Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/06/2013 08:06 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
BẾ MẠC FESTIVAL DI SẢN QUẢNG NAM LẦN THỨ 5 VÀ CHUNG KẾT CUỘC THI HOA HẬU CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM LẦN THỨ 3: Ấn tượng đất và người Quảng Nam


 Vẻ đẹp phụ nữ các dân tộc Việt Nam

* Hoa hậu: Nguyễn Thị Ngọc Anh

* Á hậu 1: Lò Thị Minh; Á hậu 2: Nguyễn Thị Loan

(Cadn.com.vn) - Cùng với đêm giã bạn với Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V, chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần 3-2013 cũng đã diễn ra tại TP Hội An.  62 thí sinh (2 thí sinh không tham gia cuộc thi vào giờ cuối có lý do), đại diện 20 dân tộc anh em 39 tỉnh, thành phố cả nước tham gia. 8 gương mặt đại diện "chủ nhà" Quảng Nam lọt vào vòng chung kết là Hồ Hoàng Trâm Anh (19 tuổi, SV Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng), Đoàn Phạm Diệu Châu (23 tuổi, SV Trường ĐH KHXHNV TPHCM), Đặng Thị Hà (19 tuổi, SV Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng), Nguyễn Thị Khánh Hà (21 tuổi, SV Trường ĐH FPT Đà Nẵng), Lê Nguyễn Minh Hằng (20 tuổi, SV Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng), Nguyễn Thị Diễm Hạnh (23 tuổi, SV Trường ĐH Tài chính Ngân hàng), Trương Thị Ngọc Oanh (19 tuổi, SV ĐH Sư phạm TPHCM, cùng dân tộc Kinh) và TS Alăng Thị Pari (20 tuổi, SV Trường ĐH Văn hóa TPHCM). Trong đó, đặc biệt là TS Alăng Thị Pari, một đóa hoa rừng người dân tộc Cơ Tu, chưa bao giờ xuất hiện trong bất kỳ cuộc thi nhan sắc tầm quốc gia nào. Một TS TP Đà Nẵng vào vòng chung kết là Đặng Thị Lệ Hằng (20 tuổi, SV Trường ĐH Công nghiệp TPHCM).

 

Các người đẹp nhận danh hiệu Hoa hậu, Á hậu 1 và 2.

BTC đã chọn ra 6 gương mặt điển hình trong số 62 TS gồm: Nguyễn Thị Ngọc Anh SBD 04 (20 tuổi, dân tộc Kinh, đến từ Thanh Hóa), Đặng Thị Hà SBD 14 (Quảng Nam), Trần Ngọc Nguyên Khánh SBD 27 (25 tuổi, dân tộc Kinh, đến từ Lâm Đồng), Nguyễn Thị Loan SBD 30 (23 tuổi, dân tộc Kinh, đến từ Thái Bình), Lò Thị Minh SBD 33 (20 tuổi, dân tộc Xin Mun, đến từ Điện Biên) và Phạm Thanh Tâm SBD 48 (23 tuổi, dân tộc Kinh, đến từ Cần Thơ).

Kết thúc cuộc thi, BTC trao danh hiệu Á hậu 2 cho Nguyễn Thị Loan, Á hậu 1 trao cho Lò Thị Minh; Danh hiệu Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ 3 thuộc về  TS Nguyễn Thị Ngọc Anh, đi kèm với danh hiệu là tiền thưởng 100 triệu đồng cùng quà tặng và Bằng chứng nhận của BTC. Bên cạnh đó,  BTC còn trao Danh hiệu người đẹp xứ Quảng cho TS Đặng Thị Hà SBD 14 (19 tuổi, dân tộc Kinh).

Ấn tượng đất và người Quảng Nam

Đêm qua, đêm chia tay lưu luyến Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V diễn ra tại Nhà hát Hội An (TP Hội An, Quảng Nam).

Trong những ngày qua, người dân Quảng Nam và du khách đã có dịp trực tiếp chứng kiến và thưởng thức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và các nước ASEAN, đa sắc, ấn tượng. Từ làn điệu hát Xoan Phú Thọ, ca trù Hà Nội, chầu văn Nam Định, ví dặm Nghệ Tĩnh, đờn ca tài tử Nam Bộ, bài chòi miền Trung, các vũ điệu truyền thống độc đáo của các nước ASEAN, tạo thành bức tranh đa sắc, ấn tượng. Các cuộc hội thảo quốc gia, quốc tế xoay quanh chủ đề "Di sản văn hóa hội nhập và phát triển" thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa, môi trường và cộng đồng. Từ các cuộc hội thảo này đã giúp cho tỉnh Quảng Nam có thêm nhiều kinh nghiệm và những định hướng mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững. Dịp này, tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động phong phú trong "Tuần Văn hóa và phát triển" với khai trương trưng bày và tham quan tháp G tại Mỹ Sơn, Trung tâm du khách Hội An, trưng bày "UNESCO và Quảng Nam - Hợp tác vì văn hóa và phát triển bền vững". Đặc biệt, tháp G Mỹ Sơn được mở cửa đón du khách là bằng chứng sống động cho kết quả hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và tỉnh Quảng Nam đối với công tác nghiên cứu, nâng cao năng lực quản lý, đào tạo trùng tu di tích.

