Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/09/2023 17:09 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
“Bị ép hỏi lương bao nhiêu, bạn đáp trả thế nào?” Ứng viên 9x trả lời bằng 2 chữ nhưng được tuyển ngay, quả là người có kinh nghiệm


Thu nhập của một người là vấn đề rất riêng tư. Ứng viên có EQ cao đã khéo léo trả lời để vừa giữ bí mật cho bản thân, lại không làm “bẽ mặt” người hỏi.

 

Trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, các câu hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng là điều không bao giờ có thể bỏ qua. Những cuộc trao đổi này là nền tảng quan trọng để ứng viên và công ty nắm bắt những thông tin quan trọng, quyết định xem đôi bên có phù hợp hay không.‏

‏Bên cạnh đó, nhiều nhà quản lý cũng thích đặt ra những câu hỏi tình huống bất ngờ để kiểm tra khả năng phản ứng nhanh và tư duy logic của ứng viên. Đặc biệt, ở các vị trí yêu cầu nhiều kỹ năng mềm, nhiều ứng viên có kỹ năng chuyên môn vững vàng lại thất bại trong cuộc phỏng vấn vì không giỏi hùng biện. Ngược lại, có người nhanh chóng giành được sự chú ý của công ty với câu trả lời khôn khéo, khả năng thuyết phục và phong thái tự tin.‏

‏Một trường hợp sau đây chính là ví dụ mà mọi người có thể tham khảo.‏

‏Trong một cuộc phỏng vấn, HR đã đại diện công ty để đưa ra câu hỏi như sau: "Nếu mới vào công ty, những đồng nghiệp có thâm niên thỉnh thoảng dò hỏi về tiền lương và thu nhập của bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào trong trường hợp này?" ‏

photo-1695614715415

Ảnh minh họa: Internet

‏Người xin việc đầu tiên trả lời: "Gặp câu hỏi như vậy, tôi sẽ từ chối thẳng thừng, vì công ty nói chung có quy định không được tiết lộ tiền lương cho người khác, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả." ‏

‏Người xin việc thứ hai là một sinh viên vừa ra trường, cô trả lời: "Tôi sẽ tìm cách đổi chủ đề. Dù đồng nghiệp có hỏi về lương thế nào, tôi cũng sẽ chuyển hướng chủ đề sang một lĩnh vực khác. Nhiều lần như vậy, họ sẽ hiểu rằng tôi không muốn trả lời câu hỏi này." ‏

‏Nhà tuyển dụng hỏi thêm: "Nếu họ vẫn nhất quyết dồn ép để cô trả lời thì sao?"‏

‏Nữ ứng viên ngập ngừng, rồi đáp: "Có lẽ tôi sẽ nói ra một con số thấp hơn so với thực tế."‏

‏Nhà tuyển dụng không phản hồi thêm sau câu trả lời này. Họ chuyển hướng sang ứng viên thứ 3, một thanh niên 9x đã có kinh nghiệm 3-4 năm trong nghề.‏

‏Người này đáp: "Thật ra, câu hỏi như vậy là không bao giờ tránh được. Dù lấy lý do gì để khước từ không trả lời, bạn vẫn khó có thể thoát được nếu đối phương có chủ đích dò hỏi cho bằng được. Thậm chí, thái độ từ chối quá kiên quyết còn gây ra tác dụng ngược, để lại phản ứng tiêu cực hơn. Họ có thể nghĩ: ‘Chắc chắn nhận được lương cao nên mới giấu kỹ như vậy’. Đây là một tác động rất bất lợi cho quá trình hòa nhập vào môi trường mới của chúng ta.‏

‏Vì thế, câu trả lời của tôi chính là: Hỏi ngược. Chẳng ai muốn tiết lộ thu nhập cá nhân, chính người hỏi cũng vậy. Khi họ cứ dùng dằng về vấn đề này, tôi sẽ lập tức ‘đá quả bóng’ về phía họ. Nếu họ mặt dày mày dạn hỏi cho bằng được, tôi cũng dùng chiêu ‘cười cười nói nói’ đáp trả. Thái độ của bạn càng tự nhiên thì họ càng khó có thể hằn học."‏

photo-1695614716222

Ảnh minh họa: Internet

‏So với những người khác, nhà tuyển dụng khá ưng ý với cách trả lời của ứng viên này. Sau khi trao đổi, họ quyết định nhận anh vào làm. ‏

