Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/01/2022 16:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
Mô hình thâm nhập thị trường


Mô hình thập nhập thị trường:

 

Một khi công ty quyết định tham gia vào thị trường nước ngoài, câu hỏi mô hình tổn thất là gì? Có 6 mô hình để một công ty tham gia vào thị trường nước ngoài: xuất khẩu, dự án trao tay (turnkey project), nhượng quyền (licencing), chuyển nhượng kèm theo bí quyết kinh doanh (franchising), liên doanh, doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu nước ngoài.

Mỗi hình thức có những thuận lợi và bất lợi. Nhà quản lý cần cân nhắc cẩn thận khi quyết định loại hình sử dụng.

 

1. Xuất khẩu

 Nhiều công ty chế tạo bắt đầu mở rộng toàn cầu bằng xuất khẩu và sau đó chuyển sang hình thức khác để đáp ứng nhu cầu thị trường. Chúng ta xem xét kỹ về kỹ thuật về quy trình xuất khẩu ở chương kế tiếp. Bây giờ chúng ta tiếp cận vào những thuận lợi và bất lợi của xuất khẩu là một phương thức xâm nhập thị trường.

a. Thuận lợi

Xuất khẩu, có hai thuận lợi. Đầu tiên là xuất khẩu tránh chi phí thànhlập doanh nghiệp ở nước sở tại. Thứ hai là xuất khẩu giúp công ty có kinh nghiệm(experience curve) và hiểu biết về kinh tế vùng (location economies). Bằng cách sản xuất sản phẩm ở một địa điểm và xuất khẩu sang một quốc gia khác, công ty có thể đạt quy mô kinh tế (scale economies) từ doanh thu toàn cầu của nó. Đây là những gì mà Sony chiếm lĩnh thị trường TV toàn cầu, và Matsushita chiếm lĩnh thị trường VCR, và những gì mà công ty xe hơi của Nhật thâm nhập thị trường Mỹ.

 b. Bất lợi

Xuất khẩu có một số bất lợi. Đầu tiên, xuất khẩu từ nước nhà có thể khôngthích hợp nếu có địa điểm chi phí thấp ở nước ngoài. Vì vậy, có thể thích hợp chonhững công ty với chiến lược toàn cầu sản xuất ở địa điểm mà có thể phối hợp các điềukiện sản xuất tốt nhất để tạo giá trị và xuất khẩu đến một nơi khác. Nhiều công ty điện tử của Mỹ di chuyển nhà máy đến vùng cận đông ( Far East) vì chi phí thấp, và khả năng lao động cao ở đó. Sau đó họ xuất khẩu đi khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ.

Nhược điểm thứ hai là xuất khẩu với chi phí vận chuyển cao làm cho sản phẩm không kinh tế, đặc biệt là sản phẩm khối lượng lớn. Cách tốt nhất với các sản phẩm khối lượng lớn (bulk products) là sản xuất ngay tại vùng. Chiến lược này khuyến khích các công ty thấy rõ tính kinh tế từ qui mô sản xuất và đồng thời với giới hạn chi phí vận chuyển. Ví dụ nhiều công ty đa quốc gia về hoá chất sản xuất sản phẩm của họ trong vùng và phục vụ nhiều quốc gia tại một nhà máy.

Nhược điểm thứ ba là thuế làm cho không kinh tế, và sự đe doạ của hàng rào thuếcủa quốc gia làm cho xuất khẩu chịu nhiều rủi ro. Quốc hội Mỹ áp dụng thuế cho mặt hàng xe hơi của Nhật dẫn đến nhiều công ty Nhật quyết định xây dựng nhà máy tại Mỹ.

Như chúng ta thấy, năm 1990 hầu như 50% xe hơi bán ở Mỹ được sản xuất tại Mỹ, sovới 0% vào năm 1985.

Nhược điểm thứ tư xuất hiện khi công ty giao hoạt động marketing cho đại lý ở địa phương. Đại lý nước ngoài thường lấy sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và chia phí bản quyền. Trong trường hợp như vậy, đại lý nước ngoài không thực hiện tốt như côngt y làm. Công ty có thể vượt qua điều này bằng cách làm chủ doanh nghiệp tại địa phương để kiểm soát hoạt động marketing tại địa phương. Làm như vậy, công ty có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động nước ngoài.

