Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/04/2024 23:04 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 72/240 (30%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2832
Được cảm ơn: 16
6 điều cần hạn chế và nên thực hiện để tăng đề kháng


Người cao tuổi tránh tắm đêm, thức khuya, đồ uống có cồn và nên uống đủ nước, tăng dinh dưỡng, không ăn thực phẩm lạnh để củng cố miễn dịch.

Theo WebMD , hệ miễn dịch giúp loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân khác gây hại cho cơ thể. Hệ thống này sẽ yếu đi theo tuổi tác, ngoài ra có thể bị tổn thương do bệnh tật, thời tiết, thói quen, do đó cần lưu ý điều chỉnh để tránh ảnh hưởng hệ miễn dịch.

Trong đó, người cao tuổi không nên:

Tắm đêm: Theo Sở Y tế Hà Nam , nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc tắm khuya tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Người huyết áp thấp hoặc huyết áp không ổn định có thể bị thiếu máu não, dẫn đến bất tỉnh hôn mê. Nhiệt độ ban đêm thường hạ thấp cùng nhiệt độ nước tắm không phù hợp sẽ khiến mạch máu bị co đột ngột, gây đột quỵ. Ngoài ra, ở những người có bệnh nền, phụ nữ có thai, tắm đêm có thể gây nhiễm trùng phổi, cảm cúm... Người cao tuổi nên tắm vào buổi sáng, trưa hoặc chiều, tắm nước ấm để nhiệt độ cơ thể luôn ổn định.

Tắm vào buổi đêm có thể tăng nguy cơ đột quỵ, mắc cảm cúm, giảm miễn dịch. Ảnh: PhotoAC

Tắm vào buổi đêm có thể tăng nguy cơ đột quỵ, mắc cảm cúm, giảm miễn dịch. Ảnh: PhotoAC

Thức khuya: Viện Y học Ứng dụng phân tích giấc ngủ giúp cơ thể giải phóng cytokine. Chất này giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, giúp chống nhiễm trùng. Ngoài ra, giấc ngủ còn ảnh hưởng tới hiệu quả của các tế bào T, là tế bào chống mầm bệnh xâm nhập cơ thể. Nếu thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, khả năng miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng, dễ mệt mỏi, mất năng lượng và suy giảm sức đề kháng. Do đó, người cao tuổi nên tạo thói quen ngủ sớm, sắp xếp phòng ngủ thông thoáng, thoải mái để dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.

Uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn: Uống quá nhiều rượu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó khiến cơ thể khó chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Những người nghiện rượu nặng tăng khả năng mắc các bệnh như viêm phổi, lao...

Để cải thiện hệ miễn dịch, người cao tuổi nên uống đủ nước. Nước giúp cơ thể tăng trao đổi chất, loại bỏ độc tố, đồng thời làm mát cơ thể trong ngày hè. Người cao tuổi cần bổ sung 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

Tiếp theo, người cao tuổi nên tránh ăn thực phẩm và nước uống để lạnh. Nhiệt độ thấp khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công. Mọi người nên bảo vệ các tế bào miễn dịch ở đường mũi, họng bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên vệ sinh mũi nếu bị hắt hơi, nghẹt mũi.

Cuối cùng, người cao tuổi cần chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn uống đa dạng, đủ chất. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo người cao tuổi giảm khẩu phần ăn so với thời trẻ, ăn giảm chất đường bột. Người cao tuổi nên ăn nhiều bữa nhỏ, ưu tiên các món từ thực vật như đậu đỗ, rau xanh, hoa quả chín, cá, tôm... Các món nên chế biến mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để phù hợp với hàm răng yếu và dễ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng từ sữa và các sản phẩm có chứa sữa non giúp người cao tuổi nạp thêm dưỡng chất cần thiết hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng hiệu quả. Một số sản phẩm có bổ sung sữa non như sữa Värna Colostrum được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng 1-2 ly mỗi ngày giúp tăng cường đề kháng nhanh và cung cấp đầy đủ nguồn protein, vitamin D, sắt, kẽm cho cơ thể.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024