Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/04/2021 20:04 # 1
doduhieu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 34/170 (20%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 10/10/2020
Bài gởi: 1394
Được cảm ơn: 0
Mùa hoa ngô đồng ở Đại nội Huế đang nở rộ đẫm tình


Ngô đồng là cây gì?

Cây ngô đồng ở Đại Nội Huế là loại cây thân gỗ, cao, thường được trồng nhiều ở Trung Quốc và các nước Đông Á. Ở vùng nông thôn, cây còn có cái tên quen thuộc hơn là tơ đồng, bo xanh, bo rừng.
 

Hoa ngô đồng ở Đại Nội Huế rực nở khi nhìn từ trên cao. Hoa ngô đồng ở Đại Nội Huế rực nở khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Instagram

Thân cây nếu được trồng trong điều kiện tốt nhất có thể cao lên đến 16 m. Vỏ cây nhẵn, lá to bản nhưng mọc thưa nên khi ra hoa nhìn rất đẹp. Từ thời nhà Hán, trong vườn ngự uyển của vua chúa Trung Quốc thường trồng rất nhiều cây ngô đồng. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Ngô đồng là cây thân gỗ. Ảnh: VNExpress

Ngoài làm cảnh, cây ngô đồng còn được trồng làm dược liệu và để lấy gỗ. Gỗ có thể làm đàn tranh, đàn thất huyền nhờ tính truyền âm độc đáo. Thân, nhựa cây và cả lá có thể dùng để chữa bệnh trong đông y. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Cây ngô đồng có nhiều tác dụng về dược liệu và cho gỗ làm đàn. Ảnh: VNExpress


Sự tích cây ngô đồng

Thuở xưa, vua Phục Hy có lần nhìn thấy năm sắc sao rơi xuống cụm cây ngô đồng, sau đó có một con chim phượng hoàng đến đó đậu. Chim phượng hoàng vốn là chúa của các loài chim, nên vua tin là cây ngô đồng này đã hấp thụ tinh hoa của trời đất.
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Cây ngô đồng thường được gắn liền với hình ảnh chim phượng hoàng. Ảnh: VNExpress

Vua Phục Hy cho người hạ cây, dùng gỗ của nó chế tạo thành nhạc khí. Đoạn giữa của cây có tiếng vừa trong vừa đục, được thợ đem ngâm trong nước suống 72 ngày đêm, sau đó vớt lên phơi khô rồi đem làm thành Dao cầm. Dao cầm đàn lên có thể làm hổ thôi kêu, vượn nghe nín hót. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Hoa ngô đồng nhuộm hồng cả một khoảng trời. Ảnh: khamphahue

Về sau, trong phong thủy, người Trung Hoa và người Việt thường trồng cây để mong điềm lành, cát tường và tài lộc. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Người Trung Hoa và người Việt thường trồng cây để mong điềm lành, cát tường và tài lộc. Ảnh: khamphahue


Cây ngô đồng ở Đại nội Huế

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có chép rằng, vua Minh Mạng đã cho người sang Quảng Châu - Trung Quốc đem giống cây ngô đồng về trồng. Những cây đầu tiên được trồng ở góc điện Cần Chánh. Sau này, vua sai trồng thêm ở nhiều nơi khác trong vườn ngự uyển. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Cây ngô đồng đầu tiên trồng ở Đại nội Huế được đưa về từ Trung Quốc. Ảnh: VNExpress

Hiện tại, trong Đại nội có 8 cây ngô đồng chỉ mới được trồng thêm trong vài ba mươi năm trở lại đây. Các cây này ở sau điện Thái Hòa, khu vực Tả, Hữu Vu. Trong 8 cây, chỉ có 3 cây cao nhất, đạt 16- 18 m, đường kính nhỏ nhất khoảng 0,7 m. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Hoa ngô đồng nở rộ. Ảnh: VNExpress

Ở một số địa điểm khác như công viên Thương Bạc, Phu Văn Lâu, Tứ Tượng, các lăng tẩm của vua Minh Mạng, vua Tự Đức cũng có nhiều cây ngô đồng, nhưng đều là cây non. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Nhiều du khách đến săn ảnh ngô đồng nở hoa. Ảnh: khamphahue

 


Vẻ đẹp của hoa ngô đồng

Mỗi năm, ngô đồng ở Đại nội Huế nở hoa từ khoảng cuối tháng 2 đến tháng 5 âm lịch. Hoa có màu hồng phớt lan thành tím, khiến cho không gian Hoàng cung đã trầm tĩnh lại thêm phần lãng mạn.
 