2. Dự án trao tay

Công ty chuyển về thiết kế, xây dựng và vận hành nhà máy (turnkey plant) là thông dụng trong một vài ngành công nghiệp. Với dự án này, bên nhận đồng ý thựchiện mỗi chi tiết của dự án cho khách hàng nước ngoài, bao gồm cả huấn luyện nhân viên vận hành.

Một hợp đồng trọn gói, khách hàng giữ “chìa khoá” vận hành nhà máy đã sẵn sàng hoạt động - vì vậy gọi là chuyển giao chìa khoá (turnkey). Đây là một phương tiện xuất khẩu qui trình công nghệ sang các nước khác. Dự án trao tay thông dụng nhất trong ngành công nghiệp hoá chất, dược phẩm, lọc dầu và luyện kim, tất cả đều sử dụng công nghệ phức tạp và mắc tiền.

a. Thuận lợi

Yêu cầu bí quyết lắp ráp và vận hành qui trình công nghệ phức tạp, nhưlà lọc dầu, luyện kim, là tài sản có giá trị. Dự án trao tay là cách tạo thu nhập kinh tế lớntừ tài sản. Chiến lược này đặc biệt sử dụng trong trường hợp FDI bị giới hạn bởi luật lệ của chính phủ.Ví dụ, chính phủ của nhiều quốc gia dầu lửa đã xây dựng công nghiệp lọc dầu của chính họ, như là một bước hướng về mục tiêu, giới hạn FDI trong lĩnh vực khai thác và lọc dầu của họ. Bởi vì nhiều quốc gia thiếu công nghệ lọc dầu, họ đã đạtđược điều này bằng dự án trao tay với công ty nước ngoài mà có công nghiệp. Những quan hệ như vậy thường hấp dẫn những công ty bán bởi vì không có những hợp đồng này, họ không có cách để kiếm lợi trên bí quyết có giá trị ở quốc gia đó.

Chiến lược trao tay cũng ít rủi ro hơn FDI. Ở quốc gia có kinh tế và chính trị không ổn định, đầu tư dài hạn công ty có thể chịu tác động rủi ro này.

 b. Bất lợi

Có ba bất lợi tương ứng với chiến lược trao tay.Đầu tiên, công ty tham gia vào hình thức này phải đối mặt với sự quan tâm không lâu dài ở nước ngoài. Điều này có thể bất lợi nếu quốc gia là một thị trường lớn cho sản phẩm của qui trình mà có thể xuất khẩu. Một cách để tránh là giữ một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong dự án được thực hiện bằng dự án trao tay này.

Thứ hai, công ty mà tham gia vào dự án này với công ty nước ngoài có thể tạo ramột đối thủ cạnh tranh. Ví dụ nhiều công ty phương tây đã bán công nghệ lọc dầu chomột công ty ở Saudi Arabia, Kuwait và những quốc gia vùng vịnh khác bây giờ họ lại phải cạnh tranh với những công ty này trên thị trường dầu thế giới.

Thứ ba, liên quan đến điểm thứ hai, nếu qui trình công nghệ của công ty là nguồn lợi thế cạnh tranh, rồi bán những công nghệ này thông qua dự án trao tay thì cũng bán lợi thế cạnh tranh cho đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc thực tế.

 

3. Chuyển nhượng giấy phép

Thoả thuận chuyển nhượng giấy phép là thoả thuận theo đó bên cấp giấy phépđồng ý cho bên nhận quyền sử dụng tài sản vô hình ( intangible property ) trong một thời gian xác định, và bên chuyển giao nhận phí bản quyền từ bên nhận chuyển giao. sở hữu vô hình gồm văn bằng bảo hộ (patent), sáng chế (invention), công thức (formulas),thiết kế (design), quyền tác giả (copyright) và nhãn hiệu hàng hoá (trademark). ví dụ, để tham gia vào thị trường Nhật Bản, Xerox một nhà sản xuất máy photocopy, liên doanhvới Fuji Photo được biết là Fuji Xerox. Xerox cấp giấy phép xeroxgraphic know howcho Fuji Xerox. Ngược lại, Fuji Xerox trả Xerox phí bản quyền bằng 5% của giá bántịnh (net sale price) mà Fuji Xerox thu được từ bán máy photo dựa trên bản quyền củaXerox. Trong trường hợp của Fuji Xerox, giấy phép cấp trong 10 năm, và không được chuyển nhượng cho một bên thứ ba và có thể gia hạn làm nhiều lần. Thoả thuận này giữa Xerox và Fuji Xerox cũng giới hạn Fuji Xerox bán trực tiếp đến khu vực châu ÁThái Bình Dương (Mặc dù Fuji Xerox cung cấp cho Xerox máy photocopy để bán ở  bắc mỹ dưới tên Xerox).