‏Khi một đồng nghiệp hỏi về mức lương của bạn, họ chỉ muốn biết bạn có giá trị như thế nào và so sánh với giá trị của chính họ. Dù con số mà bạn nói ra nhiều hay ít thì kết quả cũng không làm hài lòng đối phương, cũng không mang lại lợi ích gì cho chính bạn.‏

‏Không phải tự nhiên mà lương thưởng, thu nhập trở thành một vấn đề nhạy cảm và mang tính riêng tư, tránh trao đổi với người khác. Đặc biệt, không chỉ trong cuộc phỏng vấn, mà cả trong đời sống thường ngày, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau.‏

‏So sánh lương không giới hạn ở một công ty‏

‏Một số công ty có nguồn lực tài chính mạnh, trả lương cho nhân viên cao hơn mức trung bình của thị trường, một số công ty do nhiều nguyên nhân nội bộ nên mức lương không theo kịp mặt bằng thị trường. Có nhiều lý do cho những hiện tượng này.‏

‏Nếu bạn thực sự không hài lòng với tình hình hiện tại, bạn nên đổi công ty. ‏

‏Nếu bạn thực sự không rõ về "giá trị" của bản thân, bạn có thể thử tìm hiểu theo cách sau đây: ‏

‏Một, tận dụng những trang web thông tin việc làm trên nhiều nền tảng tuyển dụng khác nhau. Bạn có thể so sánh mức lương của những vị trí yêu cầu kinh nghiệm, tính chất công việc tương tự để xem thị trường đang diễn biến như thế nào.‏

‏Hai, nộp hồ sơ và đi phỏng vấn thử. Mức lương trong một số thông tin công khai trên mạng thường chỉ nằm ở mức sơ bộ, không chi tiết và thường sẽ có một số sai lệch, có thể thay đổi tùy theo năng lực của chính ứng viên. Do đó, trực tiếp tham gia phỏng vấn mới là cách chính xác nhất để nắm rõ giá trị bản thân. Tuy nhiên, điều này cũng có những hệ lụy, chẳng hạn như trong quá trình xác nhận sơ yếu lý lịch, nếu HR của công ty ứng tuyển liên hệ với công ty bạn đang làm việc để trao đổi, các sếp sẽ biết bạn đang có ý định nhảy việc.‏

photo-1695614716656

Ảnh minh họa: Internet

‏Mức lương cần được bảo mật‏

‏Làm việc cùng một vị trí mà tất cả đều có thu nhập ngang nhau là điều không thường xuất hiện ở hầu hết công ty. Vì thực tế, giá trị mà mỗi người tạo ra là khác nhau, kỹ năng và chất lượng công việc cũng có sự chênh lệch tương tự. Như vậy, lợi ích lâu dài mà mỗi người đem lại cho công ty lại càng khác biệt. Công ty cũng sẽ có sự ưu tiên khác nhau dành cho từng người, bao gồm lương thưởng, đãi ngộ, thu nhập…‏

‏Đồng thời, chính kỹ năng phỏng vấn, đàm phán lương… của mỗi cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến mức lương của bạn. ‏

‏Vì thế, nếu lương không được bảo mật thích đáng, việc các nhân viên so sánh lẫn nhau sẽ tạo tâm lý cạnh tranh, rất bất lợi cho công việc.‏

‏"Tại sao cùng một công việc mà lương của anh ấy lại cao hơn tôi?" ‏

‏"Cậu ta vừa mới vào công ty. Tôi làm ở đây được ba năm rồi. Tại sao lương của tôi lại thấp hơn?"‏…‏

‏Với tâm lý này, không ai hài lòng với ai thì làm sao có thể hợp tác tốt trong công việc? 

*Nguồn: Sohu, Zhihu...

 

 


 

Phương Mộc

Theo Nhịp sống thị trường

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024