Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/08/2022 07:08 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Vì sao đái tháo đường có thể gây tăng huyết áp?


Đái tháo đường và huyết áp cao là 2 bệnh lý riêng lẻ, độc lập nhưng có mối liên quan mật thiết với nhau. Vậy mối liên hệ giữa đái tháo đường và huyết áp cao là gì? Khi mắc 1 trong 2 bệnh thì người bệnh lại có xu hướng mắc bệnh còn lại. Hai bệnh đều tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ mắc bệnh luôn tăng theo lứa tuổi, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2 lần người bình thường. Cùng tìm hiểu tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp qua bài viết này nhé

1, Đái tháo đường là gì ?

- Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, lượng đường glucose trong máu tăng khó kiểm soát. Nguyên nhân chính là tuyến tụy trong cơ thể tiết ra ít hoặc không tiết ra insulin hoặc tế bào trong cơ thể đề kháng insulin.

– Do sự thiếu hụt insulin, cộng với tính kháng insulin, glucose sẽ quay lại trong máu chứ không được dẫn đi nuôi dưỡng tế bào. Glucose sẽ tích tụ lại trong thành mạch máu trong thời gian lâu dài dần dần làm ảnh hưởng tới rất nhiều tới chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng tiểu đường lên thận, thần kinh, xương khớp, tim mạch, huyết áp cao…

Đái tháo đường có 2 loại chính là:

- Tuýp 1 (tiểu đường không insulin), thường xảy ra ở trẻ em.

- Tuýp 2 (tiểu đường thiếu hụt insulin).

- Một loại đái tháo đường là tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời kỳ phụ nữ mang thai nhưng sẽ biến mất sau khi sinh em bé.

2, Bệnh tăng huyết áp là gì ?

- Tăng huyết áp là một loại bệnh lý tim mạch do tăng áp lực của máu lên thành mạch dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác như suy động mạch vành, nhồi máu não, suy tim,…

- Theo WHO và ISF: Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu >=140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.

- Đa số 90% bệnh nhân tăng huyết áp thường không tìm được nguyên nhân. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị tăng huyết áp khi có các bệnh lý về tim mạch, bệnh nội tiết,..

3, Bệnh tiểu đường có gây tăng huyết áp không ?

- Đái tháo đường và huyết áp cao có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người tăng huyết áp làm cho bệnh tiểu đường phát triển nhanh hơn, dễ dẫn tới biến chứng tiểu đường. Ngược lại, đái tháo đường khiến huyết áp tăng nhanh, khiến tỷ lệ bệnh tim mạch, đột quỵ do tim mạch tăng lên 2 – 3 lần so với người huyết áp cao không mắc tiểu đường.

– Ba yếu tố của bệnh tiểu đường có thể làm tăng huyết áp:

Làm giảm khả năng co dãn của mạch máu.

Tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể.

Thay đổi cách cơ thể quản lý insulin.

– Người bệnh tiểu đường có đường huyết tăng cao làm giảm dưỡng chất Nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, khiến mạch máu bị tổn thương, thu hẹp lại. Về lâu dài, đái tháo đường sẽ gây xơ vữa thành động mạch dẫn tới tình trạng huyết áp tăng cao.

– Người bệnh tiểu đường có biến chứng thận sẽ tiết ra hormone renin làm tăng huyết áp, khả năng lọc máu giảm, lượng máu tăng dẫn đến huyết áp tăng cao.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024