a. Thuận lợi :

Liên quan đến licence quốc tế, người nhận chuyển nhượng cần có đủ vốn để đưa nhà máy vào hợp đồng. Vì vậy, thuận lợi ban đầu của licence là công ty không chịu chi phí phát triển và rủi ro tương ứng với mở thị trường nước ngoài.

Licensing là lựa chọn hấp dẫn cho công ty thiếu vốn để phát triển nước ngoài. Thêmvào đó, licence hấp dẫn các công ty không muốn bỏ nguồn lực vào thị trường khôngquen thuộc hoặc thị trường nước ngoài bất ổn về chính trị. Licence thường được sửdụng khi một công ty mong muốn tham gia vào thị trường nước ngoài nhưng bị cấm vìhạn chế đầu tư. Điều này là một trong những lý do cho sự thanh lập liên doanh FujiXerox .Xerox muốn tham gia vào thị trường Nhật nhưng bị cấm thành lập doanh nghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy Xerox thành lập liên doanh với Fuji và cấp giấy phép cho Fuji sử dụng know how. Cuối cùng, licence thường được sử dụng khi mộtcông ty có bản quyền có khả năng phát triển kinh doanh nhưng không muốn tự thànhlập. Ví dụ, Bell Laboratories của AT&T sáng tạo ra transitor circuit trong thập niên 50, nhưng AT&T không muốn sản xuất transitor, vì vậy công ty cấp licence cho một sốcông ty khác, như là Texas Instrument.

b.Bất lợi: 

Lincence có ba nhược điểm.Thứ nhất , công ty không kiểm soát chặt chẽsản xuất , marketing, và chiến lược mà yêu cầu có kinh nghiệm và kinh tế vùng. Giấy phép liên quan đến người nhận chuyển nhượng tạo lập sản xuất kinh doanh của chính họ.

Điều này giới hạn khả năng của công ty nhân ra kinh nghiệm và kinh tế vùng bằng cách sản xuất sản phẩm ở một nơi tập trung. Vì vậy, khi những vấn đề kinh tế này làquan trọng, licence không phải là cách tốt để mở rộng thị trường nước ngoài.

Thứ hai, cạnh tranh trên thị trường thế giới có thể yêu cầu một công ty phối hợp chiến lược xuyên quốc gia bằng cách sử dụng lợi nhuận kiếm được ở một quốc gia để hỗ trợ cạnh tranh với đối thủ khác. Licence giới hạn khả năng này của công ty. Một chuyển nhựơng giấy phép không cho phép công ty công ty đa quốc gia sử dụng lợi nhuận để hỗ trợ hợp đồng chuyển nhượng khác nhau ở một quốc gia khác.

Vấn đề thứ ba,liên quan đến lý thuyết kinh tế của FDI. Điều này rủi ro tương ứngvới chuyển nhượng Know how cho người nước ngoài Know how kỹ thuật hợp thành lợithế cạnh tranh căn bản của công ty đa quốc gia. Hầu hết công ty mong muốn duy trì sự kiểm soát việc sử dụng Know how vàmột cộng ty nhanh chống mất kiểm sát công nghệ chuyển giao. Nhiều công ty đã có khiếm khiết khi nghĩ rằng họ có thể duy trìkiểm soát Know how trong khuôn của hợp đồng licence. Ví dụ: Công ty RCA cấp licence cho một số công ty Nhật Bản về sản xuất TV màu bao gồm cả Sony, Natsushita. Công ty Nhật nhanh chóng hấp thụ công nghệ, cải tiến nó và sử dụng để tham gia vào thị trường Mỹ.

