Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/12/2023 23:12 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 66/240 (28%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2826
Được cảm ơn: 16
10 thực phẩm giúp hồi phục nhanh sau mổ


Người bệnh sau phẫu thuật ăn trái cây có múi, gừng, yến mạch, các loại nấm, mật ong giàu vitamin và khoáng chất tốt cho quá trình hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người sau phẫu thuật hỗ trợ giúp vết mổ nhanh lành, tăng cường sức đề kháng, nhanh phục hồi. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết người bệnh nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, probiotic, có đủ bột đường và chất béo.

Việt quất

Việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid, điển hình là anthocyanin giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do, kháng viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi. Thực phẩm còn chứa vitamin C góp phần tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ.

Gừng

5 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh thường gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trong khi đó, gừng chứa nhiều gingerol - hoạt chất tự nhiên có đặc tính làm ấm bụng, kích thích nhu động ruột, rút ngắn thời gian thức ăn nằm trong dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Gingerol trong gừng chống viêm, kháng virus, hỗ trợ hệ miễn dịch.

Yến mạch

Yến mạch giàu chất xơ tốt cho người mới mổ. Trung bình 100 g yến mạch chứa khoảng 10,6 g chất xơ có tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón do phải uống quá nhiều kháng sinh. Thực phẩm giàu vitamin B1, B2, B3, B6, B9, B12... hỗ trợ tăng cường hiệu suất chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng, ngăn ngừa suy nhược thể chất.

Mật ong

Mật ong làm giảm mức độ viêm trong cơ thể bằng cách kiểm soát nồng độ prostaglandin - hợp chất tương tự như hormone có vai trò thúc đẩy các phản ứng gây viêm.

Mật ong còn làm tăng nồng độ oxit nitric - hợp chất có tác dụng kích thích mạch máu giãn nở, tăng cường lưu thông máu và giảm nhẹ triệu chứng đau. Do đó, chúng có thể được sử dụng bổ trợ sau phẫu thuật để kiểm soát cơn đau.

Trái cây có múi

Cam, chanh, quýt, bưởi, quất rất giàu vitamin C kích thích tổng hợp collagen, chống oxy hóa và kháng viêm để vết thương nhanh lành.

Trái cây có múi hỗ trợ nhanh lành vết thương. Ảnh: Freepik

Trái cây có múi hỗ trợ nhanh lành vết thương. Ảnh: Freepik

Nấm

Các loại nấm giàu protein (chất đạm) và vitamin D. Protein cung cấp các axit amin cần thiết để tế bào tự tái tạo, chữa lành. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hơn 300 con đường trao đổi chất khác nhau ở hầu hết tế bào và mô trên cơ thể.

Nồng độ vitamin D trong và sau thời điểm phẫu thuật càng thấp thì nguy cơ xảy ra biến chứng cao. Nấm kim châm, nấm linh chi, nấm mèo là gợi ý cho bữa ăn lành mạnh.

Sữa

Sữa chua, phô mai giàu protein, canxi, vitamin D, vitamin nhóm B, probiotic. Protein trong sữa là nguồn đạm chất lượng cao, chứa đủ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần, hỗ trợ tái tạo tế bào và phục hồi sau mổ.

Canxi và vitamin D giúp duy trì sức khỏe xương và cơ, quan trọng sau phẫu thuật xương. Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B9, B12) hỗ trợ cơ thể chuyển hóa năng lượng hiệu quả và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Các chế phẩm lên men như sữa chua thường chứa lợi khuẩn đường ruột (probiotic) tốt cho đường tiêu hóa, tăng cường miễn dịch.

Đạm

Đạm từ thịt nạc được cơ thể hấp thụ để chữa lành các tế bào tổn thương sau mổ. Chúng còn giúp cơ thể ngăn ngừa dị hóa cơ bắp (teo cơ) và suy dinh dưỡng protein - năng lượng do kén ăn, ít vận động trong suốt quá trình nghỉ dưỡng hậu phẫu. Tuy nhiên, người bệnh sau phẫu thuật chỉ nên ăn món chứa thịt nạc khi hệ tiêu hóa ổn định.

Rau lá xanh đậm

Bông cải xanh, bắp cải brussels, cải bó xôi có chất chống oxy hóa thuộc nhóm glucosinolate. Glucosinolate có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, giúp cơ thể hồi phục sau mổ. Thực phẩm này cũng nhiều vitamin A, C, E... tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi.

Nước

Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp người bệnh thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố từ dược phẩm, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Trong hai ngày đầu tiên sau mổ, người bệnh nên ăn món như cháo, nước luộc rau, nước ép rau củ... để bổ sung nước.

Bác sĩ Duy Tùng lưu ý trong vòng 24 giờ sau mổ, người bệnh nên ăn sớm, không nhất thiết phải chờ đến khi xì hơi được mới ăn. Trong 1-2 ngày sau mổ, ưu tiên các món lỏng, ăn ít và chia thành 6-8 cữ mỗi ngày. Từ ngày thứ ba sau mổ, bệnh nhân tăng dần lượng thức ăn, chuyển dần sang ăn món mềm, đặc, cứng... thay vì lỏng như ban đầu.

Người không có tiền sử thừa cân béo phì, trong giai đoạn phục hồi vẫn có thể dùng sữa, kem hoặc bơ nguyên chất thay cho loại tách béo. Nếu có biểu hiện chán ăn hoặc kèm theo triệu chứng táo bón cần ưu tiên dùng món giàu năng lượng, chất xơ và dễ nhai nuốt như sinh tố trái cây, hoa quả trộn... Người bệnh cần hạn chế thực phẩm cay, nóng, chế biến sẵn, món chứa quá nhiều đường và muối.

Kim Thành




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024