Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/07/2023 09:07 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
SINH VIÊN Y HỌC BAO LÂU LÀ "ĐỦ"?


Mình từng nghĩ rằng “sống sót” qua 1 ngày là quá đủ. Ờ thì nó cũng đúng đấy! Nhưng khi lịch thi hay deadline ập đến, bạn vào thế bị động và sẽ luôn nghĩ về nó. Có rất nhiều vấn đề để chuẩn bị và khi việc chuẩn bị mọi thứ trong 1 khoảng thời gian ngắn thì chắc chắn sẽ không bằng việc lên lịch và chuẩn bị cho nó 1 cách khôn ngoan nhỉ?

Vậy mình học một ngày bao nhiêu tiếng là đủ?

Thực ra nó dựa vào cách học của chính bản thân mình.

NGHIÊN CỨU CHO THẤY

Hầu hết chúng ta học 3-4h/ngày. Con số này với 1 số người là đủ, số khác lại cho rằng quá ít. Một nghiên cứu khác cho thấy phần lớn những học sinh/ sinh viên top đầu sẽ học từ 6-8h/ngày, nhưng cũng không có minh chứng thực sự cho việc học trên 8h sẽ hiệu quả. Nói chung, học bất cứ thứ gì trên 8h cũng không hề hiệu quả!

TẠO CHO BẢN THÂN MỘT KẾ HOẠCH HỌC TẬP?

Điều gì làm nên 1 lịch học tốt? Sự cân bằng. Một lịch học linh hoạt mà vẫn chi tiết, thực tế, áp dụng được nhiều phương pháp học phù hợp. Đây là một số cách để giúp bạn xây nên 1 lịch học của riêng mình

BƯỚC 1: BIẾT ĐƯỢC CÁCH HỌC PHÙ HỢP

Điều đầu tiên của đầu tiên khi bước vào quá trình học bất kì thứ gì đó chính là hiểu bản thân trước. Bạn là người học theo hình ảnh hay thực hành? Bạn học tốt hơn vào buổi sáng hay tối? Bạn làm gì trong khi nghỉ ngơi? Bạn có dùng flashcard hay mindmap hay bút highlight? Có nhiều bài test để biết được cách học của mình.

Bộ 18 câu hỏi được nghiên cứu bởi IDRlabs, giúp bạn rõ hơn về cách học của mình.

Một khi bạn đã hoàn thành bước này, mọi thứ sẽ trơn tru hơn rất nhiều. Bạn sẽ học nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, đỡ mệt mỏi và stress hơn.

Tuy nhiên tâm lý con người sẽ cảm thấy muốn tự thưởng sau khi đã học được một thứ gì đó. Bạn sẽ muốn làm điều mình muốn sau khi học 1 set tuy nhiên nó sẽ khiến bạn bị cuốn vào sở thích cá nhân mà bỏ lại việc học đấy! Điều đó dẫn đến bước 2

BƯỚC 2: NHẬN BIẾT ĐIỂM YẾU BẢN THÂN

Biết thứ gì khiến mình sao nhãn nhất? Bạn có học được ở nơi đông người? Bạn có học tốt hơn khi nghe nhạc? Có ai xung quanh để giúp hay bạn tự giải quyết vấn đề? Bạn có thấy việc sử dụng điện thoại làm giảm thời gian học của mình?

Điều này không thể tránh khỏi tuy nhiên bạn có thể tận dụng nó để giúp mình tập trung: Thử dùng app để điện thoại vào mode tập trung cho một khoảng thời gian. Chọn một nơi phù hợp cho bản thân như thư viện, quán coffee. Mỗi người đều có thứ gì đó khiến họ sao nhãn, vì vậy thử hỏi xem thứ gì khiến bạn không thể tập trung và giải quyết nó.

BƯỚC 3: LÊN KẾ HOẠCH

Ở 2 bước vừa rồi đã giúp bạn phần nào mường tượng ra được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Tiếp theo hãy chia 24 giờ của mình cụ thể cho từng việc. Bạn học bao lâu một ngày? Bạn nghỉ ngơi bao lâu? Bạn có cần thời gian để đi lại lâu?

Thường mình sẽ giành 2-3h cho khoảng thời gian"nghỉ". Nếu việc lên lịch thời gian cụ thể khó khăn với bạn, hãy thử dùng ap hỗ trợ nhé!

BƯỚC 4: TẠO MỘT THÓI QUEN

Mình thường dành ra 3 tiếng để làm 1 bộ flashcard, nhưng sau vài tuần mình chỉ mất 1 tiếng. Nhờ vậy, 2 iếng còn lại giúp mình dư thời gian để tập thể dục hay xem phim.

BƯỚC 5: BIẾT CHỪNG MỰC

Biết được giới hạn bản thân và tiết kiệm năng lượng để học tốt cho sau đó hơn là ép bản thân, hại sức khỏe mà không học hiệu quả. Mình là người học tốt hơn vào buổi sáng nhưng một lần ôn thi, thấy đứa bạn thân thức khuya đến 2,3h sáng để học, mình thử thức theo và kết quả là sáng hôm sau mình thậm chí không đi đến trường nổi và phải nằm nghỉ cả ngày hôm sau để hồi phục... Còn đứa bạn thì vẫn khỏe như vâm và thức 6h sáng để đi học tiếp...

Hãy nhớ rằng nghỉ ngơi cũng là một phần của quá trình học. Nó không phải là kẻ thù lấy đi sự năng suất đâu! Bạn hơn nữa là một sinh viên Y, đừng bắt bản thân trở thành một cái máy. Sức khỏe, thể trạng và tinh thần luôn đứng trước nhé!

BƯỚC 6: KIÊN ĐỊNH

Các bước trên sẽ không có hiệu quả nếu như bạn không có bước này, sự kiên định và tin tưởng vào bản thân. Điểm số không thay đổi qua 1 đêm, thói quen không hình thành chỉ trong 1 ngày. Vì vậy hãy tin tưởng bản thân đủ giỏi để tạo nên một kế hoạch học tập hiệu quả!

Nếu như qua 1 khoảng thời gian, bạn thực sự nghĩ nó không hiệu quả thì hãy thử quay về bước 1. Tóm lại, hãy phối hợp các phương pháp học, rồi bạn sẽ nhận được thành quả. Đừng lo bạn sẽ dần thấy được sự tiến bộ.

Just trust yourself and trust the process.

Cre: Dr. Bianca




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024