 

4. Liên doanh

Liên doanh là sự thành lập của một công ty do sự liên kết giữa hai hay nhiều công ty độc lập khác. Ví dụ, Fuji-Xerox thành lập liên doanh giữa hai hay nhiều công ty độc lập khác. Ví dụ, Fuji-Xerox thành lập liên doanh giữa Xerox và Fuji Photo. Thành lập liên doanh với nước ngoài là hình thức phổ biến để thâm nhập thị trường mới. Liên doanh phổ biến nhất là đầu tư 50/50, thoe đó có hai bên mỗi bên đóng góp 50% vốn (trường hợp của Fuji-Xerox) và hình thành đội ngũ quản lý để chia quyền quản lý. Tuynhiên, với một vài công ty có vốn góp ít hơn vì vậy quyền quản lý cũng nhẹ hơn.

a. Thuận lợi:

Liên doanh có một số thuận lợi. Đầu tiên, công ty có lợi ích từ kiến thức của đối tác địa phương về điều kiện cạnh tranh ở nước sở tại, văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống chính trị, và hệ thống kinh doanh. Vì vậy đối với nhiều công ty Mỹ, liên doanh với công ty Mỹ cung cấp bí quyết công nghệ và sản phẩm và công ty địa phương cung cấp kiến thức marketing và kiến thức về địa phương cần cho sự cạnh tranh tại quốc gia đó. Đây là trường hợp của Fuji-Xerox. Thứ hai chi phí phát triển và rủi ro mở thị trường nước ngoài cao, một công ty có thể thu lợi bằng cách chia sẻ những chi phí và rủi ro này với đối tác địa phương. Thứ ba, ở nhiều quốc gia, cân nhắc về chính trị thì tạo lập liên doanh là phương thức khả thi nhất đẻ thâm nhập thị trường. Đó là trường hợp của Fuji-Xerox.

Nghiên cứu đề nghị liên doanh với đối tác địa phương đối mặt với rủi ro thấp của sự quốc hữu hóa hoặc hình thức can thiệp khác của chính phủ.

b. Bất lợi: mặc dù có những thuận lợi này, có ba bất lợi chủ yếu của liên doanh.

Đầu tiên, với licence công ty có thể tham gia vào liên doanh giảm rủi ro bằng việc kiểm soát công nghệ đối với đối tác. Liên doanh giữa Boeing và tập đoàn của công ty nhật để xây dựng Boeing 767 tăng mối lo ngại là Boeing chuyển giao công nghệ máy bay dân dụng cho nhật bản một cách không cố ý. Tuy nhiên, liên doanh đã cho thấy giảm rủi ro này.Một lựa chọn để sử quyền sở hữu cao trong liên doanh. Điều này cho phép khống chế đối tác vượt quyền kiểm soát công nghệ, nhưng cũng có khó để tìm đối tác nước ngoài chịu sở hữu cổ phần thấp.

Bất lợi thứ hai là liên doanh không mang lại quyền kiểm soát chặt chẽ các công ty con để có thể nhận ra đường cong kinh nghiệm và kinh tế vùng. Không mang lại cho công ty sự kiểm soát chặt chẽ các công ty con nước ngoài sẽ không khuyến khích sựhợ p tác toàn cầu để chống lại các đối thủ. Xem xét trường hợp của Texas Instrument( TI ) thâm nhập vào thị trường bán dẫn của Nhật Bản. Khi TI thành lập nhà máy ở Nhật, nó không làm như vậy cho mục đích kiểm soát thị phần sản xuất của Nhật và giới hạn tiền mặt sẵn có cho thâm nhập thị trường toàn cầu của đôi bên. TI tham gia vào sự phối hợp toàn cầu. Để đáp ứng chiến lược này, công ty con của TI ở Nhật chuẩn bị nhận sự hướng dẫn của văn phòng chính liên quan đến chiến lược cạnh tranh. Chiến lược này cũng yêu cầu công ty Nhật chịu lỗ nếu cần thiết. Ít đối tác của liên doanh sẽ chấp nhận tình huống này bởi vì họ không muốn bị lỗ. Vì vậy để thực hiện chiến lược, TI tạo doanh nghiệp 100% vốn của mình.