Ghé thăm Đại Nội Huế mùa hoa ngô đồng, bạn nhớ chọn áo dài trắng để tôn vinh nét đẹp cổ kính của công trình kiến trúc cổ này nhé. Ghé thăm Đại Nội Huế mùa hoa ngô đồng, bạn nhớ chọn áo dài trắng để tôn vinh nét đẹp cổ kính của công trình kiến trúc cổ này nhé. Ảnh: Instagram

Hiện tại có 2 cây ngô đồng đang nở hoa phía sau điện Thái Hòa, nơi vua ngự triều ngày xưa. Ngoài ra một vài góc trong vườn ngự uyển cũng còn nhiều cây khác đang khoe sắc. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Hoa mọc thành từng cụm. Ảnh: VNExpress

Hoa ngô đồng ở Đại nội Huế nhỏ li ti, nở chụm lại với nhau thành từng cụm, nhìn như phượng múa rồng bay, rất xứng đáng được đứng nơi cung cấm. Vua Minh Mạng cũng đã chọn khắc biểu tượng hoa ngô đồng trên bộ Cửu Đỉnh đặt trước Thế Miếu, là một trong 162 họa tiết ấn tượng. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Từng nụ hoa khi rơi riêng lẻ thường rất bé nhỏ. Ảnh: VNExpress

Giống cây ngô đồng ở Đại nội Huế thuộc chi Firmiana, có điểm nổi bật là hoa đực tạo thành chùm, đài và trục hoa có lông màu tím, mỏng nhẹ như tơ.
 

Mùa hoa ngô đồng Huế rực nở thu hút nhiều nhiếp ảnh gia ghé thăm và lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹpMùa hoa ngô đồng Huế rực nở thu hút nhiều nhiếp ảnh gia ghé thăm và lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp. Ảnh: Instagram

Lúc nở rộ, hoa biến một khoảng trời thành một tấm màn, sắc hồng phấn xen lẫn vớt tím phớt dịu dàng, nhìn đẹp tựa như hoa anh đào vậy. Nhìn từ xa, du khách sẽ có cảm giác từng chùm hoa tựa như đuôi chim phượng hoàng đang nhảy múa, vô cùng kiều diễm. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Thảm hoa tuyệt đẹp trên nền trời. Ảnh: VNExpress

Nếu là cây non, từng chum hoa sẽ nở xen kẽ với lá. Còn nếu cây ngô đồng đã già thì lúc ra hoa lá đã rụng hết, cả cây chỉ còn lại vài chiếc lá non lơ thơ và thảm hoa hồng rực tuyệt đẹp. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Nếu là cây non, từng chum hoa sẽ nở xen kẽ với lá.


Hoa ngô đồng ở Đại nội Huế đẹp nhất vào mùa nào?

Thời gian hoa ngô đồng nở kéo dài đến 4 tháng, nhưng vào khoảng từ tháng 3, 4 âm lịch là đẹp nhất. Lúc này hoa nở đồng loạt, tô đẫm sắc tím cả một góc trời khiến cho không gian đẹp nên thơ hơn. Du khách muốn đến săn ảnh hoa ngô đồng có thể chọn khoảng thời gian này. 
 

hoa_ngo_dong_o_dai_noi_hue
Thời gian hoa ngô đồng nở kéo dài đến 4 tháng, nhưng vào khoảng từ tháng 3, 4 âm lịch là đẹp nhất. Ảnh: Dantri

Tháng 4, 5 cũng là thời điểm Huế đẹp nhất trong năm. Lúc này tiết trời nắng vừa phải, không quá gắt. Lâu lâu có một trận mưa bay bay khiến cho cảnh quan càng thêm lãng mạn.
 

Check in mùa hoa ngô đồng ở Đại Nội Huế. Check in mùa hoa ngô đồng ở Đại Nội Huế. Ảnh: Instagram

Trong hành trình du lịch Huế, nếu ghé qua Đại nội, du khách hãy dừng chân check-in với sắc hoa tim tím của những cây ngô đồng này. 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024