 

BTC trao Bằng khen và quà cho các cá nhân và tập thể.

Hòa chung vào không gian đa sắc màu của Festival, hình ảnh một tỉnh Quảng Nam với bề dày truyền thống văn hóa, với các di sản văn hóa thế giới, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, con người thân thiện và mến khách đã để lại trong lòng bạn bè quốc tế, du khách gần xa những ấn tượng tốt đẹp. "Festival Di sản Quảng Nam" lần thứ V đã tiếp sức cho sự ra đời của nhiều sản phẩm du lịch mới: Không gian nhà Việt, làng du lịch nhà vườn Triêm Tây và Bảo tàng Điện Bàn; Trung tâm du khách Hội An; bãi tắm du lịch Hạ Thanh (TP Tam Kỳ); khu du lịch sinh thái tắm khoáng Phú Ninh, làng du lịch cộng đồng Bhờ Hôồng, Đhờ Rôồng (H. Đông Giang), làng dệt thổ cẩm Zara và đường Hồ Chí Minh (H. Nam Giang). Thông qua giới thiệu các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên tại "Không gian di sản văn hóa Việt Nam-ASEAN" đã làm tăng thêm ý thức cộng đồng về trách nhiệm đối với việc bảo tồn di sản. Qua giao lưu trao đổi, nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di tích di sản đã được đúc kết.

Phát biểu trước lúc chia tay, ông Trần Minh Cả-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: "Festival Di sản Quảng Nam" lần thứ V-2013 thành công là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ban, Ngành; các địa phương, đơn vị trong tỉnh; sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, Ngành T.Ư, đặc biệt là Bộ VH-TT&DL. Thành công này còn thể hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực tài trợ từ cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và cơ quan thông tấn báo chí".

Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V đã khép lại nhưng ấn tượng về Hội An nói riêng, về đất và người Quảng Nam nói chung trong những ngày qua hẳn sẽ khó phai mờ trong lòng du khách.

Trần Tân-H.Hải

Không gian di sản trải dài và lắng đọng

Là một trong những điểm nhấn diễn ra xuyên suốt Festival Di sản Quảng Nam 2013, sau 6 ngày diễn ra triển lãm, sáng 26-6,  tại Vườn tượng Hội An, Chương trình "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam- ASEAN" bế mạc. "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam" với sự tham gia trưng bày của 23 tỉnh, thành phố trong cả nước và 7 nước thuộc khu vực ASEAN nhằm giới thiệu những di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam cùng những hình ảnh sinh động nhất về các di sản ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Không gian Di sản văn hóa Việt Nam-ASEAN được thiết kế bởi 23 nhà cổ bên bờ sông Hoài. Trong đó, 22 không gian di sản văn hóa đặc trưng của Việt Nam và một không gian chung cho các quốc gia ASEAN.

 

Biểu diễn nghề làm đèn lồng Hội An tại Triển lãm.

Đến với triển lãm, du khách được chiêm ngưỡng một không gian di sản trải dài và lắng đọng  từ cực Bắc của Tổ quốc (tỉnh Hà Giang) và kết thúc tại cực Nam (tỉnh Kiên Giang). Với không gian mở, công chúng đã được cung cấp những thông tin cơ bản về văn hóa các vùng đất và một trường liên tưởng về dòng chảy văn hóa dọc dải đất hình chữ S và cả khối ASEAN. Trong khuôn khổ triển lãm, một số lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian tiêu biểu, nghệ thuật truyền thống của nhiều địa phương đã được trình diễn phục vụ công chúng, du khách.  Nhiều chương trình nghệ thuật độc đáo, đa sắc màu của Việt Nam, các nước ASEAN và khu vực  xuyên suốt trong các ngày triển lãm: trình diễn nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, hát xẩm, đờn ca tài tử... Chương trình thu hút hơn 20.000 lượt khách trong nước và quốc tế tham quan.

Lê Anh Tuấn




Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024