Bất lợi thứ ba là tỷ lệ vốn góp có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp quyền kiểm soát giữa công ty đầu tư nếu mục tiêu của họ bị thay đổi, hoặc nếu đưa ra ý kiến khác về chiến lược công ty. Theo Tony Kobayashi là chủ tịch của Fuji-Xerox, nguyên nhân ban đầu là cả Fuji Photo và Xerox chấp nhận mối quan hệ nối dài (arm’s lengthrelationship) với Fuji-Xerox, đưa cho nhà quản lý tự do xác định chiến lược của họ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy mâu thuẫn về chiến lược và mục tiêu thường phát sinh trong liên doanh, những mâu thuẫn này có khuynh hướng gia tăng khi liên doanh giữacác công ty khác quốc gia, và thường dẫn đến chấm dứt liên doanh. Những mâu thuẫnnày có khuynh hướng căng thẳng làm giảm tương quan quyền lực của các bên. Ví dụ: liên doanh giữa một bên nước ngoài với một bên đối tác trong nước, khi kiến thức của đối tác nước ngoài về điều kiệu thị trường địa phương gia tăng qua thời gian, họ ít phụ thuộc vào đối tác trong nước. Điều này làm tăng quyền lực cho phía nước ngoài và dẫn đến mâu thuẫn về kiểm soát mục tiêu và chiến lược của liên doanh.

6. Doanh nghiệp sở hữu toàn bộcủa nước ngoài

Doanh nghiệp sở hữu toàn bộ của nước ngoài là công ty với 100% vốn nước ngoài. Thành lập công ty sở hữu nước ngoài theo hai cách. Công ty có thểtạo lạ p doanh nghiệp mới ở quốc gia đó hay mua lại công ty địa phương và sử dụng công ty này để sản xuất sản phẩm ở thị trường quốc gia đó.

a. Thuận lợi

Có 3 thuận lợi của công ty sở hữu nước ngoài.

 Đầu tiên, khi một côngty có lợi thế cạnh tranh dựa căn bản trên cạnh tranh công nghệ, doanh nghiệp sở hữu nước ngoài là phương thức thâm nhập tốt nhất để giảm rủi ro mất kiểm soát trong cạnh tranh. Nhiều công ty kỹ thuật cao thích phương thức này. Thứ hai, doanh nghiệp sở hữu toàn bộ của nước ngoài mang cho công ty kiểm soát chặt chẽ hoạt động cần thiết để tham phối hợp chiến lược toàn cầu. Thứ ba, doanh nghiệp sở hữu toàn bộ của nướcngoài có thể yêu cầu công ty cố gắng nhận ra đường kinh nghiệm (khi công ty áp dụngchiến lược toàn cầu và chuyển đổi). Như chúng ta thấy trong chương 10, khi áp lực chi phí căng thẳng, có thể có lợi cho công ty đưa ra chuỗi giá trị để tối đa hóa giá trị gia tăng ở mỗi giai đoạn.

Vì vậy, một công ty con có thể chuyên môn hóa sản xuất chỉ một bộ phận của dây chuyền sản xuất hoặc một linh kiện của thành phẩm, trao đổi kinh nghiệm với các công ty con khác trên toàn cầu. Thành lập hệ thống sản xuất toàn cầuyêu cầu mức độ kiểm soát cao sản xuất của mỗi cơ sở. Hoạt động khác nhau đượcchuẩn bị để chấp nhận quyết định sản xuất như thế nào. Bởi vì người nhận giấy phép hoặc đối tác liên doanh không thích chấp nhận vai trò phụ thuộc, thành lập doanh nghiệp sở hữu toàn bộ của nước ngoài là cần thiết.

 b. Bất lợi

Mặt khác, thành lập doanh nghiệp sở hữu toàn bộ của nước ngoài là phương đắt giá nhất. Công ty phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro khi tạo lập doanh nghiệp nước ngoài. Những rủi ro này liên quan đến học kinh doanh ở một nền văn hóa mới.

Nguồn: Quantri.vn (Biên tập và hệ thống hóa)



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024