Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/08/2017 13:08 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
GIÁ TRỊ CỦA CHIẾC ĐAI ĐEN


Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một võ sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi võ sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi.
Có một câu chuyện về chiếc đai đen được kể :
Sau một quá trình rèn luyện gian khổ, một người võ sĩ đã đạt được một thành quả nhất định trong môn học. Trong buổi lễ nhận chiếc đai đen người võ sĩ quỳ trước mặt sư phụ :
" Trước khi trao đai đen, con cần vượt qua một bài kiểm tra nữa," sư phụ nói
" Thưa sư phụ, con sẵn sàng," Võ sinh trả lời, chờ đợi một trận đấu tập nữa.
" Con hãy trả lời câu hỏi của ta: Đâu là ý nghĩa thực thụ của chiếc đai đen?"
" Đó là đích đến, là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của con," võ sinh trả lời.
Người thầy không mong đời và không hài lòng với một câu trả lời như vậy. Ông ta nói, " Con chưa sẵn sàng cho chiếc đai đen. Một năm sau con quay lại".
Một năm sau, võ sinh lại qùy trước mặt sư phụ.
" Đâu là ý nghĩa thực thụ của chiếc đai đen?'
" Đó là biểu tượng của đẳng cấp, là đỉnh cao của môn phái ta," võ sinh trả lời.
Người thầy im lặng hồi lâu, chờ đợi. Rõ ràng ông không hài lòng. Và ông lại nói, " Con chưa sẵn sàng cho chiếc đai đen. Một năm sau con hãy quay lại".
Một năm sau đó, cảnh tượng trên lại lặp lại. Và câu hỏi của người thầy vẫn như cũ, " Đâu là ý nghĩa thực thụ của chiếc đai đen?'
" Chiếc đai đen là biểu hiện sự bắt đầu của con đường phấn đấu không bao giờ có điểm dừng - con đường của kỷ luật, lao động và theo đuổi nhưng chuẩn mực mỗi lúc một cao' - lần này võ sinh trả lời như vậy.
" Đúng vậy, Giờ con đã xứng đáng nhận chiếc đai đen và hãy bắt đầu công việc của con".
Đạt được chiếc đai đen :
Hãy nghĩ về việc mất chiếc đai đen đừng nghĩ về việc đat được nó. Sawaki Kodo, một bậc thầy về Thiền, thường nói “ Giành được gì đó thường là một sự chịu đựng, mất mát và là một sự khai sáng”. Nếu ai đó hỏi về sự khác nhau giữa những võ sỹ trước kia và bây giờ thì có thể nói ngắn gọn như sau : Võ sĩ ngày trước nhìn việc tập luyện như là một sự rèn dũa, lao tâm và mất mát. Họ giành tất cả cho võ thuật và sự luyện tập. Họ từ bỏ gia đình, nghề nghiệp, sự an toàn, danh tiếng, tiền bạc và mọi thứ để khổ luyện nên bản thân mình. Ngày nay, họ chỉ nghĩ về việc được gì “ Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia”, họ tập luyện võ thuật nhưng họ cũng cần tiền, xe hơi, danh tiếng, điện thoại cầm tay và rất nhiều thứ khác mà người khác có.
Thực tại :
Rất nhiều người cũng tự phong cho mình là Võ sư, trưởng phân đường, hệ phái, sự cống hiến của họ theo một góc độ nào đó được xã hội chấp nhận, nhưng họ cũng muốn có tiền bạc, danh tiếng và cuộc sống tốt hơn, họ muốn con cái họ được đặt vào những vị thế trang trọng và vì vậy họ sẵn sàng BÁN giá trị đích thức của họ thành TIỀN. Chính vì vậy giá trị của chiếc đai đen cũng bị biến dạng theo cách suy nghĩ này, giờ đây nhiều người mang trên mình chiếc đai đen nhưng cảm thấy giá trị của nó quá tầm thường so với những gì mình cống hiến, tập luyện. Nhiều võ sinh không cảm nhận nổi giá trị của chiếc đai đen, còn một số người mang trên mình ba, bốn, năm đẳng thì nghĩ rằng : Có chiếc đai đen thật đơn giản.
Lý Tiểu Long đã từng nói : “ Đai chỉ là chiếc dây buộn lưng quần khi tập luyện” , nhưng giá trị của chiếc đai ấy đổi màu theo năm tháng, đổi bằng mồ hôi, nước mắt, nghị lực và cả bằng máu nữa. Hãy trân trọng chiếc đai mình có,hãy nhận màu đai nào khi cảm thấy mình xứng đáng cũng như trao cho ai màu đai nào khi họ xứng đáng.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024