Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/01/2024 22:01 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Kiếm bao tiền một tháng là đủ?


Hồi còn lớp 1, được gia đình cho mỗi sáng 7k ăn sáng, rồi mỗi năm sau đó được tăng thêm vài nghìn. Còn nhỏ chưa biết lạm phát là gì. Chỉ để ý năm nào tiền ăn sáng không tăng là phải làm mặt thật buồn, cho gia đình hiểu ý lâu lâu cấp thêm ít “học bổng”. Thời gian trôi nhanh như muốn giết mình, cũng đến ngày mình bước vào ngưỡng cửa đại học. Không còn là thằng nhỏ đợi phát lương theo ngày, à không phải tự lực tài chính hay gì đâu, chỉ là đổi thành học bổng theo tháng. Chẳng hiểu sao 3 triệu mỗi tháng vào năm 2018 mình thấy nó rất lớn. Một ngày ba bữa ăn, rồi tiền nhà trọ cũng chỉ hơn 2 triệu, dư ra cả cục nhét vào ống heo.
Sau đó không bao lâu, khi đã thích nghi với môi trường sinh viên thành phố, mình biết đi chơi. Và theo đó, tiền cứ thế vơi đi khiến con heo bị thọt cả bụng chứ nói gì tiền dư. Để phục vụ chi tiêu, mình đi làm thêm. Bưng nước, bán bánh mì, dắt xe cả ngày để đổi lấy vài trăm. Lúc này một tháng ngót nghét gần 5 triệu. Bấy nhiêu đó vẫn không đủ. Mình mơ có được công việc lương cao hơn.
Mình luôn nghĩ trong đầu rằng nếu có 10 triệu một tháng chắc đời này an nhàn, có cuộc sống ổn định đến lúc mất đi. Chừng ấy tiền tiêu khi nào cho hết. Đến một ngày mình đạt được thật, hơn 10 triệu một tháng. Nhưng con số đó vẫn không làm hài lòng mình. Mình tự nâng mức sống lên, lúc này biết tập tành đi bar bủng, rồi nào là nước hoa, đồ công nghệ đời mới. Lại một lần nữa, mình muốn có nhiều tiền hơn.
Cho đến khoảng mình trưởng thành, hoặc bị bắt phải trưởng thành. Cuộc sống ép mình phải lựa chọn (có lẽ sẽ kể vào một bài blog khác, cũng không chắc nữa). Mình tìm đến lối sống tối giản. Như một sự cứu rỗi, mình biết tập trung vào bản thân, gia đình thay vì xã hội, những thứ xa hoa ngoài kia. Từ một đứa chẳng biết điểm dừng thì mình đã quay lại chi tiêu như thời sinh viên. Mình dẹp hết thói quen cà phê lêu lõng, gọi những ly cooktail xa xỉ, làm hài lòng những mối quan hệ không cần thiết. Dẹp luôn việc mua đồ chỉ vì thích thay vì công dụng của chúng. Hay thậm chí thẳng tay bỏ những món đồ không sử dụng. Từ chi tiêu hơn 13 triệu / tháng mình giảm còn 7 triệu (3 triệu cho ăn uống, 3 triệu tiền nhà và 1 triệu cho chi phí phát sinh). Vẫn còn nhiều nhỉ? Phải chi được ở ghép trọ với tụi bạn như còn ở đại học.
 "Biết đủ là hạnh phúc"
Có người theo đuổi câu "Phải tiêu xài nhiều thì mới có động lực kiếm nhiều tiền". Ở khía cạnh nào đó thì câu nói ấy vẫn đúng, nhưng thật sự không biết khi nào sẽ gặp bệnh tật, hay điều không may mắn nào đó xảy ra với mình. Chẳng phải nên biết tiết kiệm để dự phòng có phải hơn không. Mình không chê tiền, sao lại chê chứ. The silver bullet của thời đại này mà. Chỉ là nghĩ bản thân phải biết điểm dừng. Một trường hợp cụ thể là trong lúc tìm việc, nếu có công việc vừa lương cao vừa làm mình thích thì quá tốt rồi. Nhưng nếu phải lựa chọn giữa lương cao và cái mình thích chắc phải đắn đo đấy.
Giờ nghĩ lại, hồi trước dùng nhiều tiền như vậy cũng không phải chỉ do mình, có nhiều tổ chức vận hành phía sau. Họ liên tục tiêm nhiễm vào đầu ta những thứ không cần thiết. Một ví dụ điển hình là chẳng biết từ bao giờ, cái máy nghe gọi thông minh của quả táo mỗi tháng 9 luôn được giới truyền thông đẩy lên trang đầu. Xem nó là món quà cho các cặp đôi yêu nhau. Hay buồn cười hơn, chỉ cần tặng, ta có thể trở thành một đôi. Tình yêu, thị trường tiềm năng như thế làm sao bỏ qua được. Chỉ cần vài từ khoá tìm kiếm, cả triệu kết quả về chủ đề bạn trai lương bao nhiêu thì mới đủ tiêu chuẩn? Hay con gái thời nay phải tự chủ, thích gì cũng phải tự mua được. Chúng liên tục tiêm vào đầu ta những câu từ như lương bổng, mua sắm. Càng xem nhiều, tiêu chuẩn ban đầu của ta bị méo mó lúc nào không hay.
Ở thời đại này một người được sinh ra chỉ để tham gia vào bánh răng của tổ chức, làm việc, có sức thì góp sức. Hay những công việc mỹ miều hơn chúng gọi là cống hiến trí tuệ. Tạo ra giá trị càng nhiều thì thu nhập càng cao, cao để mà còn chi tiêu mạnh tay hơn nữa. Cho đến khi ta mệt mỏi, kiệt sức cũng là lúc bọn chúng nghĩ ra một thị trường mới, những người cần chữa lành.
Thử một lần nghĩ lại, cuộc sống hiện tại của ta hay là một tiêu chuẩn ảo được tạo dựng nên, thay đổi theo từng làn sóng truyền thông?

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024