dethiielts sẽ chia sẻ với các bạn tất cả các dạng câu hỏi trong bài thi IELTS Listening và IELTS Reading. Bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp lại các dạng bài có cả trong hai đề thi, các bạn sỹ tử ôn luyện IELTS chú ý nhé.

1.  Matching features và matching sentence ending phần Reading

Yêu cầu nối, ví dụ giữa các ý kiến khác nhau với tác giả nghiên cứu về một vấn đề hay là nối các câu cuối của các đoạn văn.

“Matching” yêu cầu bạn phải nối một danh sách các ý kiến với “các nguồn” (sources) được đề cập trong bài đọc.

Câu hỏi này sẽ xuất hiện khi thông tin trong bài đọc có đề cập đến ý kiến của nhiều người khác nhau, ví dụ, ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu về cùng 1 vấn đề. Trong phần trả lời, bạn phải ghi kí tự cùng với các số. Có thể các ý kiến sẽ nhiều hơn tên tác giả. Do đó, bạn có thể nối nhiều ý kiến với một tên tác giả. Hoặc ngược lại, bạn có thể trả lời 1 ý kiến với nhiều tác giả.

Đọc hướng dẫn một cách cẩn thận. Tìm tên “các nguồn thông tin” ( tên tác giả) được cho trong bài đọc. Khi định vị được tên rồi, đọc để xem ý kiến người đó là gì. Nên nhớ là thông tin bạn cần luôn có trong bài đọc.

2. Sentence, Summary, Note, Table, Flow- chart completion ( Listening and Reading)

Dạng câu hỏi này không khó để “đánh bại”, vì câu hỏi xuất hiện cùng thứ tự với các thông tin cho trong bài.

Để chuẩn bị tốt cho dạng câu hỏi này bạn nên:

Trước hết, nhớ 2 thao tác quen thuộc: đọc lướt tất cả câu hỏi và gạch dưới từ khoá.

Cố gắng tìm ra thông tin bạn cần.

Nghĩ về hình thức của từ theo đúng ngữ pháp ( ví dụ “writing” trong bài đọc có thể được chuyển thể thành “writes” hay “wrote”)

Trở lại câu hỏi đầu tiên và quyết định thông tin bạn cần đọc để hoàn thành câu.

Tìm ra “địa chỉ” chứa thông tin bạn đang tìm trong bài và đọc cẩn thận.

Từ đồng nghĩa cũng là một yếu tố quan trọng bởi vì câu hỏi thường không lấy “nguyên xi” các từ trong bài đọc.

Đảm bảo các câu sau khi được hoàn thành có ý nghĩa và đúng ngữ pháp.

3. Form Completion ( Listening)

Để chuẩn bị tốt cho dạng câu hỏi này bạn nên:

Trước hết, nhớ 2 thao tác quen thuộc: đọc lướt tất cả câu hỏi và gạch dưới từ khoá.

Cố gắng tìm ra thông tin bạn cần.

Nghĩ về hình thức của từ theo đúng ngữ pháp ( ví dụ “writing” trong bài đọc có thể được chuyển thể thành “writes” hay “wrote”)

Trở lại câu hỏi đầu tiên và quyết định thông tin bạn cần đọc để hoàn thành câu.

Tìm ra “địa chỉ” chứa thông tin bạn đang tìm trong bài và đọc cẩn thận.

Từ đồng nghĩa cũng là một yếu tố quan trọng bởi vì câu hỏi thường không lấy “nguyên xi” các từ trong bài đọc.

Đảm bảo các câu sau khi được hoàn thành có ý nghĩa và đúng ngữ pháp.

4. Diagram label completion ( Reading)

Lựa chọn câu trả lời có khả năng nhất: loại này khó khăn ở chỗ những từ hoặc cụm từ trong câu hỏi khác với những từ trong bài đọc ( do đó bắt buộc bạn phải dùng hết trí lực về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cấu trúc ngữ pháp tương đồng để suy luận ra đại ý câu hỏi).

Điền từ/ hoặc cụm từ: vào giữa hoặc cuối câu, các từ cụm từ thường rất ngắn, được yêu cầu không quá 3 từ.
Để tác chiến hết sức bình tĩnh với từng dạng câu hỏi này, bạn cần chuẩn bị một số “chiêu bài” quan trọng.  Bạn nên nhìn thật kĩ thông tin ghi trên bảng/ biểu đồ/ đoạn văn tóm tắt đã cho và lần lượt làm theo các thao tác: kiểm tra tiêu đề  –  đoán ý chính – dò tìm đoạn văn chứa thông tin đã cho và đối với từng kiểu câu hỏi sẽ có những thủ thuật riêng.

5. Short- answer questions ( Listening and Reading)

Lúc bạn bắt gặp dòng chữ “NO MORE THAN THREE WORDS” đầy khó chịu trong loạt các yêu cầu của bài đọc cũng là lúc bạn gặp phải anh này rồi. Nên nhớ là, bạn chỉ được điền MỘT, HAI, BA và chỉ từ 3 từ trở xuống thôi. Tuy nhiên, đây cũng không phải là yêu cầu “luôn luôn”, tốt nhất bạn nên đọc kĩ yêu cầu trước khi “nhập tâm” vào bài đọc.

Bạn phải ứng dụng cả kĩ thuật skimming lẫn scanning để trả lời các câu hỏi cho kịp giờ.

Lướt nhanh các câu hỏi để hiểu các yêu cầu, và lần lượt:

·         Gạch dưới các từ khoá chứa nhiều thông tin nhất

·         Quyết định thông tin nào bạn cần tìm trong bài đọc

·         Tìm các từ trong câu hỏi ngụ ý nơi nào, người nào để dễ tìm trong bài đọc

·         Đọc cẩn thận để tìm các câu trả lời một cách chính xác khi đã “tìm đúng địa chỉ rồi”.

Bạn phải dùng từ của mình – dù không được yêu cầu viết câu hoàn chỉnh nhưng câu trả lời của bạn phải đảm bảo đúng ngữ pháp.

Nếu không biết nghĩa của bất kì từ nào trong câu hỏi (đừng căng thẳng, lo lắng), theo một cách truyền thống, bạn nên tra từ điển, ghi chú lại và ôn đi ôn lại cho nhớ, có thể hôm sau bạn sẽ gặp lại trong trạng thái vô cùng thoải mái “A, mình biết cái này rồi!”.

Nên nhớ là: câu trả lời của bạn chỉ có thể là một, hai, ba từ, và chỉ 3 từ trở xuống mà thôi. Nếu bạn hoang mang không biết có thiếu hay không, và trả lời những bốn năm từ thì coi như “tiêu luôn” rồi.

6. Plan, Map, Diagram labeling ( Listening)

Bạn được xem một biểu đồ và dán nhãn cho nó với các từ vựng xuất hiện trong bài đọc, hoặc theo từ vựng của mình.

Thông tin trong bài đọc sẽ cùng trật tự với thông tin trong biểu đồ.

Scan bài đọc để tìm thông tin. Trường hợp nhãn dán không được cung cấp thì bạn có thể dùng các từ trong bài đọc.


Nguồn: Dethiielts.com



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024