Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/08/2016 15:08 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 254/400 (64%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8054
Được cảm ơn: 2114
[Fshare]Khóa luận Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh Thừa thiên Huế và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý


Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm gia tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số ), làm trái đất nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi trong môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động và tìm kiếm những giải pháp để thích ứng thì hậu quả mang đến sẽ vô cùng nặng nề. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gần đây có thêm hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu trong thời gian từ thế kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu đến con người, do vậy thuật ngữ biến đổi khí hậu (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với biến đổi khí hậu hiện đại. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm trung bình khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo dự báo này, cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất cả nước, còn khu vực miền Trung là nơi gánh chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ mà đã trở thành hiện thực rõ ràng đó là người dân địa phương thường xuyên phải gánh chịu tác động của các thiên tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc, tố,.Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 503,3 nghìn ha, trong đó hơn 76% diện tích đất chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất cả nước, lượng mưa trung bình hàng năm lớn hơn 2500mm. Mặt khác với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông về phía các huyện đồng bằng ven biển đã thúc đẩy quá trình tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế.



LINK DOWN: http://www.fshare.vn/file/BDMRNO7MCJE3



NGUỒN: luanvan.net.vn

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024